DN phần mềm đầu tiên cán mốc doanh thu 100 triệu USD
Chiều 13.1, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đã trao bằng khen cho FPT Software vì những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành công nghệ phần mềm, góp phần đưa VN vào bản đồ công nghệ thế giới.
Công ty này cũng đã nhận được bằng khen của Bộ Khoa học Công nghệ ngay trong lễ kỷ niệm 15 năm ra đời.
Mức tăng trưởng bình quân của FPT Software trong năm 2004-2013 là 49% về doanh thu và 43% về lợi nhuận. FPT Soft đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam cán mốc doanh thu 100 triệu USD với hơn 5000 nhân viên…
Trong năm 2013, công ty này đã giành được hợp đồng chuyển đổi các ứng dụng trên nền công nghệ Sharepoint cho Chính phủ Singapore, có trị giá tới 1 triệu USD; hợp tác chiến lược trong lĩnh vực phát triển phần mềm với Tập đoàn Recuit Technologies, Nhật Bản – Đây cũng là bản ghi nhớ có giá trị lớn nhất trong lịch sử FPT. Ngoài ra, là đạt được việc thành lập liên doanh BPO đầu tiên tại khu vực ĐNÁ với Agrex, Nhật Bản…
Video đang HOT
Trong năm 2014, FPT Software sẽ tuyển dụng thêm 2500 nhân viên mới để mở rộng quy mô và đào tạo kỹ sư cầu nối đang thiếu hụt trầm trọng ở Việt Nam. Các kỹ sư này sẽ đóng vai trò người trung gian giữa bên thuê và người thực hiện công nghệ, vượt rào cản ngôn ngữ, văn hoá, đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc.
Theo LĐ
Chế tạo máy bay không người lái
Trước khi đến Trung tâm Khí cụ bay thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển (Viettel), chúng tôi hình dung các cán bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) ở đây là những người đã nhiều tuổi, quân hàm, quân phục nghiêm chỉnh. Khi đến trung tâm thì thực tế không phải như vậy. Trước mắt chúng tôi là tập thể cán bộ KH và CN còn rất trẻ, tuổi đời trung bình mới ngoài ba mươi, mặc thường phục như cán bộ các viện nghiên cứu dân sự. Nhiều người trong số họ được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Tuy trung tâm mới thành lập cuối năm 2011, nhưng những kết quả nghiên cứu bước đầu của các nhà KH và CN ở đây thật đáng khích lệ.
Mô hình máy bay không người lái tại Trung tâm Khí cụ bay.
Vô cùng ngạc nhiên, chúng tôi đi hết chỗ này đến chỗ khác để ngắm nhìn các mô hình máy bay không người lái có thể bay xa hàng chục km, và có thể vừa bay vừa truyền tín hiệu hình ảnh về trung tâm chỉ huy.
ại tá ỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm chỉ vào chiếc máy bay không người lái VT-Patrol và cho biết: "ể phù hợp với địa hình bay, chúng tôi đã chọn mầu cho chiếc máy bay này là xám bạc. Vỏ của máy bay được làm bằng vật liệu com-pô-dít bảo đảm độ bền và nhẹ".
Máy bay VT - Patrol có kích cỡ sải cánh hơn 3 m, chiều dài hơn 3 m, nặng gần 30 kg, có thể bay với tốc độ 100 km/giờ, bán kính cự ly truyền hình ảnh theo thời gian thực trong vòng 50 km; ghi lại hình ảnh trên thực địa bằng ca-mê-ra quay hồng ngoại và có thể nhận dạng mục tiêu trong khoảng cách 600 m. Loại máy bay này được nghiên cứu, sản xuất phục vụ cho công tác trinh sát chiến dịch, chiến thuật, có thể trang bị cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn trở lên, hoặc các căn cứ Hải quân.
ại tá ỗ Văn Lập kể, ngoài các cuộc thử nghiệm bay ngắn tại sân bay, Trung tâm còn thử nghiệm với những chuyến bay dài. ầu năm 2013, vào đúng đợt rét đậm, chúng tôi đã thực hiện chuyến bay thử với cự ly 100 km. Các nhà KH và CN của trung tâm phải chia thành nhiều nhóm nằm dọc đường bay của máy bay không người lái. Cứ 10 km bố trí một nhóm. Mỗi nhóm được trang bị ống nhòm, máy tính và thiết bị chuyên dụng để quan sát máy bay có bay đúng lộ trình hay không. ồng thời kiêm luôn cả việc xử lý tình huống trên hiện trường nếu máy bay gặp sự cố.
Theo các nhà khoa học thuộc trung tâm, để thiết kế, chế tạo được thiết bị bay không người lái, họ phải giải quyết ba bài toán phức tạp. Thứ nhất, giải bài toán định vị và dẫn đường làm cơ sở cho việc có thể tự động, điều khiển bay hay không. Thứ hai, thu thập và xử lý thông số bay phục vụ hiệu chỉnh các tham số của hệ thống điều khiển nhằm làm cho hệ thống tương thích với các đặc tính động của máy bay, nếu không khi bay thử sẽ bị rơi rất nhiều. Thứ ba, chính là mỗi lần bay thử. Vì thiết bị mới bay lần đầu cho nên mọi công tác phải chuẩn bị thật chu đáo: chọn địa điểm bay thử, tuyến bay, tổ chức theo dõi, ứng phó tình huống khẩn cấp,...
Với yêu cầu cao của một thiết bị quân sự, việc bay thử đòi hỏi phải thu thập được thông số chính xác về tính bay, tính điều khiển được và độ bền kết cấu, nhất là đánh giá khả năng chịu đựng của đôi cánh, các thông số khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm khác nhau. Từ những thông số này, các nhà KH và CN lại tổng hợp, phân tích để đưa ra các phương án cho cấu hình khí động và kết cấu máy bay hoàn thiện hơn.
ó là những bài toán lớn, còn đối với những thiết bị bay cụ thể, các nhà KH và CN phải giải được bài toán xác định các góc trạng thái của máy bay để tìm ra các tham số định vị; giải bài toán ước lượng tối ưu bằng sử dụng bộ lọc kalman mở rộng (nhân tố quan trọng cho việc thiết kế được hệ thống tự động điều khiển bay hay không). Với việc giải được các bài toán khó nói trên, thiết bị bay của Viettel thỏa mãn được yêu cầu bảo mật cao, giảm thấp nhất khả năng can thiệp ngoài ý muốn (chiếm quyền điểu khiển để cướp máy bay, hay đánh cắp dữ liệu truyền...).
Nói về định hướng hoạt động lâu dài của Trung tâm Khí cụ bay, ại tá ỗ Văn Lập cho biết: ịnh hướng sản phẩm của Viettel chính là sản xuất những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ phục vụ cho công tác quan sát, trinh sát và nhiều mục đích khác nhau trong bảo đảm an ninh đất nước, công tác cứu hộ, cứu nạn, kiểm lâm. Trong thời gian trước mắt, sản phẩm của trung tâm sẽ là các máy bay tầm trung với tải trọng khoảng 100 kg, cho phép mang các thiết bị như hệ thống E/O chỉ thị mục tiêu, ra-đa SAR với cự ly liên lạc tới 200 km. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các mục tiêu bay tốc độ cao tới 700-800 km/giờ phục vụ huấn luyện cho bộ đội phòng không giai đoạn 2014 - 2015.
Theo Nhandan
Phát triển các nguồn gen thành sản phẩm thương mại Tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) về quỹ gen giai đoạn 2001 - 2013 do Bộ KH&CN tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng Chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gen; áp dụng KH&CN về quỹ gen. Đẩy nhanh việc khai thác và phát triển các...