DMC với triển vọng phát triển dịch vụ khoa học kỹ thuật dầu khí
Vừa qua, Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP (DMC) phối hợp cùng Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (IMS-VAST) tổ chức Hội thảo ‘Triển vọng phát triển Dịch vụ khoa học kỹ thuật dầu khí’.
Tham dự Hội thảo có PGS.TS Đoàn Đình Phương – Viện trưởng IMS-VAST, ông Hoàng Trọng Dũng – Tổng Giám đốc, ông Phạm Ngọc Khuê – Phó Tổng Giám đốc, ông Phan Công Thành – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ kỹ thuật (DMC-RT) cùng đại diện lãnh đạo các Phòng Ban chuyên môn IMS-VAST và DMC.
DMC và IMS-VAST ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.
DMC đang thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, tìm kiếm các dòng sản phẩm mới, sản phẩm thay thế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong ngành công nghiệp dầu khí. Bởi vậy, DMC đang cần những đối tác có đủ tiềm lực, kinh nghiệm có thể đồng hành trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, IMS-VAST và DMC đã giới thiệu tổng quan về các lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị, trong đó tập trung vào các loại hình dịch vụ, các sản phẩm tiềm năng mà hai bên đang quan tâm như dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng, chống ăn mòn, xử lý môi trường, các sản phẩm, vật liệu mới được ứng dụng trên thực tế để hỗ trợ cho các loại hình dịch vụ như sơn chống ăn mòn, vật liệu điện tử, công nghệ nano…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Trọng Dũng – Tổng Giám đốc DMC đánh giá cao khả năng hợp tác phát triển giữa DMC và IMS-VAST. Tổng giám đốc DMC Hoàng Trọng Dũng bày tỏ hy vọng với kinh nghiệm thực tế của DMC cùng những nghiên cứu có tính ứng dụng cao của IMS-VAST sẽ bổ trợ tốt cho nhau để đưa ra các giải pháp kỹ thuật, các sản phẩm mới áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ mang lại hiệu quả cao. DMC/DMC-RT sẽ phối hợp cùng IMS-VAST thành lập nhóm nghiên cứu các sản phẩm tiềm năng có khả năng ứng dụng vào thực tiễn với quy mô lớn.
Video đang HOT
Thay mặt IMS-VAST, PGS.TS Đoàn Đình Phương – Viện trưởng cũng thể hiện mong muốn hợp tác lâu dài và sâu rộng với DMC không chỉ trên các lĩnh vực dịch vụ, phát triển các sản phẩm hiện tại mà còn mở ra các cơ hội trong nhiều lĩnh vực mới trong tương lai.
Toàn cảnh hội thảo.
Cụ thể hóa các nội dung tại Hội thảo, tạo cơ sở cho sự hợp tác lâu dài, DMC và IMS-VAST đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác với các nội dung cụ thể: Cung cấp dịch vụ và sản phẩm chống ăn mòn (chất ức chế ăn mòn, chất diệt khuẩn, chất khử H2S; Các vật liệu chống ăn mòn, vật liệu sơn bền ăn mòn, lớp phủ chống cháy…); Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, xử lý môi trường; Cung cấp các dịch vụ đánh giá tính chất vật liệu; Cung cấp các sản phẩm nano xử lý vi khuẩn trong giếng dầu, công nghệ thu hồi các nguyên liệu quý từ xúc tác đã sử dụng trong chế biến dầu mỏ và các sản phẩm và dịch vụ khác là thế mạnh của các bên.
Có thể thấy rằng, việc DMC và IMS-VAST tiến hành hợp tác sẽ trở thành một động lực quan trọng tiến trình phát triển của DMC, đặc biệt sẽ đưa ra các giải pháp hữu ích, các sản phẩm mới mang lại giá trị gia tăng cho các khách hàng, đối tác của cả hai đơn vị.
Theo PetroTimes
VPA, VPI và GAET đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng
Ngày 1/10, tại TP HCM, Hội Dầu khí Việt Nam (VPA), Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) và Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng (GAET) .
Đã có buổi họp thảo luận các vấn đề liên quan đến công tác phối hợp nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vật liệu nanocarbon trong lĩnh vực quốc phòng.
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo của 3 đơn vị, TS Ngô Thường San, Chủ tịch VPA; TS Nguyễn Anh Đức, Viện trưởng VPI; Đại tá Võ Thị Khúc Liên Hoa, Thành viên Hội đồng Thành viên GAET... cùng các thành viên trong đoàn công tác của 3 đơn vị.
Các đại biểu nghe những nội dung báo cáo về công tác nghiên cứu
Tại cuộc họp, TS Nguyễn Hữu Lương, Chuyên gia Lọc - Hóa dầu VPI đã trình bày một số kết quả triển khai định hướng chế biến hiệu quả khí thiên nhiên giàu CO2 thành sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Theo TS Lương, nguồn khí thiên nhiên ở nước ta có khoảng một nửa trữ lượng là khí thiên nhiên giàu CO2, thành phần CO2 chứa trong khí thiên nhiên gây khó khăn cho vấn đề khai thác, chế biến, sử dụng... Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác có thể xem đây là cơ hội để phát triển những công nghệ mới, vật liệu mới. VPI đang triển khai chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn phát triển công nghệ chế biến hiệu quả thành phần carbon của khí thiên nhiên giàu CO2 thành những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Những kết quả sơ bộ cho thấy, từ nguồn khí thiên nhiên giàu CO2 có thể phát triển được các loại vật liệu có giá trị gia tăng cao, trong đó có thể kể đến như tổng hợp vật liệu CNT hoặc graphene. Kết quả này mở ra cơ hội hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng... để nguyên liệu, công nghệ và sản phẩm mới có thể được ứng dụng vào thực tế.
Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San trao đổi tại cuộc họp
Tháng 6 vừa qua, tại Hà Nội, GAET, VPI và VPA đã ký một biên bản ghi nhớ, trong đó nội dung hợp tác chủ yếu là phía GAET có nhu cầu quan tâm đến việc sử dụng phụ gia CNT hoặc graphene để cải thiện tính năng của 3 nhóm sản phẩm là dầu nhờn, sơn phủ bình kim loại và lốp xe. Sau đó, VPI đã thực hiện một số thử nghiệm cho những đối tượng khác nhau trong lĩnh vực dầu nhờn, sơn phủ và đạt được những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu cụ thể của GAET, VPI mong muốn GAET cung cấp các thông tin cụ thể về các thông số đầu vào, thông tin kỹ thuật của các đối tượng sản phẩm - dầu nhờn, sơn phủ, lốp xe để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, chọn loại phụ gia phù hợp, cũng như đáp ứng yêu cầu về quy trình kỹ thuật, hàm lượng sử dụng... của GAET.
Đại diện GAET phát biểu
Đại diện GAET cho biết, GAET sẽ cung cấp yêu cầu kỹ thuật đối với từng sản phẩm; đồng thời sẽ phối hợp với VPI trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm... để có được sản phẩm theo yêu cầu. Sau cuộc họp này hai bên sẽ xúc tiến các công tác liên quan để có báo cáo sâu hơn trình Bộ Quốc phòng. Bên cạnh vấn đề chất lượng sản phẩm, GAET cũng bày tỏ sự quan tâm đến giá thành, hiệu quả kinh tế của sản phẩm khi đưa vào áp dụng, cũng như việc làm chủ công nghệ sản xuất.
Tổng kết cuộc họp, Chủ tịch VPA Ngô Thường San nhấn mạnh, VPA, VPI, GAET thống nhất quan điểm tiếp tục triển khai dự án hợp tác với mục tiêu đưa ra được sản phẩm cuối cùng. VPA sẽ báo cáo với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về khả năng hợp tác, tạo ra được sản phẩm ứng dụng vào thực tế. Đồng thời, các bên sẽ tăng cường phối hợp để đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm, triển khai thành sản phẩm công nghiệp và ứng dụng vào trong lĩnh vực quốc phòng.
Theo PetroTimes
Vietsovpetro đạt giải cao tại Hội thi 'Khoa học kỹ thuật dành cho các chuyên gia trẻ lần thứ VII' tại Nga Vừa qua, tại trụ sở của Công ty Zarubezhneft , thủ đô Matxcơva, Liên bang Nga đã diễn ra Hội thi 'Khoa học kỹ thuật dành cho các chuyên gia trẻ lần thứ VII'. Đây là cuộc thi thường niên hằng năm do công ty Zarabezhneft tổ chức, nhằm lựa chọn và trao giải các công trình sáng tạo KHCN mới của các...