DmC – Tựa game đang gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay
Trong bài phỏng vấn tại Gamescom 2012 vừa qua, đại diện của Capcom US – Alex Jones đã có đôi lời về tựa game đang gây nhiều tranh cãi nhất từ trước đến nay của hãng – Devil May Cry reboot hay còn được biết đến với cái tên DmC.
“Chúng tôi hiểu vì sao các bạn đang hoài nghi về chất lượng của DmC, và trách nhiệm của chúng tôi là chứng minh điều ngược lại”. Ông nói. “Có những người chấp nhận được hình tượng Dante mới, số khác lại không. Điều đó hoàn toàn bình thường, và nó cho thấy sự quan tâm của các fan hâm mộ tới tựa game. Việc thiết kế DmC theo phong cách phương Tây đòi hỏi một tông màu tối tăm hơn bao trùm lên nó, vì vậy mà diện mạo cũng như cử chỉ của nhân vật cần phải được thay đổi. Tất nhiên Dante vẫn sẽ giữ phong cách cũ, chỉ có điều bớt nhí nhố hơn mà thôi” – Jones cho biết.
Diện mạo mới của Dante là cần thiết cho một phiên bản DMC phương Tây.
Về mảng chiến đấu, Jones cho biết Ninja Theory đã làm việc tương đối kĩ càng từ khâu thiết kế chuyển động cho tới sử dụng âm thanh gì cho đòn đánh. “Việc chuyển giao Devil May Cry cho Ninja Theory cũng tương tự như việc “bơm” toàn bộ 25 năm kinh nghiệm của Capcom đối với những tựa game hành động cho studio còn non trẻ này, nên khó khăn là điều khó tránh khỏi”.
Với đoạn gameplay từ Gamescom được tung ra gần đây, chúng ta cũng đã phần nào thấy được yếu tố hành động trong DmC không đến nỗi tệ như nhiều người nghĩ, tuy nhiên chúng vẫn còn thiếu đi nhịp độ cần thiết để tạo ra sự điên cuồng giống các phiên bản trước đây.
Ngoài ra, Jones còn cho biết lý do mà Capcom quyết định mang Vergil – người anh song sinh của Dante xuất hiện trở lại. “Phiên bản này sẽ kể một câu chuyện mới về Devil May Cry, về nguồn gốc của Dante. Chính vì vậy mà có một số thứ trong series chúng tôi muốn thay đổi, trong đó có mối quan hệ giữa Dante và Vergil.
Cụ thể vai trò của nhân vật này trong cốt truyện là gì, tôi không muốn tiết lộ nhiều, chỉ biết rằng Vergil là người đứng đầu tổ chức The Order và đang tìm kiếm Dante nhằm phục vụ cho kế hoạch đánh bại lũ quỷ dữ của anh ta. Vergil sẽ là người tạo ra một cái “cớ” để chiến đấu cho Dante khi bắt đầu game, và dần dần khi đi sâu vào câu chuyện, Dante sẽ nhận ra mình đang theo đuổi những mục đích khác sâu xa hơn”.
Mối quan hệ giữa 2 anh em sẽ trở nên khác biệt trong DmC.
Video đang HOT
Một câu hỏi nữa được đặt ra cho Jones đó là: “Ông nhận thấy Capcom đã học được những gì từ việc giao quyền phát triển cho một studio phương Tây như Ninja Theory?”
“Tôi nhận thấy việc xây dựng một tựa game ở phương Tây khác rất nhiều so với ở Nhật Bản. Nếu như những nhà làm game Nhật Bản thường cố hết sức để làm một thứ trở nên hoàn hảo, sau đó chuyển sang công việc tiếp theo và lặp lại quá trình tương tự thì đối với phương Tây, họ thiết kế tất cả cùng một lúc và làm chúng tốt dần lên”.
Từ nay cho đến ngày phát hành chính thức của DmC còn khá xa, hy vọng cái cách mà Ninja Theory đang làm cũng giống như những gì mà ông Jones nói – “cải thiện dần dần mọi thứ”. Với những gì đã thể hiện trong thời gian qua, DmC đang cho thấy tiềm năng rất lớn của mình, chỉ có điều nó thiếu đi một số yếu tố cần thiết để trở thành một người kế tục xứng đáng của các siêu phẩm đi trước mà thôi. 5 tháng là quãng thời gian đủ để Ninja Theory có thể bổ sung cho những thiếu sót và chinh phục người hâm mộ.
DmC sẽ được phát hành vào ngày 15/1/2013 trên PS3 và Xbox 360. Phiên bản PC sẽ ra mắt không lâu sau đó.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nữ giới chơi game khác gì nam giới
Trước đây, game online vốn được coi là mảnh đất dành riêng cho nam giới nhưng hiện nay, chúng ta sẽ không khó bắt gặp một "phái yếu" chơi game hay thậm chí là các nứ game thủ ngồi cùng hàng với các nam game thủ trong một hàng Net. Tuy vậy, cách chơi game giữa nam và nữ vẫn là một chuyện hết sức khác biệt.
Chọn game
Trên thực tế, sự khác biệt trong cách chơi game của nam và nữ khác biệt ngay từ cách họ chọn game để chơi. Trong khi đa số nữ giới đều lựa chọn những tựa game casual với nền đồ họa dễ thương để chơi thì các nam game thủ lại thường yêu thích những MMORPG chặt chém với nội dung cày cuốc hay những game bắn súng sôi động.
Ngoài ra, nếu bạn có thấy một "phái yếu" nào lựa chọn chơi những MMO dành cho nam giới thì phần nhiều họ đã bị những game thủ nam lôi kéo mà thôi. Từ đây, ta đã có thể nhận định rằng các game thủ nữ thường "dễ tính" hơn game thủ nam trong vấn đề chọn game. Đi xa hơn, ta cũng có thể thấy được phần nào rằng họ sẽ không phải là những người "hiếu chiến" bởi dẫu sao, họ cũng không bị hấp dẫn bởi những game có phong cách chiến đấu ác liệt.
Chọn nhân vật
Sự khác biệt trong cách chọn nhân vật tiếp tục cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt trong xu hướng chơi game giữa nam và nữ. Đó là khi lựa chọn class nhân vật, các game thủ nam thường chỉ quan tâm đến vấn đề rằng liệu lớp nhân vật này có damage cao hoặc ít nhất là tốt trong PvP hoặc PvE hay không. Ngược lại, đối với nữ, họ thường lựa chọn class nhân vật theo sở thích, nghĩa là ở đời thực, họ thích một nhân vật như thế nào thì ở trong game, họ sẽ lựa chọn class nhân vật đó để chơi hoặc nghe theo sự hướng dẫn của người đã lôi kéo họ đến với trò chơi này.
Là một game thủ nam, chắc chắn bạn sẽ "không bao giờ" chơi được các class buff như Nga My trong game online. Thậm chí, dù bạn có chơi thì đây cũng chỉ là nhân vật phụ hoặc xây dựng các class buff này theo đường "chiến". Rất ít game thủ nam nào có thể chấp nhận cả đời chỉ biết chạy quanh hỗ trợ cho đồng đội.
Đối với họ, các tính năng tất yếu làm nên sự lôi cuốn của game là PvP, công thành, săn boss khủng hay chinh phục những nhiệm vụ khó... Chính vì vậy, họ sẽ gần như không bao giờ chấp nhận việc phải "núp bóng" người khác khi chơi các buff, chỉ biết chạy quanh đồng đội. Trong các game online, sẽ không khó để bạn nhận ra các game thủ nữ, đặc biệt là khi họ chơi class buff làm nhân vật chính.
Tính ăn thua
Đối với nam, cái đích cuối cùng của họ khi tham gia vào thế giới ảo là những thứ như trang bị khủng, nhân vật level cao để có thể đánh bại người khác. Chính vì vậy, họ lao đầu vào cày kéo như một "kẻ điên" và dồn toàn bộ tâm sức, tiền bạc vào việc nuôi lớn nhân vật. Thậm chí, nhiều người có thể ngồi cả ngày chỉ để làm đi làm lại những nhiệm vụ chán ngắt để cày kéo nhân vật.
Các hành vi của game thủ nam cũng thể hiện tính "ngông cuồng" và "tính ăn thua" của họ. Khi bị một kẻ đồ sát, họ sẵn sàng tấn công trả lại đối thủ từ cả phương tiện "ngôn ngữ" lẫn "vũ lực". Rất nhiều trường hợp chỉ vì một vài cá nhân xảy ra xô sát, xích mích nhỏ mà lôi cả bang vài chục người vào một cuộc chiến. Không chỉ có vậy, họ còn cạnh tranh nhau từ cái nhỏ nhất như một con Boss xanh bình thường, trị giá rất rất nhỏ nhưng cũng đủ để cho các nam game thủ đồ sát, đâm lén nhau ỏm tỏi.
Các game thủ nữ trong game thường là những người dễ tính và ít đụng chạm, không tranh giành với ai bao giờ. Thậm chí, khi có bị người khác đồ sát thì họ cũng chỉ lựa chọn phương án im lặng, chịu nhịn rồi bỏ qua. Một điều khá lý thú là sau khi bị đánh bại, các game thủ nam thường quay lại chiến đấu với kẻ thù bằng chính nhân vật của mình thì đối với các game thủ nữ, nếu họ muốn trả thù thì lại thường... nhờ cậy những game thủ nam khác. Và một khi các game thủ nữ (dù khá ít) đã muốn trả thù thì mức độ cũng không kém và có khi còn "tàn nhẫn" hơn cả các game thủ nam.
Hòa nhập cộng đồng
Ở phương diện này, các game thủ nam hoàn toàn lép vế so với phái yếu. Trong khi họ gần như gục mặt cả ngày vào cày kéo thì khoảng thời gian các game thủ nữ bỏ ra để cày kéo chỉ chiếm khoảng 30-40% tổng thời giờ họ chơi game. Với 60% còn lại, họ thường dùng để tán gẫu, chát chít với các người bạn trong thế giới ảo.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là dù các game thủ nữ không phải cày kéo quá cực khổ nhưng lại vẫn có khả năng lên level đều đều nhờ sự trợ giúp của các game thủ nam. Với tính hào hiệp và đặc biệt là bản chất "thích che chở cho phái yếu", các game thủ nam thường rất hay giúp đỡ game thủ nữ trong vấn đề cày kéo, vượt quest và hoàn toàn hài lòng với việc này dù cho nhân vật nữ sẽ làm xấu đội hình do quá yếu.
Trên thực tế, việc các game thủ nam giới thiệu cho nữ giới chơi các class buff cũng vì điều này, đơn giản là bởi các class này dễ chơi hơn nhiều.
Nam và nữ, ai PK giỏi hơn?
Không quá khó để trả lời cho câu hỏi này khi phái mạnh là những người chiếm ưu thế. Nếu là cùng một class hay trang bị gần tương đương nhau, các game thủ nam thường tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với những game thủ nữ. Đây cũng là điều dễ hiểu vì họ chơi game nhiều hơn hẳn nữ giới cũng như các kĩ năng về chuột, bàn phím của họ hoàn hảo hơn nhiều. Ngoài ra, trên thực tế thì các game thủ nam cũng thường gục mặt vào cày kéo nên level hay trang bị của họ đều vượt xa các nhân vật của game thủ nữ.
Dù vẫn có những nữ game thủ được xếp vào hàng "hardcore", có thể sánh ngang được với các nam game thủ nhưng với tính cách không máu ăn thua của họ, số lượng này vẫn là cực kì ít ỏi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Khám phá bí mật nàng tiên cá Trong số các công ty sản xuất trò chơi điện tử danh tiếng tại Châu Á hiện nay, nổi trội lên là hãng truyền thông Break Media Studio của Thượng Hải, NPH của phiên bản game Atlantis: Mermaid Town. Một sản phẩm game độc đáo và ấn tượng trên MXH Facebook trong thời gian vừa qua. Atlantis: Mermaid Town tạo ra một thế...