DKRA Vietnam: Giá bất động sản bắt đầu giảm trên thị trường thứ cấp, nguồn cung mới và giao dịch thấp kỷ lục
Báo cáo thị trường BĐS Tp.HCM quý 1/2020 của DKRA Vietnam đã chỉ ra một điểm dễ nhận thấy nhất của thị trường BĐS trong quý đầu năm, đó là đất nền, nhà phố, biệt thự, căn hộ, BĐS nghỉ dưỡng ghi nhận sụt giảm kỷ lục về nguồn cung mới và sức cầu, giá trên thị trường thứ cấp cũng giảm theo.
Theo đơn vị này, lĩnh vực BĐS tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ sau tết Nguyên đán. Quý 1/2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nguồn cung mới và sức cầu của hầu hết các phân khúc. Đặc biệt, phân khúc căn hộ, sản phẩm chủ đạo của thị trường bất động sản nhà ở, đã suy giảm nguồn cung đến mức thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.
Các phân khúc khác như đất nền, nhà phố biệt thự, bất động sản nghỉ dưỡng cũng không có nhiều tín hiệu tích cực. Đồng thời, mức giá và tình hình giao dịch thứ cấp giảm mạnh cho thấy tính thanh khoản của thị trường khá thấp.
Cụ thể, ở p hân khúc đất nền , nguồn cung khan hiếm, giao dịch thứ cấp giảm mạnh. Theo DKRA Vietnam, trong quý 1, tại Tp.HCM chỉ có 3 dự án đất nền mới, cung cấp khoảng 175 nền, giảm đến 74% so với nguồn cung mới của quý trước (khoảng 677 nền) và giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là quý có nguồn cung thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 81% (khoảng 142 nền), giảm 77% so với lượng tiêu thụ của quý trước và giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019.
Khu vực phía Đông dẫn đầu về nguồn cung mới và tỷ lệ tiêu thụ phân khúc đất nền. Các dự án mới đa phần tập trung ở khu vực vùng ven như Quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè,…. Nguồn: DKRA Vietnam
Các dự án mới này đa phần tập trung ở khu vực vùng ven như Quận 9, Bình Chánh, Nhà Bè,… Mặc dù khan hiếm nguồn cung mới trong quý 1/2020, nhưng thị trường đất nền không có nhiều diễn biến tích cực khi giao dịch thứ cấp giảm mạnh và mức giá thứ cấp cũng có dấu hiệu giảm.
Quan sát tại các tỉnh giáp ranh Tp.HCM (Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu) trong quý 1/2020, nguồn cung mới và sức cầu giảm đáng kể so với quý trước, ngoại trừ thị trường Bình Dương do Thuận An và Dĩ An được nâng cấp lên thành phố. Ở các khu vực còn lại, mức thanh khoản khá kém dù nhiều chủ đầu tư đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn với nhiều hình thức khuyến mãi, chiết khấu, tặng vàng,… Mặt bằng giá các dự án mở bán mới trong quý ghi nhận mức tăng nhẹ từ 3 – 5% so với Quý 4/2019.
Ở p hân khúc căn hộ , nguồn cung thấp kỷ lục trong 5 năm 2015 – 2020.
Video đang HOT
Theo khảo sát, toàn thị trường có 7 dự án được mở bán trong Quý 1, cung ứng khoảng 1,547 căn hộ, giảm 70% nguồn cung so với quý trước và giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 74% (khoảng 1,146 căn), giảm đến 74% so với quý trước. Quý 1/2020 cũng là quý ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.
Ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới đạt khoảng 1,547 căn, giảm 70% so với quý trước và giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới cũng giảm đến 74% so với quý trước. Nguồn: DKRA Vietnam
Khu Đông tiếp tục dẫn đầu về nguồn cung mới lẫn lượng tiêu thụ. Về loại hình, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn trong khi căn hộ hạng C vẫn khan hiếm. Mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư đối với phân khúc hạng B dao động từ 32 – 40 triệu/m2, đối với căn hộ hạng A từ 53 – 58 triệu/m2.
Theo DKRA, tình hình giao dịch thứ cấp sụt giảm mạnh ở nhiều dự án thể hiện sự trầm lắng của thị trường căn hộ trong giai đoạn dịch Covid-19.
Ở p hân khúc nhà phố và biệt thự, nguồn cung mới giảm nhẹ, giá bán không có nhiều biến động, giao dịch thứ cấp kém sôi động và có dấu hiệu giảm nhẹ so với quý trước, do đó tính thanh khoản của thị trường hiện nay khá thấp.
Báo cáo chỉ ra, toàn thị trường có 8 dự án đáng chú ý được mở bán, cung ứng khoảng 718 căn, giảm 9% so với quý trước nhưng tăng đến 132% so với nguồn cung cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ trong quý đạt 50% nguồn cung mới (khoảng 359 căn), tăng nhẹ so với quý trước và tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ tập trung chủ yếu vào những dự án mới mở bán trong tháng 1 và tháng 2/2020, với mức giá khoảng 15 tỷ đồng/căn có vị trí đẹp và tiến độ xây dựng tích cực.
Trọg khi đó, ở p hân khúc BĐS nghỉ dưỡng – Biệt thự biển , condotel còn “thê thảm” hơn trong quý khi mà nguồn cung sơ cấp và sức cầu chung ở mức rất thấp.
Thống kê cho thấy, thị trường biệt thự biển trong quý 1 chỉ có nguồn cung mới khoảng 16 căn, bằng 3% so với quý trước và bằng 8.5% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 25% (4 căn), chỉ bằng 1.6% lượng tiêu thụ so với quý trước. Nguồn cung và lượng tiêu thụ chỉ đến từ 1 dự án tại Phú Quốc.
Nguồn cung mới của phân khúc nhà phố, biệt thự được thống kê trong Quý 1 có khoảng 718 căn, giảm 9% so với quý trước. Nguồn:DKRA Vietnam
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chủ đầu tư không tổ chức hoạt động truyền thông, bán hàng. Vì vậy nguồn cung sơ cấp khiêm tốn trên thị trường hiện nay chủ yếu đến từ những dự án đã được mở bán trước đó. Hầu hết những dự án này có tình hình tiêu thụ khá chậm. Sức cầu toàn thị trường tiếp tục xu hướng giảm từ cuối năm 2019 và duy trì ở mức rất thấp.
Ở loại hình condotel trong quý 1/2020, cũng sụt giảm nghiêm trọng về nguồn cung lẫn tỉ lệ hấp thụ. Nguồn cung sơ cấp và lượng tiêu thụ tập trung ở các thị trường quen thuộc đã mở bán trước đó như Khánh Hòa, Bình Thuận,… Tuy nhiên, sức cầu nhìn chung tiếp tục suy giảm từ năm 2019 và ở mức rất thấp.
Hạ Vy
Bất động sản ngóng chờ giải cứu?
Kết thúc quý I/2020, báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) ghi nhận giao dịch giảm chưa từng có xuống thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Thị trường lao dốc, nhiều doanh nghiệp chờ giải cứu để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tín hiệu BĐS sẽ được gia hạn thuế trong gói 180 ngàn tỷ cũng khiến DN mừng thêm chút ít.
500/1.000 sàn BS đóng cửa
Theo báo cáo toàn cảnh thị trường BĐS quý I/2020 của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, COVID-19 có thể để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp trong năm 2020, thậm chí lâu hơn. Một số phân khúc thị trường có dấu hiệu chuyển từ giai đoạn tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng chậm và đối mặt với nhiều thách thức. Với đầu tư BĐS, xu hướng thận trọng được ưu tiên lên hàng đầu trong mùa dịch.
Đơn vị này phân tích, BĐS xếp thứ hai trong 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước với mức giảm 12%. Chỉ tính riêng các sàn giao dịch, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của COVID-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý, 500 sàn (trong tổng số 1.000 sàn) trên cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.
"Những doanh nghiệp BĐS có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải", ông Nguyễn Văn Đính
JLL dự báo kể từ trung tuần tháng 3, trong 1-4 tuần, các doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung vào kế hoạch duy trì bộ máy trong mùa dịch. Tuy nhiên trong giai đoạn trên dưới 3 tháng trở đi, các doanh nghiệp sẽ thêm thận trọng khi ra quyết định đầu tư mua bán bất động sản và giảm tương tác trực tiếp với khách hàng.
Hội Môi giới BĐS Việt Nam mới đây đưa ra bức tranh toàn cảnh thị trường. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên nguồn cung, lượng giao dịch, tỉ lệ hấp thụ của thị trường BĐS trong quý I/2020 rất trầm lắng và ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.
Cụ thể, đối với các dự án nhà ở, tổng sản phẩm chào bán trên cả nước (gồm cả hàng tồn kho và mới mở bán) đạt 53.236 sản phẩm. Giao dịch đạt 7.641 sản phẩm, tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%. Trong đó, lượng cung mới chào bán là 18.695 sản phẩm, bao gồm 8.363 căn hộ chung cư và 10.322 nhà ở thấp tầng. Lượng giao dịch đạt 2.769 sản phẩm chỉ bằng 19,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tỉ lệ hấp thụ đạt 14,8%.
Tại Hà Nội, có 8.963 căn hộ được chào bán trên toàn thị trường, giao dịch 1.307 sản phẩm. Trong đó có 1.167 sản phẩm mới chào bán, giao dịch 181/1.167 sản phẩm, còn lại là nguồn cung và giao dịch từ hàng tồn kho năm 2019.
"Hóng" gói giãn thuế 180 ngàn tỷ
Sau khi Bộ Tài chính có Tờ trình 47 (ngày 26/3) trình Chính phủ về các đối tượng, ngành nghề được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, đã có nhiều ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương về việc bổ sung thêm một số ngành nghề trong trong danh mục này. Mới đây, Bộ này đã có văn bản trình Chính phủ bổ sung 4 đối tượng được gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất. Theo đó, bổ sung một số hoạt động kinh doanh vào đối tượng được gia hạn: Hoạt động kinh doanh BĐS; hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động vui chơi giải trí. Dự kiến với những bổ sung trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 180.000 tỷ đồng, tức tăng gần 100.000 tỷ đồng so với nội dung đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47 của Bộ Tài Chính.
Theo Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang ngày càng ảnh hưởng nặng nề lên thị trường BĐS, khiến cho các hoạt động rơi vào trạng thái "ngủ đông", đây là tín hiệu đáng mừng, tạm thời hỗ trợ cho doanh nghiệp đỡ sức ép về tài chính ( lùi nộp thuế một khoản tiền) để vượt qua khó khăn mùa COVID -19. Hơn nữa, điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là sẽ giúp cho thị trường được thanh lọc, tranh thủ tái cấu trúc. "Những doanh nghiệp BĐS có đủ tiềm lực sẽ trụ lại được, còn những nhà đầu tư không đủ năng lực sẽ bị đào thải"- ông Đính nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) Trần Quốc Việt cho rằng, thị trường BĐS hàng năm đóng góp khoảng 30% thu nhập của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn, lại gắn kết với nhiều ngành nghề khác, để tạo ra giá trị gia tăng. Việc Chính phủ quan tâm tới thị trường BĐS trong giai đoạn này khiến cho các doanh nghiệp có thêm động lực để vượt qua khó khăn, nếu để BĐS chìm vào khủng hoảng thì kinh tế sẽ bị giảm sút.
Cũng theo ông Việt, DN BĐS cần tính đến việc "tiết chế" lợi nhuận khi thị trường tăng trưởng mạnh. "Không nên chỉ vì quyền lợi của doanh nghiệp lúc khó khăn thì kêu gọi trợ giúp, nhưng lúc ổn định thì mọi gánh nặng về chi phí sản xuất, lợi nhuận... lại đẩy sang người dân thông qua hình thức tăng giá bán" - ông Việt nói.
Ngọc Mai
Condotel cần thoát khỏi tư duy chật hẹp Nên nhìn condotel là bất động sản (BĐS) đa công năng như thể hiện theo nhu cầu phát triển của kinh tế chia sẻ. Đây là quan điểm của Giáo sư Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường. GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Theo GS Đặng Hùng Võ,...