Diplomat: Với Trung Quốc, làm gì có ngoại giao trên Biển Đông?
Theo tạp chí ngoại giao Mỹ Diplomat, điều TQ đang thực hiện ở Biển Đông không phải là chính sách ngoại giao bởi sự xâm chiếm lãnh thổ không tồn tại trong khái niệm đó.
Trung Quốc dùng ngoại giao chiến hạm?.
Bài viết của tác giả Ryan Santicola cho rằng, mặc dù Trung Quốc luôn “lớn tiếng” cần phải thực hiện chính sách ngoại giao song thực tế họ đã làm trái điều đó.
Video đang HOT
Điều này có thể thấy rõ trong những vụ việc xảy ra trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải có liên quan đến Trung Quốc và không chỉ một nước, mà còn nhiều nước khác.
Nếu là một quốc gia theo chính sách ngoại giao thì Trung Quốc sẽ tuân phủ theo các quy tắc vốn có trong đó.
Thực tế hiện nay cho thấy, những việc làm của Trung Quốc trong thời gian qua liên quan đến việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trên Biển Đông giống như một công cụ cho chính sách đối ngoại, cụ thể là song phương.
Đây cũng là lý do tại sao Bắc Kinh lại từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines trước Tòa án trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration) cũng như miễn cưỡng đối với việc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với ASEAN.
Vậy, có phải Trung Quốc đang có một chính sách đối ngoại nhất quán song phương trên Biển Đông? Câu trả lời là không phải vậy bởi vì khái niệm nhất quán bao gồm cả khía cạnh đa phương, song phương và những việc làm của Trung Quốc cũng không thực hiện đúng từ đầu đến cuối hay nói cách khác là “nói một đằng, làm một nẻo”.
Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc luôn thể hiện rằng sẽ phải gia nhập vào những công ước, luật định ràng buộc và cả không ràng buộc song lại không hề có ý định tuân thủ.
Việt Nam và Philippines quyết tâm bảo vệ vùng lãnh hải của mình trước sự hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Năm 1996, Trung Quốc đã ký vào Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) nhưng đến nay vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền hàng hải ở vùng tranh chấp. Trung Quốc cũng là một thành viên trong Tuyên bố ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) nhưng một mặt vẫn tiếp tục cố tình gây xung đột với các tàu trên vùng biển quốc tế.
Có thể thấy rõ hai vụ việc mà Trung Quốc ngang nhiên hành động bất chấp các quy tắc, luật pháp quốc tế, thứ nhất là hành động leo bang ở bãi đá ngầm Scarborough/ Hoàng Nham với Philippines và thứ hai là vụ hạ đặt giàn khoan HD-981 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Những hành động ngang ngược này đã cho thấy Trung Quốc đã trắng trợn bỏ qua những cam kết chính trị của mình mà theo DOC là đang làm phức tạp vấn đề, ảnh hưởng tới sự ổn định và hòa bình khu vực.
Trong bối cảnh hiện nay, hành động đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển tranh chấp ngoài ở của Việt Nam là không thể chấp nhận. Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện hành động này mặc dù hồi năm 2011 đã ký thỏa thuận song phương với Việt Nam về những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biển”.
Kết luận của hững chính sách đối ngoại của Trung Quốc trên biển Đông là hoàn toàn không nhất quán. Việc Trung Quốc ngang nhiên thực hiện các hành động đơn phương không chỉ làm mất đi lòng tin cho các cuộc đàm phán, thỏa thuận tiếp theo của Trung Quốc với các nước mà còn dẫn đến sự mất ổn định và hợp tác trong khu vực.
Theo Xahoi