Dịp Tết, các trạm thu phí phải “xả trạm” nếu xảy ra ùn tắc kéo dài
Ngày 30-11, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện đã ban điện yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, các nhà đầu tư BOT,… có phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Canh Tý năm 2020.
Trạm thu phí Pháp Vân Cầu Giẽ.
Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, đã chỉ đạo nhà đầu tư BOT và Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) yêu cầu các trạm thu phí BOT có phương án tăng cường bố trí nhân viên bán vé, tăng số cửa thu soát vé. Trường hợp ùn tắc kéo dài, phải mở cửa trạm để giải quyết ùn tắc giao thông theo quy định hoặc phân luồng, điều tiết giao thông khi cần thiết tránh gây ùn tắc.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch giải tỏa các điểm có nguy cơ ùn tắc, nhất là tại các cửa ngõ ra, vào đô thị lớn, các tuyến đường huyết mạch trọng điểm, đầu mối giao thông (cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Nội Bài; bến xe Miền Đông, Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm,…).
Tổng cục cũng yêu cầu các đơn vị quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra, rà soát hệ thống báo hiệu để bổ sung kịp thời; tăng cường lực lượng tổ chức giao thông, phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt; bảo đảm an ninh trật tự tại các trạm thu phí; có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn, đặc biệt trên các tuyến giao thông trọng điểm; có phương án bố trí nhân lực ứng trực để phối hợp tốt với các lực lượng chức năng tổ chức điều tiết giao thông khi xảy ra ùn tắc.
Video đang HOT
Đôn đốc các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng đường triển khai bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường được giao; ưu tiên trọng tâm quét dọn, vệ sinh trên mặt đường, mặt cầu, dặm vá ổ gà, sửa chữa khe co giãn hư hỏng, xử lý hằn lún, phát quang cây cỏ; chỉ đạo các đơn vị thi công đường đang khai thác có phương án tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, bảo đảm phương tiện lưu thông an toàn, không để ùn tắc do việc thi công công trình gây nên.
“Các đơn vị phải kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thi công đường đang khai thác; chấn chỉnh các chủ đầu tư, nhà thầu không thực hiện đầy đủ biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, đèn tín hiệu ban đêm, chỉ dẫn giao thông. Trong dịp Tết, các đơn vị dừng mọi hoạt động thi công theo quy định, trước khi dừng thi công, phải thu dọn, hoàn trả công trường thông thoáng, bảo đảm ATGT, an toàn công trình”, ông Huyện nhấn mạnh.
Ngoài ra, cần chuẩn bị vật tư, phương tiện thiết bị và bố trí cán bộ, lãnh đạo thường trực để xử lý, khắc phục thiên tai, bão lũ, hư hỏng công trình; cảnh báo, tuyên truyền để các lái xe, nhất là xe chở khách qua đèo dốc, có ảnh hưởng của sương mù, trơn trượt tiềm ẩn mất ATGT, điểm đen về tai nạn giao thông trên đường bộ.
Các đơn vị kinh doanh vận tải phải bảo đảm số lượng phương tiện để phục vụ nhu cầu vận chuyển khách; có phương án tăng cường, dự phòng phương tiện để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; luôn bảo đảm tốt tình trạng kỹ thuật phương tiện; phổ biến cho lái xe, nhân viên phục vụ thực hiện đúng quy định về thời gian lái xe trong ngày, tuyệt đối không sử dụng rượu bia trước và sau khi lái xe. Có hình thức ưu tiên, ưu đãi cho người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, khuyết tật về giá vé, chỗ ngồi, giờ xuất bến, về bến và các dịch vụ khác đi kèm theo.
Tổng cục ĐBVN cũng yêu cầu các bến xe khách thành lập Ban chỉ đạo phục vụ vận chuyển hành khách; xây dựng kế hoạch tổng thể phục vụ vận tải khách dịp Tết; bố trí phương tiện để chuyển tải khách của các xe bị xử lý do chở khách quá tải trên địa bàn. Công bố công khai số điện thoại đường dây nóng của Sở GTVT, bến xe, bãi đỗ xe và các lực lượng chức năng liên quan để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân, đơn vị vận tải, lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, kịp thời có biện pháp xử lý.
“Bến xe phải triển khai các hình thức bán vé, niêm yết giá vé công khai, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé và phòng chống đầu cơ, buôn bán vé, không để tình trạng tăng giá vé trái quy định gây mất trật tự xã hội; kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật xuất bến theo quy định”, ông Huyện chỉ đạo.
Nếu xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng, ùn tắc kéo dài, kịp thời báo cáo về Tổng cục ĐBVN qua đường dây nóng và bằng văn bản. Các vụ ATGT, Vận tải thuộc Tổng cục bố trí cán bộ thường trực 24/24 giờ trong dịp Tết và mùa lễ hội để tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, kịp thời báo cáo và chỉ đạo xử lý,…
MINH TRANG
Theo NDĐT
Chưa có phương án thu phí cao tốc TPHCM - Trung Lương
Ngày 25-8, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, hiện chưa thể đưa ra phương án cũng như thời điểm thu phí trở lại đối với cao tốc TPHCM - Trung Lương.
Hiện nay chưa có phương án thu phí trở lại đối với cao tốc TPHCM - Trung Lương
Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN, các cơ quan quản lý đường bộ đã có khảo sát và ghi nhận về thực trạng lộn xộn trên cao tốc TPHCM - Trung Lương. Cục Quản lý đường bộ IV đã đề xuất thu phí trở lại để kiểm soát chủng loại và tải trọng của phương tiện, tạo nguồn thu ngân sách và đảm bảo chi phí thực hiện quản lý vận hành, bảo dưỡng thường xuyên, phát huy hiệu quả khai thác đường cao tốc. Tuy nhiên, Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan vẫn đang họp bàn để đưa ra phương án phù hợp xử lý các vấn đề của cao tốc này.
Các vướng mắc còn liên quan đến việc cần phải sửa các văn bản pháp luật, vì có những vấn đề vượt thẩm quyền của Bộ GTVT, phải được sự đồng ý của Chính phủ. Thông tin từ Bộ GTVT cũng cho biết, các cơ quan thẩm quyền vẫn đang soạn thảo các nghị định, văn bản hướng dẫn việc thu phí để hoàn vốn đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách và các khoản vay ODA. Dự án đường cao tốc TPHCM - Trung Lương cũng chờ các văn bản pháp luật này để thực hiện đúng việc thu phí.
Cao tốc TPHCM - Trung Lương là dự án được đầu tư bằng ngân sách, được Tổng công ty Cửu Long bán quyền thu phí thời hạn 5 năm cho Công ty Yên Khánh. Hết thời hạn thu phí, từ 1-1-2019, Công ty Yên Khánh bàn giao lại tuyến đường cho Cục Quản lý đường bộ IV trong khi số tiền bán đấu giá và tiền thu phí vẫn chưa đủ để hoàn vốn 9.880 tỷ đồng. Từ thời điểm dừng thu phí, dự án này đã có lượng phương tiện tăng mạnh, gây nên tình trạng lộn xộn, mất an toàn cho các phương tiện tham gia lưu thông.
MINH DUY
Theo SGGP
Khẩn trương khắc phục hư hỏng trên QL1A Ngày 29-11, Cục Quản lý đường bộ (QLĐB) III (thuộc Tổng Cục Đường bộ Việt Nam) đã có văn bản số 2200/CQLĐBIII gửi Báo SGGP để thông báo về công tác chỉ đạo, khẩn trương khắc phục những tồn tại, hư hỏng công trình do mưa bão, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) của các dự án mở rộng, nâng cấp QL1,...