Dịp nghỉ lễ: Nhiều điểm nóng về tắc đường ở TP.HCM đã “hạ nhiệt”
Ngày 28.4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5, hàng ngàn người dân rời TP.HCM để về quê và du lịch. Tuy nhiên, tại một số khu vực được xác định là điểm “ nóng” về ùn tắc giao thông ở TP.HCM, việc đi lại đều ổn định, thông suốt.
Tại khu vực bến xe Miền Đông, vào sáng sớm việc đi lại khá chật vật bởi lượng xe xuất bến đông. Trong khi đó các xe từ hai bãi giữ xe tự phát đối diện bến ra vào tấp nập gây ảnh hưởng đến phương tiện lưu thông trên đường Đinh Bộ Lĩnh, thỉnh thoảng gây tắc đường.
Khu vực bến xe Miền Đông xe cộ đông đúc trong ngày 28.4.
Trong ngày, Đội Thanh tra giao thông số 3 (Thanh tra Sở GTVT TP.HCM) ra quân tuần tra khắp khu vực và điều tiết giao thông trên các tuyến đường “hot” trong khu vực như: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh, Điện Biên Phủ… Nhiều trường hợp vi phạm về dừng, đỗ đón trả khách không đúng nơi quy định đã bị thanh tra lập biên bản xử lý.
Ông Nguyễn Văn Thành – Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông số 3 cho biết, trong dịp lễ 30.4 và 1.5 Đội tập trung 100% quân số, ra quân tuần tra, kiểm soát tại khu vực bến xe Miền Đông, các tuyến đường trung tâm Q.1. Ông Thành nhận định, năm nay tình hình giao thông tại khu vực bến xe Miền Đông giảm nhiệt hơn so với mọi năm. Lực lượng chức năng tại đây phân luồng tốt nên không để xảy ra ùn ứ giao thông kéo dài khi xe ra, vào bến.
Người dân mệt mỏi chờ xe ở trong bến xe Miền Đông.
Còn bên trong bến xe Miền Đông, hàng ngàn lượt người đến mua vé, chờ lên xe về quê. Lượng khách tập trung chủ yếu các tuyến đường có cự ly trung bình ngắn và các khu vui chơi giải trí trên các tuyến từ Quảng Ngãi, khu vực Tây Nguyên trở vào phía Nam, nhất là các tuyến đi đến trung tâm du lịch như: Vũng Tàu, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang… Đại diện bến xe Miền Đông cho biết, ngày 28.4 là cao điểm trong đợt nghỉ lễ, dự kiến lượng khách qua bến khoảng 50 ngàn lượt. Để phục vụ vận chuyển hành khách có khoảng 1.750 lượt xe ra vào bến, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất khá thông thoáng.
Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất tình hình đi lại ổn định, trong buổi sáng 28.4 không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Mặc dù vậy lực lượng CSGT vẫn thường xuyên túc trực trên đường Trường Sơn (đường dẫn vào sân bay) để xử lý các trường hợp vi phạm.
Thông tin từ Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67), Công an TP.HCM, PC67 huy động 100% quân số tham gia đợt ra quân cao điểm nhân dịp lễ kỷ niệm 30.4 và 1.5. Tại các tuyến đường chính, ra vào cửa ngõ thành phố, tại các bến xe, nhà ga, khu giải trí…, PC67 bố trí cán bộ, chiến sĩ túc trực điều tiết giao thông. Riêng tại khu vực Tân Sơn Nhất, CSGT phối hợp với sân bay Tân Sơn Nhất chủ động phối hợp điều tiết giao thông trong và ngoài sân bay, không để xảy ra ùn tắc cục bộ tại sân bay trong những ngày trước và sau lễ.
Trong khi đó ở cửa ngõ phía Tây, người dân về quê nghỉ lễ khiến giao thông nơi đây nhiều thời điểm bị ùn tắc cục bộ. Tại khu vực bên trong bến, khách tập trung đi nhiều trên các tuyến Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ…, đại diện bến xe cho biết đến trưa cùng ngày bến tiếp nhận gần 30 ngàn lượt người. Bến xe Miền Tây dự báo lượng khách đi lại dịp lễ này dự báo tăng khoảng 3% so với năm ngoái với 58.000 đến 60.000 lượt khách/ngày.
Khu vực phà Cát Lái bị ùn ứ cục bộ vào một số thời điểm.
Riêng tại khu vực phà Cát Lái (Q.2), lượng khách tăng cao hơn so với ngày thường, một số thời điểm xảy ra ùn ứ ở đường dẫn lên phà. Dịp này dự báo lượng hành khách qua phà tăng 5 – 7% so với năm ngoái.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn – Phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý phà thanh niên xung phong TP cho biết, trong dịp lễ 30.4 và 1.5, phà Cát Lái tăng thêm 240 chuyến để phục vụ nhu cầu người dân đi từ TP.HCM qua Đồng Nai và ngược lại.
Trong khi đó tại một số tuyến đường huyết mạch của thành phố như thông qua các cửa ngõ như quốc lộ 13, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1, quốc lộ 22…, xe cộ đi lại cũng đông hơn ngày thường. Nhưng nhìn chung việc đi lại vẫn được đảm bảo, không xảy ra ùn tắc kéo dài.
Theo Danviet
Bãi giữ xe trên vỉa hè, cần không?
Suốt tuần qua, câu chuyện bãi giữ xe và gửi xe trên vỉa hè ở Q.1 đã làm náo loạn dư luận, vì có đến 48 bãi giữ xe của cơ quan ban ngành quận 1 vô tư "chiếm" vỉa hè. Nhiều người một hai "đòi" phải có bãi giữ xe trên vỉa hè để tiện gửi.
Có vẻ như việc đòi phải có bãi giữ xe trên vỉa hè là một thói quen đáng chê trách. Việc náo loạn dư luận về 48 bãi giữ xe chiếm vỉa hè là đúng.
Cái gì cũng muốn
Vừa qua, có đến 48 bãi giữ xe của cơ quan ban ngành quận 1 chiếm vỉa hè.
Ngày 14 và sáng 15.1, trở lại khu vực cổng Nguyễn Du bệnh viện Nhi Đồng 2 (quận 1, TP.HCM), nơi có đến ba bãi giữ xe của chính quyền quận 1 trên vỉa hè, chúng tôi ghi nhận ở bãi xe trong khuôn viên bệnh viện Nhi Đồng 2 vẫn "vô tư" chờ người gửi. Ở tầng trên của bãi xe này còn đủ chỗ cho tầm 200 xe gửi thoải mái. Hỏi nhân viên bãi giữ xe trong bệnh viện này, họ cho hay người thăm bệnh hay người nhà bệnh nhi thích gửi xe bên ngoài - tức vỉa hè - để tiện "tác chiến", chứ thực tế ở cổng Nguyễn Du của bệnh viện này đâu có thiếu chỗ giữ xe.
Đúng như lời nhân viên bãi xe bệnh viện nói, trưa 15.1, dù bệnh viện có bãi giữ xe và còn chỗ, nhưng có ít nhất ba thân nhân bệnh nhi chửi đổng vì lý do bãi giữ xe trên vỉa hè đối diện và bên hông bệnh viện bị dẹp. Lý do chửi được ông Thanh, một người nhà bệnh nhi, cho hay là ông không khoái khi phải chạy xe leo lên dốc của bãi xe trong bệnh viện. "Gửi vỉa hè nhanh gọn và tiện, còn gửi trong bệnh viện thì phải "leo lầu" rất mất thời gian. Tôi già cả vậy tay lái đâu cứng mà leo dốc", ông Thanh nói.
Ở khu vực toà nhà Bitexco trên đường Hải Triều, dù các bãi giữ xe trong nhà không thiếu, bằng chứng là còn khá nhiều chỗ trống, nhưng không ít người chạy xe máy khi thấy các bãi giữ xe trên vỉa hè ở đường này dẹp, đã liên tục "văng tục". Bức xúc trước cái kiểu chửi đổng, một nhân viên đội quản lý trật tự đô thị quận 1, đã nói: "Khi vỉa hè bị chiếm dụng thì người dân thi nhau chửi. Khi vỉa hè được dẹp để dành cho người đi bộ, lại xoay qua đòi hỏi phải đáp ứng chỗ để xe tiện lợi nhất. Suy nghĩ và ham muốn như vậy chẳng khác nào con nít đòi quà mới chịu đi ngủ. Bởi thực tế các bãi xe trong nhà, trong các khu đất trống, trong các cơ quan đơn vị... dư để đáp ứng cho nhu cầu thăm bệnh, đi lại liên hệ công việc, cũng như vui chơi của người dân khi đến trung tâm", vị cán bộ này nói.
Trong khi đó, sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng cho hay, không thiếu bãi để xe máy ở khu trung tâm, nhưng điều cốt yếu là do nhiều người lười đi bộ (gửi xe vài trăm mét) và chỉ muốn gửi xe là đến nơi vui chơi hay làm việc ngay. Đòi hỏi kiểu này thì làm gì có chuyện đường thông, hè thoáng và có khung cảnh văn minh ở khu trung tâm - bộ mặt của đô thị Sài Gòn - được.
Vì sao chỉ có thể là thanh niên xung phong?
Trong câu chuyện giành lại vỉa hè từ các bãi giữ xe của các cơ quan ban ngành chiếm dụng, để xử lý triệt để vấn đề này, chính quyền TP.HCM đã ban hành lệnh khẩn cho tất cả quận, huyện phải nhanh chóng rà soát và thống kê các bãi giữ xe trên vỉa hè của địa phương mình. Qua đó, xác định giữ lại bãi nào, dẹp bãi nào để báo cáo UBND trong quý 1/2018. Đọc công văn khẩn đến đây ai cũng thấy sướng. Thế nhưng khi đọc đến đoạn giao lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) Thành phố tổ chức giữ xe trên vỉa hè ở những nơi cần thiết, thấy có cái gì đó chưa thoả đáng lắm, ông Hoàng, một người chuyên kinh doanh giữ xe trong nhà ở khu vực chợ Tân Bình, nói.
Theo ông Hoàng, dù là người không hiểu nhiều, nhưng ông cũng đủ biết vỉa hè là phần công cộng. Đã là đất công cộng mà muốn đem ra kinh doanh, ít nhất phải được sự đồng thuận của người dân. Người đại diện cho người dân chính là HĐND. Vậy tại sao phương án cho thuê hay giao vỉa hè không thông qua HĐND.
Kế đến, giả sử HĐND thông qua phương án này nọ, việc công khai, minh bạch chuyện kinh doanh vỉa hè phải được tính tới để cho người dân giám sát cũng như để người dân hưởng lợi nhiều nhất. Đó là phải đấu thầu kinh doanh vỉa hè chứ chỉ định cho riêng một đơn vị là không ổn. "Bài học chỉ định và nảy sinh lợi ích nhóm là chuyện chúng ta đang phải trả giá, ông Hoàng thẳng thắn đưa ra giải pháp.
Còn theo một cán bộ ngành giao thông, việc giao tất cả các bãi giữ xe cho lực lượng TNXP quản và tổ chức, không phù hợp với đề án cho thuê vỉa hè ở một số tuyến đường đang được sở Giao thông vận tải TP.HCM hoàn thiện để trình HĐND TP.HCM. Chưa hết, giao hết cho lực lượng TNXP, liệu lực lượng này có đủ người để làm hay lại bán cho người khác (tức rất dễ xảy ra tình trạng "bán lại", nhưng vẫn dán mác để hưởng chênh lệch). Đó là chưa kể làm kiểu này, trước sau lực lượng TNXP sẽ trở thành lực lượng chuyên trách giữ xe, chứ không phải là lực lượng xung kích trong các lĩnh vựcmà TNXP đã gầy dựng tên tuổi của mình.
Theo Giang Thanh - Đằng Giang (Thế Giới Tiếp Thị)
Tổng kiểm tra các cơ sở kinh doanh giữ xe có phép ở quận 1 UBND quận 1 sẽ tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ giữ xe trên địa bàn về giá, công tác phòng cháy, hóa đơn thuế,... Chiều 16.1, ông Lưu Trung Hòa, Phó chủ tịch UBND quận 1 (phụ trách kinh tế), cho biết vừa yêu cầu Phòng Kinh tế quận phối hợp với UBND 10 phường tiến hành kiểm...