Dior bôi nhọ hình ảnh phụ nữ?
Nhà mốt Pháp nhanh chóng xóa bức ảnh chụp người mẫu với làn da ngăm, mắt một mí trên mọi nền tảng sau khi cuộc tranh cãi nổ ra.
Dior bị cộng đồng mạng cáo buộc bôi nhọ phụ nữ Trung Quốc qua một bức ảnh vào ngày 17/11. Nhiều người yêu cầu công ty cũng như nhiếp ảnh gia giải thích, theo Global Times.
Theo đó, bức ảnh gây tranh cãi được trưng bày tại triển lãm thời trang Dior ở trung tâm nghệ thuật West Bund, cho thấy người mẫu có đôi mắt một mí, làn da ngăm, mặc trang phục truyền thống Trung Quốc và cầm chiếc túi Dior. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng người Trung Quốc – Chen Man.
Bức ảnh người mẫu Trung Quốc với làn da ngăm gây tranh cãi. Ảnh: Dior.
Một số người cho rằng bức ảnh mô tả phụ nữ Trung Quốc theo cách ăn mặc khuôn mẫu của phương Tây. Họ cũng nhận xét hình ảnh này không phù hợp với tiêu chuẩn vẻ đẹp điển hình ở Trung Quốc – làn da trắng và đôi mắt to.
Thương hiệu Pháp đã nhanh chóng xóa hình ảnh khỏi các nền tảng mạng xã hội nhưng không đưa ra lời giải thích.
Tờ China Womens News nhận xét bức ảnh cho thấy “niềm kiêu hãnh và định kiến” từ các thương hiệu phương Tây về thẩm mỹ, văn hóa. Nó thể hiện ý đồ bôi nhọ hình ảnh phụ nữ và xuyên tạc văn hóa Trung Quốc.
“Người sáng tạo ra bức ảnh và Dior đều không phản hồi, như thể họ đang khinh thường cư dân mạng – những người họ nói là không hiểu nghệ thuật”, một người dùng viết.
Tuy nhiên, một số người lại kiên quyết ủng hộ thương hiệu này. Họ cho rằng người phương Tây đang đánh giá cao đặc điểm sắc tộc của người Trung Quốc thay vì chỉ tập trung vào phụ nữ trẻ, gầy, da trắng.
Video đang HOT
Ý tưởng tương tự từng được Chen Man thực hiện và đăng trên tạp chí thời trang iD của Anh. Ảnh: iD.
Với quy mô khổng lồ của thị trường xa xỉ, Trung Quốc là một trong những nguồn đóng góp doanh thu lớn nhất cho nhiều thương hiệu thời trang toàn cầu. Cuộc tranh cãi này có thể đặt ra một tình huống tế nhị cho các công ty.
“Công chúng Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm với cách mô tả và đối xử của các công ty nước ngoài về con người hay văn hóa Trung Quốc”, Global Times nhận định.
Theo dữ liệu ngành, vào năm 2020, thị trường hàng xa xỉ của Trung Quốc tăng 48% bất chấp đại dịch Covid-19. Vào tháng 4, Bloomberg đưa tin nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc đối với Dior đã thúc đẩy 10 tỷ USD cho công ty mẹ LVMH.
Trước Dior, nhiều thương hiệu nổi tiếng khác cũng bị tố làm “méo mó” hình ảnh người mẫu Trung Quốc. Ví dụ, hãng thời trang cao cấp Italy Dolce & Gabbana đã bị chỉ trích sau khi đăng tải video có cảnh người mẫu Trung Quốc ăn mì spaghetti bằng đũa. Hành động này được cho là xúc phạm văn hóa Trung Quốc.
Ảnh store thuở sơ khai của loạt thương hiệu đình đám gây sốt với câu chuyện hết sức truyền cảm hứng, nhưng lại là hàng "fake"!
Chắc hẳn dân mạng click vào xem cũng phải tức giùm vì cú lừa trắng trợn này!
Những ngày gần đây, một tài khoản Facebook ngoại quốc đã đăng tải loạt ảnh những cửa hiệu đầu tiên của các nhãn hàng đình đám nhất nhì làng thời trang thế giới, kèm theo đó là dòng chú thích: "This gives me so much motivation. You really gotta start somewhere and with consistency and dedication, everything else follows! Don't give up on your dreams. Build your empire! Even if no one is cheering you on! Keep building" (Tạm dịch: Điều này mang lại cho tôi thêm nhiều động lực. Hãy khởi đầu với sự kiên định và cống hiến, mọi điều tốt đẹp sẽ cứ thế mà tới! Đừng từ bỏ ước mơ mà hãy xây dựng đế chế của bạn! Ngay cả khi không có ai cổ vũ thì cứ tiếp tục xây dựng).
Ngay sau khi được đăng tải, bài đăng kể trên đã nhận về hàng ngàn lượt like và vô số lượt chia sẻ. Ngạc nhiên, sửng sống, đầy cảm xúc... là hàng loạt trạng thái của của dân tình sau khi đọc bài viết trên. Tuy nhiên, đời không như mơ và sự thật phía sau sẽ khó mà khiến bạn niềm nở được...
Sự thật là hầu hết những hình ảnh trên đều là giả, đều đã được phục dựng lại để phục vụ cho mục đích sử dụng cá nhân. Trên thực tế, loạt cửa hiệu đầu tiên của các thương hiệu trên không hề tồi tàn và trông bình thường tới vậy. Cách bài trí cửa hiệu nếu không nguy nga, tráng lệ thì lại rất có gu và thể hiện rõ tinh thần sáng tạo từ các nhà mốt danh tiếng.
Store đầu tiên của Gucci và bên phải là hàng "pha ke" không hơn không kém
Gucci do Guccio Gucci sáng lập tại Florence vào năm 1921, sau đó ông đã mở cửa hiệu đầu tiên để bày bán các loại giày dép, túi xách da cao cấp và khăn lụa thượng hạng
Hình ảnh store đầu tiên của Dior, nguy nga và khác xa hình ảnh fake bên phải
Công ty thời trang Dior được thành lập vào ngày 16/12/1946 tại tư gia ở số 30 đại lộ Montaigne, Paris. Tuy nhiên, ngày nay, Dior lại lấy năm 1947 làm năm khai trương thương hiệu chính thức vì đó là năm Dior ra mắt bộ sưu tập đầu tiên
Store đầu tay của Maison Martin Margiela (trái) và ảnh fake (phải)
Được thành lập năm 1988, Margiela mở thương hiệu riêng tại Paris. quan điểm triết lí thiết kế của Martin Margiela đã ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực thiết kế thời trang. Thiết kế của Margiela vừa có tính sáng tạo cao vừa có sức mạnh tinh tế, ảnh hưởng bởi quan điểm triết lí thiết kế của riêng ông
Cuộc đổ bộ như vũ bão của những chiếc túi micro từ Dior Sau khi ra mắt cuối tháng 6 vừa qua, dòng túi micro của Dior đã thực sự gây bão trên mặt trận mạng xã hội với những hình ảnh cực chất từ các nàng thơ. Sau khi ra mắt cuối tháng 6 vừa qua, dòng túi micro của Dior đã thực sự "gây bão" trên "mặt trận" mạng xã hội với những hình...