Định vị xe cà phê dạo bằng smart phone
Hai khái niệm tưởng chừng không liên quan gì tới nhau lại đang là một dự án startup rất mới của một nhóm những người trẻ tới từ hai đầu đất nước.
Bắt nguồn từ ý tưởng những chiếc xe đẩy bán cà phê dạo thường thấy ở các nước châu Âu cổ kính, Hoàng Tùng cùng một vài người bạn đã bắt tay biến một khái niệm còn xa lạ ở Việt Nam thành hiện thực, đó là bán cà phê xe đẩy qua ứng dụng smart phone (điện thoại thông minh).
Bằng việc sử dụng ứng dụng, khách hàng có nhu cầu có thể định vị toàn bộ xe cà phê của chuỗi, chọn xe gần mình nhất để tới thưởng thức đồ uống hoặc gọi giao hàng.
Sau hai tháng đi vào hoạt động, chuỗi xe đẩy cà phê của nhóm đã có tới 11 điểm bán, bao gồm tám điểm tại TP HCM và ba điểm ở Hà Nội.
Một xe đẩy của chuỗi trên phố Chùa Láng Ảnh: Ngô Minh
Hoàng Tùng chia sẻ, với nhiều ưu điểm như tính linh hoạt, chi phí đầu tư mỗi xe không quá cao cũng như giảm thiểu được chi phí về mặt bằng, nhóm đã quyết định sử dụng mô hình bán cà phê và nước giải khát qua xe đẩy.
Để tạo ra sự khác biệt so với các xe đẩy đơn lẻ ở châu Âu, nhóm đã tích hợp hệ thống định vị cũng như quản trị qua ứng dụng smart phone.
Theo Tùng, nhóm đã tự thiết kế mẫu xe đẩy thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh doanh tại Việt Nam. Các xe đều được trang bị máy pha cà phê cùng dụng cụ pha chế, đóng vai trò như một quán cà phê nhỏ di động.
Video đang HOT
Nhờ tính linh hoạt nên nhóm có thể thử nghiệm việc phân phối xe tại nhiều địa điểm, nếu cảm thấy không phù hợp với địa điểm kinh doanh hiện tại, chỉ cần di chuyển xe tới vị trí mới và xin phép cơ quan chức năng sở tại.
“Mình muốn hướng tới đối tượng khách hàng văn phòng, những người mà năng suất làm việc bị ảnh hưởng nhiều nếu muốn thưởng thức một cốc cà phê &’tử tế’, còn nếu pha cà phê hòa tan để uống thì thực sự không đã”, Hoàng Tùng cho hay. Khách hàng chỉ cần mở ứng dụng, tìm xe cà phê gần nhất và gọi một cốc cà phê, sẽ được đưa đến tận nơi trong bán kính 2 km, để vừa làm việc vừa nhâm nhi.
Hoàng Tùng, đồng sáng lập của chuỗi xe đẩy bán cà phê Ảnh: Ngô Minh
Khó khăn lớn nhất mà nhóm gặp phải là thói quen tiêu dùng của khách hàng khi cả hai khái niệm mua cà phê dạo và sử dụng smart phone tìm xe cà phê đều còn rất mới mẻ và chưa được đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên nhóm tự tin rằng ứng dụng cũng như chuỗi xe đẩy sẽ là một làn gió mới cho phong cách thưởng thức cà phê của người trẻ tại các đô thị lớn.
“Mình thấy xe đẩy này màu sắc rất bắt mắt, không xập xệ như xe đạp bán cà phê dạo, cà phê pha máy vị cũng rất lạ”, Nguyễn Trung Kiên, sinh viên Đại Học Ngoại Thương chia sẻ. “Ứng dụng trên điện thoại (của chuỗi) thì mình chưa dùng thử, nhưng nghe rất thú vị.”
Trong tương lai gần, dự định của nhóm vẫn sẽ là mở rộng thêm nhiều điểm bán tại Hà Nội cũng như TP HCM, kết hợp với các đơn vị kinh doanh khác để tranh thủ về mặt bằng cũng như mở rộng tới Đà Nẵng và xa hơn là thị trường nước ngoài, nơi việc sử dụng ứng dụng di động đã trở nên phổ biến.
Theo_Zing News
"Miền đất chết" sinh nhiều triệu phú
Nằm lọt giữa dãy Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn, vùng Noong Lào, Chiềng Pha (huyện Thuận Châu, Sơn La), trước đây vốn được mệnh danh là "miền đất chết", nhưng nay đã khoác lên một bức tranh hoàn toàn khác. Họ, những người "mở đường" ngày ấy, đã trở thành những triệu phú và là những hạt nhân đem lại cho Noong Lào màu xanh trù phú, hưng thịnh!
Khai sáng đất nghèo
Ở tỉnh Sơn La, đặc biệt là khu vực huyện Thuận Châu, Noong Lào vốn được coi là miền đất hiểm, hình thành bởi sự "cùm kẹp" của 2 dãy núi có tên Pu Ta Cao và Pu Tếnh Hươn. Nghiệt thay, hai dãy này lại nằm xuôi theo hướng mà vào kỳ cao điểm gió Lào cứ thông thốc thổi về. Những cơn gió nóng, khô và lấy nhiều nước nên cỏ cây vào mùa nóng héo hon, xơ xác; mùa đông thì gió lạnh thổi buốt rạt nên muông thú cũng phải bỏ đi.
Nhờ việc đầu tư đúng đắn mà ông Lò Văn Bun đã có nguồn thu trăm triệu đồng từ chè, cà phê và chăn nuôi gia súc. Ảnh: Đ.T
Xót xa trước miền đất rộng hàng trăm ha bị bỏ hoang, hơn nữa, trước tình trạng "người sinh nhưng... đất không nở", nhiều người đã quyết dấn thân về vùng đất này kiếm kế sinh nhai, tiêu biểu là các ông Lò Văn Pâng, Lò Văn Bun, Lò Văn Chum, Lò Văn Thưng...
Ngoài chè, cà phê đang tạo nguồn thu giúp người dân Noong Lào thoát nghèo và đạt ngưỡng triệu phú, nhiều hộ dân còn tích cực xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa, với tổng đàn bò 1.500 con, gần 7.000 con lợn, hơn 30.000 con gia cầm, hứa hẹn đem lại thu nhập cao và giúp đồng bào phát triển kinh tế bền vững.
Đến với Noong Lào ngày nay, nói về những tấm gương tỷ phú, người đầu tiên hay được nhắc đến là ông Lò Văn Pâng. Trong ngôi nhà khá bề thế cùng những vật dụng hiện đại để phục vụ cuộc sống gia đình, ông Pâng ngược lại thời cơ cực đi mở đất.
Ông bảo: "Lên Noong Lào, sức lực bỏ ra, người dân vỡ đất mở ruộng trồng lúa, mở đồi trồng ngô. Nhưng do khí hậu khắc nghiệt, nên có "khéo co" thì người dân cũng chỉ đủ ăn. Không chấp nhận cảnh giẫm chân tại chỗ, ông và nhiều người dân ở đây đã suy tính về một hướng đi mới để đem lại bứt phá cho mình".
Đang lúc loay hoay, may mắn, một chủ trương về cây chè và cây cà phê đã được cấp trên đưa về. Tuy nhiên, để các thứ cây xa lạ ấy cắm chân, sống lại và làm giàu cho dân đất này như hiện nay thì ban đầu cũng không đơn giản. Sau nhiều đêm suy nghĩ, đoán định được lợi nhuận, ông Pâng đã thuyết phục vợ con để lấy đất canh tác của gia đình trồng chè và cà phê. Chè và cà phê trồng ở Noong Lào hợp khí hậu thổ nhưỡng đã bám đất phát triển nhanh chóng.
Thung lũng xanh Noong Lào
Khoát tay một vòng chỉ những diện tích cà phê, chè xanh mướt hiện có, ông Pâng vui vẻ nói: "Mỗi năm, nó đem về cho gia đình tôi cả trăm triệu đồng đấy. Nhà này, xe này, đồ dùng này, lại cả tiền cho con cái đi học nữa..., đều nhờ nó cả. Nếu không mạnh dạn, nếu không dám phá cách mà chỉ nhìn vào cây lúa, cây ngô thì chả bao giờ có được đâu".
Miền đất hoang vu Noong Lào giờ đã thành thung lũng xanh. ảnh: Đ.T
Ngoài gia đình ông Pâng, đến Noong Lào ngày nay, khách xa phải ngạc nhiên về những mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi ở đây. Cùng với màu xanh của chè, cà phê và tiếng mõ trâu lốc cốc, tiếng chuông bò rình rang là ngày càng nhiều gia đình triệu phú ra đời. T
rong đó có gia đình ông Lò Văn Bun. Sở dĩ ông Bun là người dẫn đầu về kinh tế của bản do là người đầu tiên mạnh dạn "xui" vợ con đem chè và cà phê về đây trồng trước nhất. Từ vài nghìn m2 đất hoang cằn ban đầu, nay quỹ đất đai nhà ông đã phủ xanh màu chè và cà phê. Hiện nay, với gần 5ha chè và cà phê kết hợp với chăn nuôi gia súc, mỗi năm gia đình ông đã có thu đến cả trăm triệu đồng. "Ngang ngửa" với gia đình triệu phú Lò Văn Pâng, Lò Văn Bun, ở đất Noong Lào hiện nay còn có các tên tuổi khác nữa như Lò Văn Chum, Lò Văn Thưng...
Từ miền đất "vứt đi", bằng sự dấn thân, dám nghĩ, dám làm của nhiều người dân, hiện nay cây chè và cây cà phê đang trở thành cây trồng có thế mạnh, lan tỏa và để nhiều gia đình học theo để làm giàu. Từ những cá nhân ban đầu, hiện nay hai thứ cây trồng này đang ngày lan rộng và phủ xanh cho đất nghèo một thời có tên Noong Lào.
Theo Danviet
Kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm sạch Ngày 23/8, tại Hà Nội, Báo điện tử Trí thức trẻ phối hợp với Ảnh: VGP/Đỗ Hương Theo Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, với dân số khoảng 10 triệu người, mỗi ngày nhu cầu tiêu thụ khoảng 1.000 tấn thịt các loại, 600 tấn cá, 3.200 tấn rau. Thế nhưng danh sách địa chỉ cung cấp sản phẩm nông sản sạch được xác...