Dinh thự tư nhân lớn nhất Trung Quốc, đẹp ngang ngửa Tử Cấm Thành
Khi nhìn kiến trúc của nơi này, không ít người phải thốt lên rằng nó quá đẹp, không thua kém gì Tử Cấm Thành.
Trong những năm gần đây, rất nhiều bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc đã đến dinh thự này để ghi hình lại, khiến nó trở thành một địa điểm du lịch được nhiều người tìm đến. Trong số nhiều ngôi nhà dân trở thành danh thắng nổi tiếng, nơi này được mệnh danh là nhà riêng lớn nhất Trung Quốc, có tổng diện tích không thua kém Tử Cấm Thành, được xây dựng bởi nhiều thế hệ trong suốt 300 năm.
Dinh thự này rất nổi tiếng thuộc quyền sở hữu của gia tộc họ Vương ở tỉnh Sơn Tây, tổng diện tích lên tới 250.000m2. Bên trong nơi này có 5 làn đường, 6 lâu đài tráng lệ, phong cách kiến trúc đậm nét cổ trang, được ví như “viên ngọc” trong giới nghệ thuật kiến trúc. Toàn bộ dinh thự được thiết kế công phu, đề cao tính thuận tiện khi sinh sống.
Về cấu trúc chung, dinh thự này được truyền lại nhiều đời nên nó giống như kiểu nhà tập thể cũ, có sự ngăn cách rõ ràng phía trước và phía sau. Cách bài trí mỗi nơi cũng rất độc đáo, mỗi sân thông với nhau nhưng vẫn đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt.
Cho đến nay, một số tòa nhà đã được mở cửa cho khách du lịch đến tham quan. Ước tính có tổng cộng 35 sân lớn nhỏ, 342 phòng, kết cấu dinh thự phức tạp, bao gồm nơi để ở, trường học… Thiết kế dinh thự này hình tứ giác, bên trong in đậm những dấu ấn lịch sử cổ xưa.
Toàn bộ dinh thự đều do gia đình họ Vương xây dựng, chi phí rất lớn, mất 300 năm mới hoàn thiện được như hiện tại. Mặc dù có một số nơi bên trong đã xuống cấp theo thời gian nhưng bạn vẫn cảm nhận được xa hoa, hào nhoáng của nó. Các khu vực cho phép du khách tham quan đều được xây dựng từ thời nhà Thanh.
Video đang HOT
Toàn bộ sân bên trong dinh thự đều được lót đá, nhà xây bằng gỗ, đá và được chạm khắc rất tinh xảo. Phong cách bài trí mỗi căn nhà bên trong cũng khác nhau, liên quan nhiều đến sở thích của gia chủ. Nhìn chung, dinh thự này thực sự là nơi rất thú vị dành cho những ai yêu thích vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa của người Trung Quốc.
Địa điểm: Tư gia họ Vương, làng Jingsheng, thị trấn Jingsheng, huyện Lingshi, thành phố Jinzhong, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Giá vé: 55 tệ (197.000 VNĐ) vào mùa cao điểm, 35 tệ (125.000 VND) vào mùa thấp điểm.
Giải mã 3 cung điện bất khả xâm phạm trong Tử Cấm Thành
Nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Tử Cấm Thành là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm.
Thế nhưng, khi tới đây, du khách không thể tham quan 3 cung điện: Vũ Hoa Các, Thiên Cung Bảo Điện và Phạn Tôn Lâu.
Tử Cấm Thành là một trong những cung điện hoàng gia tráng lệ và nguyên vẹn nhất thế giới. Công trình này có lịch sử tồn tại gần 600 năm lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử quan trọng.
Được xây dựng dưới thời nhà Minh, Tử Cấm Thành là biểu tượng cho quyền lực và nơi sinh sống của 24 hoàng đế. Vào năm 1912, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc thoái vị.
Về sau, Tử Cấm Thành trở thành một địa điểm du lịch mở cửa cho du khách tham quan. Theo ước tính, mỗi ngày có khoảng 20.000 du khách tham quan công trình "khủng" này.
Khi ghé thăm Tử Cấm Thành, du khách không thể ghé thăm 3 cung điện: Vũ Hoa Các, Thiên Cung Bảo Điện và Phạn Tôn Lâu. Những nơi này chưa từng mở cửa cho du khách tham quan.
Vũ Hoa Các là một trong 3 cung điện không mở cửa đón khách. Theo các sử liệu, Trung Chính điện bên trong Tử Cấn Thành là nơi có 10 ngôi đền Phật giáo.
Vũ Hoa Các là một trong số đó. Theo các nhà nghiên cứu, đây được cho là ngôi chùa dành riêng cho hoàng đế, ngoại trừ các Lạt ma làm nghi lễ thì không ai được phép bước vào.
Một số chuyên gia cho rằng bên trong Vũ Hoa Các ở Tử Cấm Thành lưu giữ nhiều món đồ của hoàng đế Càn Long. Đến nay, nơi đây vẫn là một bí ẩn lớn khiến công chúng tò mò.
Tương tự như Vũ Hoa Các, Thiên Cung Bảo Điện chưa từng mở cửa đón khách. Ban đầu, nơi đây có tên là Huyền Khung Bảo Điện. Dưới thời hoàng đế Thuận Trị, công trình này được tu sửa và đổi tên thành Thiên Cung Bảo Điện.
Theo sử sách, Thiên Cung Bảo Điện là nơi thờ Thần Hạo Thiên. Do đó, nơi đây thường tổ chức các hoạt động Đạo giáo. Trải qua nhiều thế kỷ, cung điện này vẫn còn khá nguyên vẹn.
Phạn Tôn Lâu nằm trong hội trường Phật giáo Trung Chính điện tại Tử Cấm Thành. Sử sách ghi chép đây là một Phật đường có diện tích nhỏ. Hoàng đế Càn Long cho xây dựng công trình này.
Tương truyền, Càn Long tin rằng, bản thân là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi. Do đó, ông hoàng này hạ lệnh cho đúc một bức tượng tạc gương mặt mình đặt trong Phạn Tôn Lâu. Thêm nữa, bên ngoài đại sảnh Phật đường này còn có long bào, áo giáp, vũ khí và một số đồ dùng của hoàng đế Càn Long.
Vì sao Tử Cấm Thành chỉ xây 9.999 thay vì 10.000 căn phòng? Nằm ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 vị hoàng đế. Bên trong cung điện hoàng gia này có 9.999 căn phòng. Nhiều người tò mò vì sao người xưa không xây thêm một phòng để có con số tròn là 10.000. Tử Cấm Thành nổi tiếng là một trong những cung điện hoàng gia...