Dinh thự thủ tướng Nhật bị bỏ trống gây ngờ vực
Dinh thự chính thức cho thủ tướng Nhật bị bỏ trống gần 10 năm khiến truyền thông nước này dấy lên nhiều nghi vấn, trong đó có cả tin đồn “có ma”.
Cứ sau vài năm, truyền thông Nhật lại bàn luận lý do khiến các thủ tướng gần đây không ở trong dinh thự chính thức. Tuần trước, vấn đề này lại được thảo luận và câu trả lời luôn là: tin đồn có ma.
Hoàn thiện tháng 4/2002, dinh thủ tướng, được gọi là Sori Kotei, là công trình 6 tầng rộng rãi nằm gần Tòa Quốc hội. Tuy nhiên, từ khi đắc cử sau cuộc bỏ phiếu tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Suga vẫn ở trong căn nhà chật chội tại khu dành cho thành viên quốc hội mà ông đã ở suốt 25 năm qua.
Bên ngoài dinh thủ tướng Nhật ở Tokyo. Ảnh: Wikipedia .
Trong cuộc tranh luận hồi tháng 2, Yoshihiko Noda, thuộc đảng Dân chủ Lập hiến đối lập, yêu cầu được biết lý do ông Suga vẫn chưa chuyển đến dinh thự. Noda là thủ tướng từ năm 2011 đến năm 2012 và là thủ tướng gần nhất sống trong dinh thự.
Ông Noda đặt câu hỏi cho ông Suga hai ngày sau trận động đất 7,3 độ, chỉ ra rằng lãnh đạo này mất tới 20 phút để đến đến dinh thủ tướng chủ trì cuộc họp khẩn cấp.
Video đang HOT
“Điều gì sẽ xảy ra nếu động đất ngay dưới Tokyo? Giao thông có thể bị tắc nghẽn và sẽ mất nhiều hơn 20 phút. Nhưng đi bộ từ nơi ở của thủ tướng đến văn phòng thì không mất phút nào”, Noda hỏi. “Dù không ai ở, tiền bảo trì và bảo dưỡng hàng năm lên tới 160 triệu yên (1,47 triệu USD). Tôi không thể hiểu tại sao ngài không chuyển đến”.
Các phóng viên cũng từng hỏi ông Suga câu tương tự ngay sau cuộc bầu cử. Dù ông tránh trả lời, truyền thông Nhật khẳng định nguyên nhân do ông đã nghe những tin đồn ma quái trong dinh thự.
Năm 2013, người tiền nhiệm của ông Suga là Shinzo Abe trả lời “không biết” về những tin đồn sau khi một chính trị gia đối lập hỏi lý do ông không sống ở đó. Suga, khi đó là chánh văn phòng nội các, cũng bị thúc hỏi vấn đề này trong cuộc họp báo sau đó và rằng ông có cảm thấy có ma.
“Bây giờ các bạn nhắc đến thì có lẽ là tôi cảm thấy đấy”, Suga trả lời, khiến phóng viên bật cười.
Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga tại cuộc họp ở dinh thủ tướng hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Dinh thự thủ tướng được xây trên địa điểm từng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Năm 1932, thủ tướng bấy giờ là Tsuyoshi Inukai bị 11 sĩ quan hải quân bắn chết trong cuộc đảo chính quân sự. Bốn năm sau, anh rể của thủ tướng lúc đó là Keisuke Okada và 4 người khác bị bắn chết trong một cuộc đảo chính khác.
Cựu thủ tướng Nhật Yoshiro Mori từng tâm sự với bạn rằng ông bị đánh thức giữa đêm trong dinh thự bởi âm thanh của những người lính hành quân. Junichiro Koizumi, thủ tướng từ năm 2001 đến 2006, được cho là đã mời thầy Thần đạo đến dinh thự trừ tà.
“Tôi đã nghe những câu chuyện mơ hồ rằng nơi này bị ma ám, nhưng tôi thực sự không nghĩ điều đó có thể giải thích việc thủ tướng không chuyển đến”, Hiromi Murakami, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Temple, Tokyo, cho biết. “Nhưng tôi cũng nghe nói dinh thự không thoải mái cho lắm. Người Nhật đã quen với những ngôi nhà nhỏ và gọn, nên đột nhiên được yêu cầu chuyển đến một nơi rộng lớn như thế sẽ cảm thấy khá lạ lẫm. Đó có lẽ là lý do khả dĩ hơn tin đồn có ma”.
Đảng Nhật mời phụ nữ họp, nhưng không cho phát biểu
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật đề xuất cho phụ nữ tham dự cuộc họp của hội đồng 12 thành viên, nhưng không cho họ phát biểu.
Đã đến lúc để các thành viên nữ của đảng Dân chủ Tự do (LDP) nổi bật hơn tại các cuộc họp quan trọng, Tổng thư ký của đảng Toshihiro Nikai cho biết trong tuần này. Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi cựu thủ tướng Yoshiro Mori từ chức trưởng ban tổ chức Olympic Tokyo vì phát biểu các cuộc họp có sự tham dự của "những phụ nữ nói nhiều" có xu hướng "kéo dài".
Động thái của LDP được xem là nỗ lực nhằm thể hiện cam kết bình đẳng giới của đảng sau lùm xùm của ông Mori. Tuy nhiên, đề xuất nhanh chóng bị người dùng mạng xã hội và các nghị sĩ đối lập chế giễu vì các nhóm gồm khoảng 5 phụ nữ tham dự các cuộc họp của hội đồng 12 thành viên, trong đó 10 người là nam giới, với điều kiện họ phải im lặng quan sát.
"Chủ nghĩa Sô-vanh (chủ nghĩa sùng bái tinh thần bè phái cực đoan) nam và phân biệt đối xử với phụ nữ luôn là một phần của LDP", một người dùng Twitter viết.
Các thành viên nội các của Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, chỉ gồm hai phụ nữ, khi ra mắt tháng 9/2020. Ảnh: AP .
Nikai, người ủng hộ ông Yoshihide Suga trở thành thủ tướng năm ngoái, bảo vệ đề xuất này. Theo đó, các quan sát viên nữ sẽ được phép gửi quan điểm của họ đến ban thư ký của hội đồng, thay vì phát biểu.
"Điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ những cuộc thảo luận nào đang diễn ra", Nikai, 82 tuổi, nói với các phóng viên.
Nikai đưa ra đề xuất một ngày sau khi cựu bộ trưởng quốc phòng Tomomi Inada, người vận động nâng cao vị thế của các nữ nghị sĩ, đề nghị phụ nữ được phép tham dự các cuộc họp quan trọng của đảng. Năm ngoái, Inada gọi Nhật Bản là "nền dân chủ không có phụ nữ" sau khi Thủ tướng Suga chỉ bổ nhiệm hai phụ nữ vào nội các.
"Phụ nữ chiếm một nửa dân số Nhật Bản và 40% thành viên LDP. Nếu phụ nữ không có nơi để thảo luận chính sách họ muốn ban hành, thì nền dân chủ của Nhật Bản không thể giúp ích gì ngoài sự thiên vị", bà nói.
Vấn đề giới của Nhật Bản được phản ánh qua thành phần hạ viện, nơi chỉ có 9,9% nghị sĩ là phụ nữ, thấp hơn nhiều so với mức trung bình quốc tế 25,1%, theo Liên minh Nghị viện, tổ chức toàn cầu của các nghị viện quốc gia. Ngoài ra, xếp hạng toàn cầu về bình đẳng giới của Nhật Bản ở vị trí 121 trong số 153 quốc gia trong báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020 , giảm 11 bậc so với năm trước và là xếp hạng thấp nhất trong các nền kinh tế tiên tiến.
'Nhật phản đối mạnh mẽ hành động gia tăng căng thẳng ở Biển Đông' Thủ tướng Suga Yoshihide chiều 19/10 có bài phát biểu về chính sách, cam kết Nhật Bản sẽ thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông và tăng kết nối kinh tế với Đông Nam Á. "Xin chào, tôi là Suga Yoshihide, tôi yêu Việt Nam, tôi yêu ASEAN", Thủ tướng Suga nói bằng tiếng Việt, mở đầu bài phát biểu trước...