“Dính” thiệt hại đau xót, nông hộ nuôi lợn thấp thỏm lo vụ tết
Thị trường mùa tết là cơ hội để nông hộ chăn nuôi lợn kiếm lời. Nhưng khi bệnh dịch tả châu Phi còn rình rập, cơ hội tái đàn đã khó, giữ được đàn lợn an toàn cho đến ngày xuất bán còn khó hơn.
Do đó, lường trước nguy cơ rủi ro bằng chăn nuôi an toàn vẫn là giải pháp hàng đầu rút ra từ những kinh nghiệm đầy nước mắt của nông dân.
Bài học xương máu!
Sau thời gian tạm lắng, đầu tháng 11 năm nay, 3 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái phát tại Bình Phước khiến người chăn nuôi thêm bất an. Gia đình anh Phan Văn Đạt (ở xã Minh Thành) là hộ duy nhất có lợn bị nhiễm DTLCP ở huyện Chơn Thành.
Chuồng trại trống trơn là tất cả những gì còn sót lại khi dịch bệnh này “cuốn” sạch cả đàn lợn 127 con, gồm cả lợn thịt lẫn lợn nái. Hơn 1 tháng nay, anh Đạt vẫn chưa hết bàng hoàng và tiếc nuối với khối tài sản là đàn lợn trị giá gần nửa tỷ đồng của gia đình đã không cánh mà bay.
Nông dân Đồng Nai chăm sóc đàn lợn chờ bán tết. Ảnh: N.V
Do đất đai không có nhiều, toàn bộ cơ nghiệp gia đình anh chỉ trông mong vào đàn lợn, để nuôi hy vọng gỡ gạc trong mùa tết, để có tiền chăm lo cho con cái học hành.
“Trong thời gian ủ bệnh, lợn nhà tôi vẫn ăn uống bình thường. Nhưng đến khi phát bệnh thì đàn lợn lăn ra chết và chết rất nhanh. Đó là một cú sốc lớn cho gia đình” – anh Đạt kể.
Video đang HOT
Trước khi xảy ra sự cố đáng tiếc, anh vẫn thực hiện việc phun xịt, khử khuẩn chuồng trại thường xuyên. Nhưng chẳng may đàn lợn anh bắt về từ Bình Dương hồi cuối tháng 10 đã nhiễm mầm bệnh từ lúc nào. Không lâu sau đó, đàn lợn phát sốt, bỏ ăn rồi lăn ra chết hàng loạt. Chỉ duy nhất một hộ của anh Đạt có dịch bệnh nhưng không chỉ xã Minh Thành mà toàn huyện Chơn Thành đã phải công bố DTLCP.
Hiện anh Đạt vẫn chưa tính đến chuyện tái đàn vì rủi ro và hậu quả quá nặng nề. Về lâu dài, đề phòng với mọi nguy cơ vẫn là vẫn là biện pháp để đối phó dịch bệnh nguy hiểm này. “Nếu có tái đàn chắc chắn tôi sẽ phải tìm nguồn giống ở những địa chỉ thật sự tin cậy, phải thông qua các quy trình kiểm dịch của thú y” – anh Đạt nói.
Còn tại xã Minh Long (huyện Chơn Thành), tuy năm nay dịch bệnh được khống chế tốt nhưng việc tái đàn ở nông hộ cũng hết sức dè dặt. Năm ngoái, DTLCP làm 11 lợn thịt và 3 lợn nái đang mang thai của chị Nguyễn Thị Huyền chết sạch.
Gắng gượng nuôi lại 16 con, đàn lợn đang lớn dần khỏe mạnh nhưng nỗi lo tái bùng phát dịch vẫn luôn ám ảnh đối với chị Huyền. Toàn bộ số vốn hơn 150 triệu đồng mà chị đầu tư cho đàn lợn này chủ yếu là đi vay nóng, với lãi suất cao, trong khi một mình chị đang nuôi 4 con nhỏ. “Nếu không may dịch bệnh bùng phát thì cuộc sống của 5 mẹ con không biết sẽ về đâu” – chị Huyền tâm sự.
Chưa hết rủi ro
Đến nay, tổng đàn lợn của Đồng Nai đạt 2,2 triệu con. Tình hình tăng đàn, tái đàn của tỉnh đang diễn biến tốt. Nhưng so với mục tiêu đề ra, phải đạt 2,5 triệu con lợn vào cuối năm, tức là toàn tỉnh còn thiếu 300.000 con nữa.
Tại huyện Chơn Thành, năm 2019, DTLCP đã xảy ra tại 7/9 xã, thị trấn; gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi lợn.
Theo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chơn Thành, khi lợn có giá thì người dân còn có chút ít tiền lãi; còn một khi lợn xuống giá thì xem như người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Đây là thực trạng chung của nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trên địa bàn.
Tại địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu, tình hình tăng đàn lợn cho thị trường dịp tết của các nông hộ cũng im ắng hơn mọi năm. Năm ngoái, ông Nguyễn Văn Liêm (ở huyện Xuyên Mộc) nuôi 100 con lợn phục vụ thị trường tết. Năm nay, ông chỉ lo chăm sóc hơn 20 con.
Giá lợn hơi hiện đang dao động trên dưới 70.000 đồng/kg. Với giá này, trung bình mỗi con lợn xuất chuồng, người nuôi cũng có lãi khoảng 2-3 triệu đồng. Ông Liêm cho biết, đó là mức lãi lớn và hấp dẫn. Đến cuối năm, nhu cầu thịt lợn luôn tăng mạnh nên giá lợn hơi sẽ còn nhích lên.
“Nhưng dịch bệnh vẫn hết sức khó lường. Tái đàn mà chỉ nhìn vào lãi, không tính đến rủi ro là rất mạo hiểm. Chỉ những hộ gia đình nào có thể tự nhân giống mới tự tin mở rộng quy mô chăn nuôi” – ông Liêm nói thêm.
Tại huyện Tân Phú (Đồng Nai), bà Phạm Thị Hồng Hạnh mới tái đàn lại đầu tháng 2 năm nay. Dù đã làm đúng thủ tục theo hướng dẫn của chính quyền địa phương để được tái đàn, nhưng bà cũng chỉ dám nuôi lại 10 con lợn thịt, bằng phân nửa so với hồi trước dịch. Xuất bán đàn lợn đó, lời được 36 triệu đồng, bà tiếp tục tăng đàn lứa thứ 2 lên 26 con lợn thịt để bán tết.
Thận trọng nuôi thử nghiệm với số lượng ít để giảm thiểu rủi ro rồi mới tăng đàn dần dần là cách mà nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như bà Hạnh lựa chọn từ sau dịch. “Phải chắc ăn trong từng lứa nuôi rồi mới gối đầu tiếp. Nhất là với đàn lợn bán tết, chừng nào chưa tới tết thì chưa hết lo” – bà Hạnh chia sẻ.
Ông Nguyễn Trường Giang – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y Đồng Nai đánh giá, cách làm này cũng đang giúp tỉnh bảo vệ an toàn đàn lợn, không để dịch bùng phát đến thời điểm hiện tại. So với mục tiêu đề ra, phải đạt 2,5 triệu con lợn vào cuối năm, toàn tỉnh còn thiếu 300.000 con.
“Đồng Nai chấp nhận thất bại về số lượng để đảm bảo mục tiêu tái đàn, phát triển chăn nuôi sao cho bền vững nhất mà vẫn đảm bảo cung ứng đủ nguồn thịt lợn cho thị trường” – ông Giang thừa nhận.
Ông Lê Minh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chơn Thành (Bình Phước) khuyến cáo, DTLCP vẫn có thể bùng phát trở lại. Đặc biệt, về cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tăng cao, dễ xảy ra tình trạng vận chuyển, giết mổ, mua bán sản phẩm động vật tràn lan, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khiến các loại dịch bệnh nguy hiểm có nhiều cơ hội xâm nhiễm. Phòng bệnh vẫn là giải pháp tối ưu khi đến thời điểm này DTLCP chưa có vaccine.
Đồng Tháp: Cho cá heo kêu éc éc ở chung ao với cá chạch lấu, bắt cả tấn, nông dân bất ngờ thu lời lớn
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cao Lãnh tổ chức tổng kết mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp nuôi cá heo nước ngọt, gắn với liên kết tiêu thụ.
Chương trình tham quan, tổng kết mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp nuôi cá keo nước ngọt được tổ chức tại xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), có 40 nông dân trong và ngoài mô hình tham dự.
Các đại biểu, nông dân tham quan mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp nuôi cá heo nước ngọt tại xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp nuôi cá heo nước ngọt có qui mô 5.000m2/1 hộ tham gia tại xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh.
Theo báo cáo kết quả thực hiện mô hình nuôi xen ghép cá chạch lấu với cá heo nước ngọt, bước đầu cho kết quả khá cao, vượt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, năng suất cá chạch lấu ước đạt 1.740 kg, cá heo nước ngọt là 40kg. Lợi nhuận mô hình nuôi xen ghép cá chạch lấu với cá heo nước ngọt tại thời điểm tổng kết trên 206 triệu đồng.
Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo nước ngọt đã thành công bước đầu và phát triển một số điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp cá heo nước ngọt thu được lợi nhuận khá cao, dao động từ 400 - 600 triệu đồng/ha/vụ.
Trong đó, lợi nhuận chính đem lại chủ yếu là từ cá chạch lấu, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp, mở ra hướng đi mới cho người theo nghề thủy sản nước ngọt an tâm sản xuất.
Nuôi xen ghép cá chạch lấu với cá heo nước ngọt cũng là mô hình nuôi kết hợp với tác động kép mang lại lợi nhuận ổn định, cần được phát triển nhân rộng trong thời gian tới.
Thạch đen xứ Lạng rộng đường xuất khẩu sang Trung Quốc, giá bật tăng mạnh Nghị định thư xuất khẩu thạch đen Việt Nam sang Trung Quốc đã mở ra cơ hội lớn cho bà con nông dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong những ngày qua, giá thạch đen đã bật tăng mạnh trong khi diện tích trồng được mở rộng tối đa để đáp ứng nhu cầu từ thị trường Trung...