Đình thần Năm Ông 260 năm tuổi
Rằm tháng Giêng, ngôi đình thờ Năm Ông được trang trí với trăm khoanh nhang có liễn tên người hành hương.
Đình thần Năm Ông trên đường Võ Đình Sâm, P8, là điểm thờ tự của cộng đồng người Hoa, được nhiều người tôn kính và đến chiêm bái. Xây dựng năm 1760, ban đầu đình là ngôi đền nhỏ, làm từ vật liệu thô sơ như cây, lá, thờ Quan Thánh Đế (Quan Công). Ngày nay ngôi đình được tôn tạo khang trang hơn, gồm ba gian, hai chái (có chính điện, gian giữa và hậu đình) với kiến trúc giao hòa giữa hai nền văn hóa Hoa – Việt.
Trong đình thờ 5 ông từ trái qua gồm: Linh quan Thiên Tôn, ông Châu Xương, Quan thánh Đế quân (tức Quan Công, giữa), ông Quan Bình và Trương tiên Đại Đế.
Trải qua thăng trầm lịch sử, với nhiều lần trùng tu, các pho tượng thờ 5 ông vẫn giữ được sự bền chắc, cho thấy được tài hoa của các nghệ nhân xưa khi chế tác tượng, với áo giáp từ vôi, cốt gỗ.
Bên ngoài cửa đình là tượng ngựa và cây mai tứ quý, được đặt đối xứng 2 bên. Trong niềm tin của người hành hương, ngựa biểu trưng cho sự thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, nên nhiều người thắp hương hoặc sờ tượng ngựa để mong một năm mới thuận lợi.
Vào ngày 21/2 (mùng 10 tháng Giêng), những người phụ giúp tại đình tập trung từ sáng để treo nhang khoanh (hay nhang đụn) và treo liễn tên cho người dân, du khách đến hành hương vào ngày rằm tháng Giêng.
Video đang HOT
Những người phụ giúp đang sắp xếp liễn tên để lồng vào khoanh nhang khi treo lên trần. Trong liễn là các chữ Hán, mang ý nghĩa chúc phúc, bình an, sức khỏe cho người hành hương.
“Trong khi có dịch Covid-19, những ai ngại không đến đình thắp nhang được vào rằm tháng Giêng thì người phụ việc tại đình sẽ thắp giúp”, bà Út, quản lý đình, cho biết.
“Treo nhang đụn trong đình là một truyền thống của người địa phương. Nên từ giao thừa có nhiều người đến viết tên lên liễn đỏ, với mong ước năm mới thịnh vượng, sức khỏe dồi dào”, bà Chín, phụ giúp tại đình nói.
Đình thần Năm Ông treo nhang khoanh có hai màu là đỏ sậm và vàng đậm. Mỗi một đụn nhang có thể cháy trong 15 ngày nên còn có tên gọi là nhang nửa tháng.
Khách đến treo nhang khoanh vào dịp Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng… cũng là đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động, tôn tạo đình.
Rằm tháng Giêng năm nay đình treo lên trần 600 đụn nhang, tạo nên phông nền ấn tượng khi được nhìn từ dưới lên.
Gian sau của đình thờ cửu huyền. Đây là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, với ý nghĩa tưởng nhớ, kính trọng ông bà tổ tiên đã mất.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), đình thần Năm Ông vẫn được giữ nguyên trạng và người dân tiếp tục thờ cúng, đóng góp để tôn tạo đình. Qua năm tháng, đình là nơi lưu trữ những giá trị tâm linh, tín ngưỡng, góp phần đa dạng du lịch tâm linh, văn hóa Sóc Trăng.
Hàng triệu người Ấn hành hương tới sông Hằng giữa Covid-19
Một triệu người Ấn Độ đã hành hương tới bờ sông Hằng dự lễ hội Kumbh Mela, bất chấp nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Lễ hội Kumbh Mela diễn ra bên bờ sông Hằng ở thành phố cổ Haridwar, miền bắc Ấn Độ, là một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất thế giới. Người hành hương tới đây để tắm rửa, với niềm tin dòng nước thiêng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ.
Trong bối cảnh sẽ có thêm vài triệu người nữa kéo tới đây dự lễ hội trong vài tuần tới, chính quyền đã áp đặt nhiều biện pháp ngăn ngừa Covid-19, bao gồm giãn cách xã hội, hạn chế số người tham dự, đánh dấu các khu vực tắm theo màu.
"Đại dịch là điều đáng lo ngại, nhưng chúng tôi đang thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa", Siddharth Chakrapani, thành viên ban tổ chức lễ hội, nói.
Người Ấn Độ xuống tắm ở sông Hằng trong ngày đầu tiên của lễ Kumbh Mela hôm 14/1. Ảnh: Reuters
Đa số những người lội xuống dòng sông Hằng lạnh giá vào sáng 14/1 đều không đeo khẩu trang, chen vai nhau bên bờ sống, bất chấp quy định giãn cách. Senthil Avoodai K Raj, một quan chức cảnh sát cấp cao, cho biết hàng nghìn cảnh sát đã có mặt và có thể phạt tiền người hành hương nếu vi phạm quy định phòng tránh Covid-19.
Ấn Độ đã ghi nhận hơn 10 triệu ca Covid-19, cao thứ hai thế giới sau Mỹ, và báo cáo hơn 150.000 ca tử vong. Chính phủ sẽ phát động chiến dịch tiêm chủng từ ngày 16/1, với mục tiêu tiêm phòng cho 300 triệu người vào đầu tháng 9. Nhân viên y tế và những người làm việc trên tuyến đầu chống dịch sẽ được tiêm chủng đầu tiên, tiếp theo là người trên 50 tuổi và người có bệnh lý nền.
Một số người hành hương tới Haridwar bác bỏ lo ngại về mối đe dọa từ Covid-19.
"Ấn Độ không giống châu Âu. Chúng tôi có khả năng miễn dịch tốt hơn", Sanjay Sharma, 50 tuổi, nói. "Thật buồn khi không nhìn thấy người ta tụ tập đông đúc ở Kumbh như trước. Ai rồi cũng phải chết. Sống mà sợ hãi thì có ích gì?"
UNESCO công nhận Kumbh Mela là di sản văn hóa phi vật thể. Theo thần thoại Hindu, các vị thần và ác quỷ đã chiến đấu để giành chiếc bình thiêng chứa mật hoa bất tử. Giọt mật rơi xuống 4 địa điểm dọc các con sông ở Ấn Độ, hiện luân phiên làm nơi tổ chức lễ hội.
Một số lễ hội tôn giáo khác đang diễn ra ở Ấn Độ trong tuần này, bao gồm Gangasagar Mela ở Kolkata, nơi dự kiến có 15.000 người tham dự.
Thành phố Maduraio ở bang miền nam Tamil Nadu dự kiến tổ chức lễ hội đuổi bò Jallikattu, nơi người tham gia tìm cách túm lấy sừng bò khi chúng chạy qua đám đông.
Nhiều lễ hội tôn giáo khắp thế giới đã bị hủy hoặc thu hẹp quy mô vì Covid-19. Chỉ có vài nghìn người Hồi giáo tham dự lễ hành hương tới thánh địa Mecca năm ngoái, so với hai triệu người như mọi năm.
Thánh lễ đêm Giáng sinh tại Vatican cũng chỉ có chưa đầy 100 người tham gia, thay vì 10.000 người như thường lệ. Khắp thế giới, người theo đạo Hồi, Thiên Chúa, Do Thái, và những đạo khác, đã cắt giảm hoặc hủy bỏ nhiều sự kiện tôn giáo trong 10 tháng qua.
Độc đáo ngôi làng không nhà nào có cửa Làng Shani Shingnapur với khoảng 200 hộ dân ở quận Ahmednagar, bang Maharashtra (Ấn Độ) là một địa điểm hành hương của nhiều tín đồ đạo Hindu. Những ngôi nhà ở đây không lắp cửa, luôn chào đón khách và người hành hương. Vì sao vậy? Người làng tin rằng nếu có ai không trung thực hoặc muốn ăn cắp, người đó sẽ...