Dính sai phạm, 9 công ty và 28 kiểm toán viên bị kỷ luật
Do chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính các năm 2012, 2011, 2010… hàng loạt công ty và kiểm toán viên đã bị kỷ luật cảnh cáo và khiển trách.
Các sai phạm liên quan đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
Theo nguồn tin từ Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Chủ tịch VACPA mới đây đã ký quyết định xử lý kỷ luật khiển trách/cảnh cáo các hội viên có sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) năm 2012.
Theo đó, diện bị cảnh cáo có 1 công ty kiểm toán và 14 kiểm toán viên/hội viên; diện bị khiển trách có 8 công ty kiểm toán và 14 kiểm toán viên/hội viên.
Nguyên nhân do các cá nhân, tổ chức này chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính các năm 2012, 2011, 2010…
Video đang HOT
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam yêu cầu các công ty kiểm toán và kiểm toán viên/hội viên cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tích cực trau dồi chuyên môn nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo cho kiểm toán viên và nhân viên chuyên môn, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn mực kiểm toán, quy định đạo đức nghề nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan và Điều lệ Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, tránh lặp lại các sai phạm tương tự trong tương lai.
Cùng ngày, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cũng đã có công văn báo cáo Bộ Tài chính về nội dung các sai phạm và đề xuất hình thức xử lý kỷ luật các hội viên có sai phạm phát hiện trong cuộc kiểm tra chất lượng kiểm toán năm 2012.
Trước đó, vào ngày 9/1/2013, Hội đồng thẩm định chất lượng kiểm toán của VACPA đã họp để xem xét các sai phạm phát hiện trong đợt kiểm tra chất lượng năm 2012, kiến nghị Bộ Tài chính hình thức xử lý kỷ luật đối với các kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
Danh sách 8 công ty bị kỷ luật khiển trách bao gồm Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel; Công ty TNHH Kiểm toán Mekong NAG (nay là Công ty TNHH Kiểm toán quốc gia VIA); Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Hà Nội (Hanco); Công ty TNHH Kiểm toán Vạn An – MAAC; Công ty TNHH Tài chính và Kiểm toán Việt Nam (AC Việt Nam); Công ty TNHH Kiểm toán Cảnh Xuân; Công ty TNHH Kiểm toán S&S và Công ty TNHH Kiểm toán Thủy Chung.
Một công ty kiểm toán bị kỷ luật cảnh cáo là Công ty TNHH Kiểm toán BHP.
Theo Dantri
6 bộ, ngành điều trần chống tham nhũng
Ít nhất có 6 bộ, ngành sẽ phải cung cấp thông tin trong phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng sẽ được tiến hành ngay trong tháng 5/2013.
Ít nhất có 6 bộ, ngành: Tài chính, xây dựng, Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán và đặc biệt là Thanh tra Chính phủ sẽ phải cung cấp thông tin trong phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng sẽ được tiến hành ngay trong tháng 5/2013. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị trực tuyến triển khai các nghị quyết của QH, vừa được tổ chức sáng 4/2.
Trước sự có mặt của 4 vị thứ trưởng, một phó thống đốc và một Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, ít nhất 2 quan chức QH đã đề nghị các cơ quan thừa hành "phải có báo cáo", phải "cung cấp thông tin".
Tại hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đến chức năng giám sát của QH. Ông đề nghị các ĐBQH phải giám sát xem các nghị quyết của QH, đặc biệt 7 NQ vừa ban hành trong kỳ họp thứ 4 đã "đi đến đâu", "đã vào đâu", "đã được triển khai thế nào", thậm chí "có được thực hiện không".
Bộ Tài chính, 1 trong 6 bộ, ngành phải điều trần về phòng chống tham nhũng
Tuy nhiên, vấn đề mà các vị ĐBQH quan tâm nhất là vấn đề hiệu quả giám sát. Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội Trương Thị Mai đề nghị các cơ quan thực hiện nghị quyết thuộc Chính phủ "phải có báo cáo" đầy đủ. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ya Duck thậm chí đề nghị "Kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp với những báo cáo, dự án luật không gửi trước cho cơ quan giám sát".
Phó đoàn ĐBQH TPHCM Trần Du Lịch cho rằng "cần làm rõ việc cưỡng chế thi hành đối với chính quyền các cấp". Theo ông Lịch, đang có một thực tế rằng: "Luật thì cưỡng chế" nhưng nghị quyết thì không rõ ở mức độ nào. "Giám sát phải đặt vấn đề NQ QH có phù hợp với cuộc sống không? Để bổ sung cho phù hợp", và quá trình giám sát cũng phải đặt ra vấn đề giải quyết "khoảng cách" giữa NQ và việc thực thi ở các địa phương.
Cho rằng hiệu quả của giám sát QH chỉ có thể có khi đáp ứng được vấn đề cơ bản là "được cung cấp thông tin", ông Quyền nêu thực tế: Khi Ủy ban Tư pháp đề nghị cung cấp thông tin, các cơ quan tư pháp như công an, tòa án, VKS "cơ bản là đáp ứng". Tuy nhiên đối với các bộ, ngành, việc cung cấp thông tin - theo ông Quyền - là "rất chậm và thiếu". Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, tháng 5/2013, Ủy ban Tư pháp sẽ tiến hành phiên điều trần về phòng, chống tham nhũng.
Trước sự tham dự của 4 thứ trưởng các bộ Y tế, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, ông Quyền "Đề nghị các cơ quan cần đáp ứng, phối hợp để phúc đáp, nhất là những liên quan đến kết luận thanh tra, kiểm toán".
"Muốn tăng cường giám sát hiệu quả, cần làm rõ trách nhiệm, và là trách nhiệm có địa chỉ" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh đến trách nhiệm cụ thể của "bộ ngành nào, địa phương nào, cá nhân nào". Theo ông Quyền: "Chúng ta không thể nói trách nhiệm chung chung, bởi đó chỉ như "đấm vào không khí". Nếu nói tăng cường giám sát mà không có quyết tâm, không có phương pháp, không có bản lĩnh, và rồi không có cụ thể thì cũng không giải quyết được gì".
Theo 24h
Khiển trách một chủ tịch huyện, cảnh cáo một hiệu trưởng cao đẳng Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk vừa có thông báo thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND H.Ea Kar, do cókhuyết điểm trong công tác cán bộ. Ông Lộc đã đề bạt, bổ nhiệm một số cán bộ thuộc UBND huyện là người thân, không...