Đinh ốc nằm sâu trong tá tràng bé 2 tuổi
Bé gái Nguyễn T.U 2 tuổi (Nghi Lộc, Nghệ An) được đưa đến viện trong tình trạng quấy khóc liên tục, buồn nôn do nuốt phải đinh ốc.
Dị vật quan sát qua film X-Quang.
Bác sĩ Phùng Thị Hằng – Trưởng khoa Nội, bệnh viện Quốc tế Vinh, người trực tiếp tiến hành thủ thuật cho biết: “Sau khi đặt máy, xác định dị vật xuống sâu hơn ở D3 tá tràng so với phim X – Quang, cùng với đó dị vật có bề mặt xoắn ốc lại dài 3cm so với kích thước lồng ruột của trẻ 2 tuổi nên thủ thuật tiến hành rất khó khăn.”
Tuy nhiên, sau 30 phút dị vật đã được lấy ra qua đường nội soi. Kết quả kiểm tra lại niêm mạc tá tràng – dạ dày – thực quản không tổn thương, không chảy máu.
Dị vật quan sát được khi nội soi.
“Những trường hợp nuốt phải dị vật kim loại nhất là những dị vật có kích thước lớn rất nguy hiểm vì có thể làm thủng đường tiêu hóa gây áp xe trung thất hoặc viêm phúc mạc. Việc nội soi lấy dị vật cũng rất khó khăn có thể thất bại phải chấp nhận cuộc phẫu thuật”, Bác sĩ Phùng Thị Hằng cho biết.
Bác sĩ Hằng khuyến cáo: Để phòng ngừa việc nuốt phải dị vật ở trẻ nhỏ các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho các trẻ em chơi các đồ vật nhỏ, đặc biệt các vật sắc nhọn nếu nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Video đang HOT
Nguyễn Phê
Theo Dân trí
Cần làm gì khi bé bị nôn?
Cơn buồn nôn của bé đã biến thành nôn mửa và bạn muốn giúp bé thật nhanh.
Rất may là những cơn nôn mửa ở trẻ em thường vô hại, và chúng nhanh chóng trôi qua. Nguyên nhân thường gặp là các vi-rút đường tiêu hóa và đôi khi là ngộ độc thực phẩm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu con của bạn dưới 12 tuần tuổi, có vẻ ốm bệnh, hoặc nếu bạn đang lo lắng.
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là theo dõi tình trạng mất nước. Trẻ em bị mất nước nhanh hơn người lớn. Theo dõi con bạn về tình trạng mệt mỏi hoặc quấy khóc, khô miệng, ít nước mắt khi khóc, da lạnh, mắt lõm, không đi tiểu thường xuyên như bình thường, và nước tiểu không nhiều hoặc sẫm màu.
Điều trị mất nước
Để ngăn ngừa và làm giảm tình trạng mất nước, hãy cố gắng để cho trẻ uống. Ngay cả khi tiếp tục bị nôn, trẻ vẫn hấp thụ được phần nào lượng nước mà bạn cho trẻ uống. Hãy thử nước bình thường, nước uống thể thao hoặc các loại dung dịch bù nước đường uống như CeraLyte, Enfalyte hoặc Pedialyte. Sau khi bé nôn, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ: một vài muỗng canh vài phút một lần. Dần dần hay cho bé uống nhiều hơn khi bé có thể nuốt nó xuống. Hãy chắc chắn rằng bé đi tiểu thường xuyên.
Có nên uống nước khoáng không đường?
Trong nhiều năm, các bậc cha mẹ hay sử dụng nước soda chanh/chanh tây và gừng gừng để giúp trẻ bù dich, và nhiều bác sĩ vẫn khuyên như vậy. Nhưng nghiên cứu đã bắt đầu cho thấy rằng các dung dịch bù nước đường uống tốt hơn cho trẻ. Những thức uống này cung cấp lượng đường và muối thích hợp. Một giải pháp thay thế có thể là đồ uống thể thao được pha với một lượng nước tương đương.
Chế độ ăn lỏng
Sau vài giờ kể từ lần nôn mửa cuối của bé, bạn có thể bắt đầu một chế độ ăn lỏng trong suốt chỉ với nước, nước điện giải, hoặc các dung dịch bù nước. Hãy bám vào những loại chất lỏng mà bạn có thể nhìn xuyên qua. Chúng dễ tiêu hơn, nhưng cũng cung cấp chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé. Hãy nghĩ đến nước hầm trong suốt, nước ép nam việt quất, nước ép táo. Popsicles và Jell-O cũng có tác dụng tốt.
Thuốc
Nôn ở trẻ em thường tự hết sau một thời gian ngắn. Tốt nhất là chờ cho nó qua đi. Các loại thuốc chống nôn không kê đơn không được khuyến cáo cho trẻ em. Những thuốc này sẽ không giúp ích gì nếu vi-rút là nguyên nhân - và thường là như vậy. Chất lỏng mới là chìa khóa thay vì thuốc. Tuy nhiên, nếu nôn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc gì đó.
Bài thuốc tại nhà: Gừng
Gừng đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để giảm đau và khó chịu ở dạ dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng các chất trong gừng tác động đến dạ dày và ruột cũng như não và hệ thần kinh để kiểm soát buồn nôn. Mặc dù chưa được chứng minh là ngăn chặn buồn nôn và nôn ở trẻ em, nhưng có thể đáng để thử. Gừng an toàn cho trẻ em trên 2 tuổi. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa xem phải thử như thế nào.
Ấn huyệt
Kỹ thuật này giúp ích cho một số người bị buồn nôn. Ấn huyệt tạo áp lực lên một phần của cơ thể nào đó để tạo ra sự thay đổi ở những nơi khác. Để thử ngăn chặn tình trạng buồn nôn của trẻ theo cách này, hãy sử dụng ngón giữa và ngón trỏ để ấn vào rãnh giữa hai gân ở cổ tay trên nếp gấp cổ tay (chỗ bắt đầu lòng bàn tay).
Khi nào cần gọi bác sĩ
Cần chăm sóc y tế cho trẻ nếu:
trẻ dưới 12 tuần tuổi và nôn nhiều lần
có dấu hiệu mất nước, hoặc bạn nghi ngờ trẻ ăn hoặc uống phải chất độc
trẻ lơ mơ; hoặc sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng gáy hoặc đau bụng
có máu hoặc dịch mật trong chất nôn, hoặc bạn nghi trẻ bị viêm ruột thừa
trẻ khó đánh thức, trông ốm mệt, đã nôn hơn 8 giờ, hoặc nếu bạn lo lắng
Đây là những dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng, và trẻ cần được đi khám bác sĩ.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Bé 2 tuổi lở loét, viêm mủ toàn thân vì tắm lá Thấy trên người con xuất hiện những nốt mẩn đỏ, gia đình đã lấy lá dân gian nấu tắm cho bé. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng, toàn thân bé bị viêm da mủ phải nhập viện điều trị. Ngày 20/6/2018, bé Hoàng Nhật L. (2 tuổi, Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) được gia đình đưa đến khoa Các bệnh nhiệt đới...