Đỉnh Ô Quy Hồ – tiềm năng du lịch cần ‘đánh thức’ ở Lai Châu
Ô Quy Hồ là đỉnh đèo thu phục các phượt thủ bởi sự hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.
Những năm gầy đây, số lượng du khách đến với địa danh này tăng nhanh, góp phần vào sự tăng trưởng chung của du lịch Lai Châu.
Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đây cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Với chiều dài 50Km, đèo Ô Quy Hồ đang giữ kỷ lục là cung đường đèo dài nhất Tây Bắc. Cùng với đèo Mã Pì Lèng, Pha Đin hay Khau Phạ, đây chính là 4 đỉnh đèo nức danh của vùng Tây Bắc.
Người ta còn ví nó là “đèo mây” do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ.
Địa danh quanh năm mây phủ. Ảnh: Nguyễn Huệ
Người H’Mông còn có truyền thuyết rất đẹp về sự ra đời của tên đèo. Tương truyền có một đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Chàng trai bị hóa con rùa đen trên đỉnh đèo ngay cạnh một dòng thác. Cô gái đau lòng qua đời, trở thành một con chim phượng hoàng. Chiều chiều, chim bay qua đỉnh đồi, kêu da diết “Ô Quy Hồ, Ô Quy Hồ…”.
Từ đó, theo tiếng kêu của loài chim này, con đèo hoang dại ở độ cao gần 2.000m được đặt tên là Ô Quy Hồ.
Không chỉ cao, hiểm trở, vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo. Bên phía Lào Cai thì mù sương, bên phía Lai Châu thì nắng ấm. Mùa đông thì có băng tuyết, mùa hạ thường có mây bao phủ bồng bềnh, tạo nên sự mê hoặc với du khách.
Dưới chân đèo về phía Sa Pa là Thác Bạc. Cách đây không lâu, cầu kính cao nhất Việt Nam cũng đã được xây dựng tại khu vực đèo. Với độ cao trên 1.000m tại gần đỉnh đèo Ô Quy Hồ, cây cầu có sức chứa hơn 3.000 người, hoàn toàn bằng kính cường lực trong suốt.
Người dân đi lấy củi, làm nương. Ảnh: Nguyễn Huệ
Video đang HOT
Đến một trong tứ đại đỉnh đèo này, du khách cũng có cơ hội thưởng thức các món đặc sản rất Tây Bắc. Các món ăn dân dã như: Thịt nướng, ngô, khoai, sắn nướng, cơm lam, thịt trâu gác bếp, thịt gà rừng, hay heo cắp nách… Đặc biệt, ở đây có món cơm lam được nén trong ống tre nứa, gạo thổi cơm lam dẻo thơm, ngọt lành như xôi.
Chính vì những điều kiện thiên nhiên được ban tặng đó, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với cung đèo này tăng nhanh.
Trẻ em trên đỉnh Ô Quy Hồ. Ảnh: Nguyễn Huệ
Chị Phạm Hoài, một người làm du lịch ở Ô Quy Hồ chia sẻ: “Vẻ đẹp của đỉnh đèo, sự độc đáo của thời tiết, ẩm thực… đã thu hút rất nhiều du khách. Công ty tôi mỗi ngày đón 3.000-4.000 khách/ngày vào cuối tuần. Ở đây, ngoài các món đặc sản khô như: măng, miến… thực khách còn thích thú với món lẩu cá hồi”.
Xem thêm một số hình ảnh ở Ô Quy Hồ:
Một số góc “sống ảo” của giới trẻ trên đỉnh Ô Quy Hồ. Ảnh: Phạm Hoài
Ảnh: Phạm Hoài
Ảnh: Phạm Hoài
Những nhà gỗ nhỏ xinh cho khách du lịch trên đỉnh Ô Quy Hồ. Ảnh: Phạm Hoài
Ảnh: Phạm Hoài
Ảnh: Phạm Hoài
Đến Sa Pa trải nghiệm cầu kính Rồng Mây cao nhất Việt Nam
Cách thị trấn Sapa chỉ 17km theo hướng đi Lai Châu, tọa lạc trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ, Cầu Kính Rồng Mây nằm trong khu du lịch Rồng Mây được xem là công trình cầu kính cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Nằm ở độ cao 2.200m so với mực nước biển, cầu Kính Rồng Mây được nối với hệ thống thang máy khổng lồ kính trong suốt ôm sát vách núi.
Cầu Kính Rồng Mây được thiết kế với mặt hình tròn, có hành lang vây 4 phía, trong đó 3 hành lang bằng kính vươn ra xa. Phần lối đi dẫn vào bắt đầu từ lòng núi và sau đó lên hệ thống thang máy dài 70m cheo leo.
Cầu kính Rồng Mây Sa Pa với hệ thống kính chịu lực trong suốt
Toàn bộ mặt cầu kính được làm bằng kính chịu lực trong suốt, sàn cầu kính được lắp với 3 lớp kính dày, mỗi lớp kết dính với nhau bằng loại keo đặc biệt, tổng độ dày mặt kính hơn 7cm với lối đi rộng khoảng 5m. Hệ thống thang máy lồng kính và cầu kính được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn cho du khách tham quan.
Hệ thống cầu kính theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo an toàn cho du khách tham quan
Thang máy máy lồng kính ngoài trời sẽ mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị
Cầu kính Rồng Mây Sa Pa có lối đi rộng 5m, dài 300m bám ven vách núi cao. Với thiết kế như vậy, cây cầu hoàn toàn chịu được sức nặng của 3.000 người cùng lúc. Nhưng để đảm bảo an toàn hơn cho khách tham quan, tối đa 500 người sẽ được lên cầu đồng thời.
Không khí trong lành, mát lạnh trên cầu kính Sa Pa
Đặt chân đến Cầu Kính Rồng Mây Sapa, du khách sẽ cảm nhận được sự mát lạnh, không khí trong lành, phóng tầm mắt dường như có thể ôm trọn cả khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt diệu vào lòng mới thấy được tạo hóa còn vô vàn điều kì diệu cũng như trí tuệ, công sức kì tích của con người vô hạn đến nhường nào.
Phải dũng cảm lắm mới dám nhìn từ trên cao xuống như thế này
Cảm giác thật là Yomost
Là một khu tổ hợp du lịch, giải trí với quy mô lớn nên Khu du lịch Rồng Mây có rất nhiều hoạt động thú vị hấp dẫn du khách. Khu du lịch bao gồm các hoạt động du lịch ngắm cảnh, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... với các hệ thống công trình đa dạng như: nhà hàng, khách sạn, hệ thống thang máy cầu kính Rồng Mây vừa khai trương, Bugallow nghỉ dưỡng, bể bơi...
Trò chơi mạo hiểm tại Khu du lịch Rồng Mây
Ngoài tham quan cầu kính du khách còn có thể tham gia nhiều hoạt động mạo hiểm khác như nhảy Bungee, trượt Zipline, dù lượn, leo núi... Giá dịch vụ từ 500.000 - 1.000.000 đồng/người.
Lên Sa Pa ngắm mai anh đào khoe sắc trên những đồi chè Ô Long Trong tiết trời giá lạnh, những hàng cây mai anh đào đã rực hồng trên đồi chè Ô Long đem lại một vẻ đẹp mới thu hút cho vùng cao Sa Pa. Từ khoảng cuối tháng 11 đến đầu tháng 1 hàng năm, những cây mai anh đào trên đồi chè Ô Long (Ô Quý Hồ, Sa Pha, Lào Cai) lại nở rộ,...