Đỉnh núi dự báo thời tiết, rừng chè cổ ngàn tuổi và những chuyện lạ chỉ có ở Fansipan
Với độ cao 3.143m, Fansipan không chỉ là ngọn núi cao nhất Đông Dương mà còn ẩn chứa bên trong lòng mình rất nhiều câu chuyện ly kỳ, khó lý giải.
Bí ẩn đỉnh núi “dự báo thời tiết” cạnh đỉnh Fansipan
Năm 2010, rừng Hoàng Liên Sơn trải qua một vụ cháy rừng khủng khiếp. Khi lửa đang cháy như Hỏa Diệm Sơn và các lực lượng cứu rừng đều đã bó tay cả, thì ông Trần Ngọc Lâm -người được mệnh danh là “người rừng” trên Fansipan với hơn 20 năm lang thang ẩn dật, thuộc từng ngóc ngách đệ nhất hùng sơn Tây Bắc này – phán chắc nịch: “Mai rừng sẽ hết cháy. Chúng ta sẽ đi xem những đống than trên dãy Hoàng Liên”.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm
Kỳ lạ thay, đúng như lời ông nói, hôm sau Hoàng Liên Sơn mưa như trút nước, rừng hết cháy thật. Chả lẽ “người rừng” Trần Ngọc Lâm có tài “hô mưa gọi gió”?
Thực ra bí mật “tiên tri” của ông Lâm nằm ở một định núi cao 2.800m,nằm ở phía Đông so với đỉnh Fansipan, được ông đặt tên là đỉnh Đầu Rồng vì trông xa, nó như đầu của con rồng. Sau nhiều năm quan sát, ông Lâm cho biết Đỉnh Đầu Rồng không khác gì một “thiết bị dự báo thời tiết” chính xác đến 90%. Nếu mỏm Đầu Rồng xuất hiện một đám mây mù đen sì bao quanh, thì y rằng, hôm sau sẽ có mưa. Nếu đám mây mỏng, lơ phơ, màu trắng quấn lấy Đầu Rồng, thì 3-4 ngày sau trời mới mưa.
Đỉnh Đầu Rồng
Từ nhiều năm nay, nhờ theo dõi đỉnh Đầu Rồng, ông Lâm đã nhiều lần kịp thời báo cho kiểm lâmnhững đợt nắng nóng hanh khô kéo dài, để họ tăng cường quản lý rừng, nghiêm cấm đồng bào đốt nương làm rẫy, hay khách du lịch đốt lửa trại, phòng cháy rừng.
Nhưng từ 2016, khi cáp treo Fansipan đi vào hoạt động, hiện tượng đốt rừng làm rẫy hay khách du lịch đốt lửa trại bừa bãi đã không còn nhiều. Vườn quốc gia cũng thở phào vì trút bỏ được gánh nặng đã đeo bám đằng đẵng cả hàng chục năm qua. Ngắm đỉnh Đầu Rồng xem thời tiết với người rừng Hoàng Liên Sơn giờ chỉ là một thú vui hay thói quen khó bỏ.
Rừng chè ngàn tuổi trên đỉnh Fansipan
Ít người biết rằng, ở độ cao 3000m gần ga đến cáp treo trên đỉnh Fansipan, có một triền núi bạt ngàn những cây chè cổ thụ, to hơnvòng tay người ôm. Với địa hình bát úp kín gió nằm sâu giữa đại ngàn, lại bị ngăn cách nhau bởi những khe suối nên rừng chè quanh năm đều có mây mù che phủ tạo nên khung cảnh ma mị như phim Tàu.
Rừng chè ngàn năm tuổi trên Fansipan
Video đang HOT
Ông Lâm kể rằng, theo tính toán của các nhà khoa học người Nhật, ở môi trường khắc nghiệt, trên độ cao này, những cây chè cỡ 1 người ôm đã có tuổi đời trăm năm. Mỗi năm đường kính cũng chỉ lớn thêm được 1mm, và khi đã đạt đến ngàn năm tuổi, thì gần như không chịu lớn nữa. Nếu đúng như vậy, thì có lẽ rừng chè trên đỉnh Fansipan này đã phải đến hơn ngàn năm tuổi.
Anh Trịnh Văn Hà, cựu kỹ sư trắc đạc từng tham gia xây dựng cáp treo Fansipan thì vẫn không quên được vị chát lạ hơi nồng và ngọt hậu của chè cổ Fansipan: “Chè có vị rất lạ và đặc biệt ngon khi được ngồi thưởng thức trong chính cánh rừng ấy”, anh Hà kể.
Cũng theo anh Hà: Có một điều mà đến tận bây giờ anh vẫn chưa giải thích nổi: Càng vào sâu trong rừng chè, muỗi, vắt và cả rắn rết vốn là những thứ “đặc sản” của đại ngàn Hoàng Liên Sơn lại… càng ít.
Hoa chè cổ Fansipan
“Rừng chè cổ như lớp nhụy hoa được bao bọc bởi rất nhiều lớp. Ngoài cùng là những dãy núi vòng cung, vòng trong là rừng gỗ quý mà người H’Mông bản địa thường dùng để làm quan tài. Cuối cùng mới tới bạt ngàn chè cổ. Càng vào sâu lại càng vắng bóng dã thú, côn trùng. Anh em đi rừng cũng đều chọn khu vực lõi này để nghỉ vì… rất bình yên”, cựu kỹ sư trắc đạc nhấn mạnh.
Không dễ để tìm đến rừng chè cổ bằng đường bộ, nhưng du khách vẫn có thể thấp thoáng thấy bóngxanh mướt của những tán chè từcột trụ thứ 2, mé bên phải khi đi cáp treo lên đỉnh Fansipan.
Kỳ bí khu rừng rắn độc
Lục Thanh Chiến từng có “thâm niên” 6 năm lăn lộn cùng cáp treo từ ngày sơ khai nhất. Cho tới tận bây giờ, Chiến vẫn rùng mình mỗi khi nhớ về khu rừng của rắn.
“Đó là những năm 2013-2016, chúng tôi đi mở tuyến xuyên dọc rừng quốc gia. Anh em vừa đi, vừa dò dẫm vì làm gì có đường, đâu cũng chỉ toàn thấy cây cối rậm rì, dốc nối dốc. Nhưng đáng sợ nhất phải kể đến rắn – thứ đặc sản quái gở của rừng Hoàng Liên Sơn”, Chiến nhớ lại.
Rắn – đặc sản quái gở của rừng Hoàng Liên Sơn
Theo Chiến cho hay, từ độ cao 2.100m trở đi là lãnh địa của đủ loại sinh vật, nhưng quanh khu vực cột trụ số 3 của tuyến cáp, rắn giống như chủ nhân của cả một dải rừng này. “Chúng cực dạn, hung hăng và sẵn sàng tấn công ngay khi bị làm phiền”- Chiến kể.
Giang – cựu kỹ sư phụ trách cáp công vụ toát mồ hôi hột nhớ lại: “Anh em đi khảo sát hay mở tuyến gặp rắn không có gì là lạ. Có bữa, khi đang kéo cáp, tôi bỗng nghe thấy tiếng bục bục như ai gõ vào ủng. Cúi xuống thấy con rắn xanh ngắt như tàu lá chuối đang mổ tới tấp”.
Còn Má A Tông, cựu nhân viên an ninh từng tham gia xây dựng cáp trong giai đoạn 2015-2016 kể: Có lần, khi đang nằm ngủ, cậu thấy tay mát lạnh và buồn buồn. “Hé mắt ra thì thấy nguyên một con rắn to đang trườn qua người. Mấy anh em trong lán sợ quá,chỉ biết nằm im nín thở”, cậu nhớ lại.
Rắn trên Fansipan có rất nhiều loại
Rắntrên Fansipan có đủ mọi hình hài, màu sắc. Loài ẩn mình dưới lớp lá mục có màu lốm đốm nâu rất khó phát hiện. Loài treo lửng lơ trên những cành trúc rừng thì xanh lét, chỉ có phần đuôi đỏ ửng như mộtvệt son nhạt nhòa. Đồng bào Mông coi rắn như loài vật linh thiêng, thậm chí còn thờ cúng thần rắn nên họ không ăn thịthay bắt rắn đem bán dù rắn độc có giá trị cao. Do vậy rắn thoải mái sinh sôi và chẳng biết sợ người.
Cho đến tận bây giờ, những “cựu binh” xây cáp treo Fansipan khi gặp nhau vẫn rôm rả chuyện gặp rắn trên rừng, thậm chí còn gửi cho nhau hình ảnh một thân cây kín đặc loài rắn xanh, như một minh chứng cho sự bí ẩn, thâm u và linh thiêng của mạch nguồn linh khí Fansipan.
Cáp treo Fansipan - 'cú hích' cho du lịch Sa Pa
Với khách du lịch, cáp treo Fansipan là một trải nghiệm du lịch nhất định phải thử khi đến Sa Pa. Với nhiều mảnh đời đã gắn bó cùng thị trấn vốn lặng lẽ suốt nhiều thập kỷ, tuyến cáp đã đem đến một cuộc đổi đời.
Thị trấn "ngủ quên trên mỏ vàng"
Mặc dù sở hữu lợi thế "rừng vàng" Hoàng Liên Sơn, "núi bạc" Fansipan cộng với khí hậu lý tưởng, thế nhưng du lịch Sa Pa trong nhiều thập kỷ trước không thể phát triển đúng với tiềm năng.
Hà Văn Thuận, chủ một cơ sở lưu trú đã có hơn 15 năm kinh doanh tại Sa Pa vẫn chưa thể quên được giai đoạn dò dẫm đầu tiên. Năm 2006, từ Yên Bái, Thuận quyết định lên Sa Pa lập nghiệp với hy vọng thoát nghèo. Thế nhưng, ấn tượng đầu tiên của mảnh đất này với Thuận là "thực sự hoang sơ", khi hai bên đường kéo dài suốt từ Lào Cai chỉ toàn cỏ dại. Lên tới thị trấn, nhà cửa còn rất thưa thớt.
Thị trấn Sa Pa những ngày xưa cũ
"Giai đoạn đầu, tôi còn không muốn ở lại vì heo hút quá. Khách lúc đó chủ yếu là Tây. Họ đến và có thể ở trên bản cả tháng trời. Vì vậy, dịch vụ lưu trú cũng như ăn uống tại thị trấn không có cơ hội phát triển. Lúc đó, thực sự tôi không nhìn thấy nhiều kỳ vọng", Thuận nhớ lại.
Giàng A Sài, với 38 năm sống tại Sa Pa kể về những ngày "lặng lẽ": "Ngày trước, 7-8 người dắt tay nhau giăng ngang con đường giữa thị trấn cũng được vì vắng vẻ. Người dân tộc chúng tôi mấy chục năm về trước chỉ biết trồng lúa, ngô chứ không ai làm du lịch".
Hoạt động du lịch tại Sa Pa trước kia chủ yếu là khám phá thiên nhiên hoang dã và trải nghiệm đời sống các dân tộc địa phương
Theo số liệu thống kê, cho tới tận năm 2013, lượng du khách tới Sa Pa chỉ đạt mức 720.000 lượt/năm. Tiềm năng du lịch của rẻo đất cao nhất Đông Dương bị hạn chế bởi trở lực lớn từ cả giao thông lẫn hạ tầng. Ông Phạm Cao Vỹ - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa thừa nhận: Những năm từ 1996, chỉ có mình ông làm du lịch với hình thức dẫn khách đi tour. Dịch vụ du lịch đơn điệu là thực trạng chung trong giai đoạn này. Hai hoạt động chính mà khách lựa chọn khi đó chỉ là khám phá thiên nhiên hoang dã và trải nghiệm đời sống các dân tộc địa phương rồi về, mức độ chi tiêu và cả thời gian lưu trú đều bị hạn chế. Sa Pa khi ấy như "ngủ quên trên mỏ vàng".
Đổi đời nhờ cáp treo
Hơn 10 năm gắn bó với Sa Pa, Hà Văn Thuận cho hay: Sự đổi thay của huyện lỵ phía Tây Lào Cai gắn với 2 dấu mốc chính: Sự hình thành của cao tốc Nội Bài - Lào Cai và sự xuất hiện của cáp treo Fansipan.
"Nếu cao tốc Nội Bài - Lào Cai là tiền đề thì tuyến cáp treo 3 dây chính là cú hích để hoàn thiện bức tranh du lịch Sa Pa", Thuận nhấn mạnh.
Theo Thuận, đường cao tốc giúp giải quyết bài toán về "lượng", khi rút ngắn được khoảng cách và thời gian di chuyển, từ đó gia tăng đáng kể lượng khách du lịch; trong khi đó, cáp treo lại đưa ra lời giải về "chất", khi nâng cao và làm thay đổi diện mạo Sa Pa.
Cáp treo Fansipan đưa ra lời giải về "chất" cho du lịch Sa Pa
"Họ xây dựng cả một công trình kỳ vĩ nhưng dường như giữ nguyên được cảnh vật cũ. Cũng từ đây, Sa Pa cũng hoàn toàn thay đổi khi nhà cửa, đường xá được mở rộng ra thênh thang. Cứ như một giấc mơ vậy", Thuận nói.
Điều quan trọng hơn, cáp treo giúp những người như Thuận có cơ hội đổi đời. Tổ hợp du lịch - giải trí Sun World Fansipan Legend đi vào hoạt động tiên phong cho cách làm du lịch chuyên nghiệp, bài bản đồng thời thu hút một lượng du khách lớn tới Sa Pa. Tính riêng năm 2016, khách du lịch tới Sa Pa đã vượt qua con số 1 triệu lượt và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng ở mức trên 20% các năm sau đó. Lượng khách lớn, ổn định trong đó có dòng khách chất lượng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, lưu trú lâu hơn đã khiến Thuận quyết tâm đầu tư mạnh vào du lịch để đón đầu. Nhờ nắm bắt được cơ hội, tới nay, anh đã trở thành ông chủ của cơ sở Asimo với 35 bồn tắm lá thuốc Dao Đỏ và 12 nhân viên người bản địa.
Nhiều người dân bản địa đã tìm được việc làm ổn định, thu nhập khá tại Sun World Fansipan Legend
Nhìn nhận trên góc độ của người dân được "hưởng lợi" từ cáp treo, Giàng A Sài khẳng định sự thay đổi là "không thể tin được". Nếu như trước đây người dân trong bản của Sài chỉ biết làm nông, trồng lúa thì hiện tại, đa phần đã chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp phục vụ du lịch. Một số lượng không nhỏ bà con tìm được việc làm ổn định, thu nhập khá tại các khách sạn, nhà hàng hay các khu du lịch như Sun World Fansipan Legend.
Đặc biệt, sự chuyển mình của du lịch Sa Pa đã mang đến những đổi thay quan trọng trong tư duy của lớp thanh niên trẻ tại địa phương. Họ đã biết đầu tư cho học hành, kiến thức để "đổi đời". "Có những em làm hướng dẫn viên rồi tập hợp thành công ty và thành công lắm", A Sài nói.
Bên cạnh đó, yếu tố truyền thống của người bản địa cũng được giữ gìn và phát huy. Ông Giàng Seo Gà, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Sa Pa cho hay: "Điều đáng quý nhất là Sun World Fansipan Legend đã đưa văn hóa bản địa vào các hoạt động du lịch rất hợp lý nhằm thu hút du khách tới nhiều hơn. Ví dụ như với giải đua Vó ngựa trên mây hay show diễn nghệ thuật Vũ điệu trên mây, họ đã sân khấu hóa nghệ thuật dân gian và đưa các yếu tố văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới. Đây là hướng đi theo tôi là đúng và sẽ phát triển tốt".
Show diễn nghệ thuật Vũ điệu trên mây tại Sun World Fansipan Legend
Nhìn nhận rộng hơn, ông cho rằng: Từ khi cáp treo xuất hiện, Sa Pa đã được "nâng cấp đến 50% so với trước kia" bởi "có cáp treo, khách đến nhiều hơn, các dịch vụ khác từ đó cũng phát triển theo".
Đánh giá trên tư cách Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa, ông Phạm Cao Vỹ khẳng định: Ngành công nghiệp xanh của địa phương này đã "lột xác và khởi sắc" chỉ sau 5 năm khi cáp treo Fansipan ra đời. Không chỉ góp phần giúp du lịch Sa Pa thăng hạng trên bản đồ du lịch Việt với lượng du khách tăng cao hàng năm - Sun World Fansipan Legend còn được vinh danh quốc tế với những giải thưởng danh giá như "Điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu thế giới" (2019, 2020) và "Điểm du lịch có thắng cảnh thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới"(2020) do World Travel Awards trao tặng.
Ngoài Fansipan là thì núi Ngũ Chỉ Sơn cũng là 'đệ nhất hùng quan', tọa độ săn mây tuyệt đẹp tại Sapa Núi Ngũ Chỉ Sơn là một kỳ quan thiên nhiên đẹp ngoạn mục của tỉnh Lào Cai, làm say đắm lòng người bởi khung cảnh mây trắng giăng đầy như chốn tiên cảnh bồng lai. Định vị tọa độ Ngũ Chỉ Sơn Nhắc đến du lịch Sapa, người ta thường nghĩ về đỉnh núi Fansipan - nơi dễ dàng chinh phục bằng những...