Định nắn gân Nga, F-16 Israel lập tức bị bắn rơi?
Giới truyền thông cho rằng, việc máy bay F-16I của Israel tấn công khu vực có cố vấn quân sự Nga ở Palmyra là hành động thử phản ứng của Moscow.
Nga đòi Israel giải thích vụ tấn công sân bay quân sự T4
Trong bối cảnh đang rộ lên những tranh cãi về việc có thực là máy bay tiêm kích F-16I của không quân Israel đã bị phòng không Syria bắn rơi hay không, xuất hiện những nghi vấn về việc Israel đã cố tình không kích vào một cứ điểm của Nga ở tỉnh Homs là căn cứ không quân T4.
Các nguồn tin quân sự của DEBKAfile nhận định rằng, căn cứ không quân lớn T4 (Tiyas) của Syria nằm gần Palmyra. Nếu đó thực sự là mục tiêu của cuộc tấn công của Israel, điều này sẽ gây nguy hiểm cho các cố vấn quân sự Nga đang hiện diện ở sân bay này.
Hơn nữa, Nga đã tốn rất nhiều công sức và các máu của các quân nhân Nga để giúp Syria tái giải phóng Palmyra khỏi tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vào hồi đầu tháng này, sau khi bị khủng bố IS đánh chiếm lần thứ 2 vào hồi tháng 12/2016.
Bất kể là mục tiêu của không quân Israel có phải là căn cứ T4 hay khu vực phụ cận của nó, nhưng đòn tấn công vào quân đội Syria ở phía đông tỉnh Homs có thể khiến thế trận phòng thủ ở đây bị suy yếu, khiến khủng bố IS có thể lại mở đợt tấn công mới nguy hiểm hơn vào khu vực Palmyra.
Do đó, Moscow sẽ không dung thứ cho bất cứ hành động nào giúp khủng bố quay trở lại, đe dọa đến căn cứ trực thăng của Nhóm Hàng không-Vũ trụ Nga ở Syria (VKS) và các cố vấn quân sự Nga ở sân bay T4. Do đó, máy bay Israel đừng hòng có thể dễ dàng hoạt động được ở đây.
Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện những bằng chứng mới củng cố nghi vấn về việc Tel Avip đã mạo hiểm tấn công vào sân bay T4 nên bị Nga “chỉ điểm” cho phòng không Syria bắn hạ máy bay chiến đấu F-16I.
DEBKAfile ngày 18/3 đưa tin, Moscow đã yêu cầu Tel Avip phải giải thích về cuộc không kích vào căn cứ không quân T4 của Syria. Nga cho rằng, Israel không thể không biết chuyện nước này đã công khai sử dụng căn cứ này kể từ khi bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria.
Video đang HOT
Sơ đồ đường bay vào Syria của tốp máy bay F-16 Israel
Theo đó, Đại sứ Israel Cary Koren đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga ngay hôm 17/3 để làm rõ các cuộc không kích của Israel trong lãnh thổ Syria rạng sáng ngày hôm đó.
Ông đã có một cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov về những biến động tình hình gần đây tại Syria và đưa ra một số ý kiến của bộ này.
DEBKA nhận định rằng, các nhà ngoại giao Israel hiếm khi được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Nga, bất chấp nước này đã nhiều lần không kích vào lãnh thổ Syria, thậm chí là kể từ khi ông Putin ra lệnh triển khai các hệ thống phòng không tối tân S-400, Tel Avip cũng chả hề e ngại
Một phần là do Moscow cũng đã có những thỏa thuận phối hợp hoạt động trên không với Tel Avip nên mặc dù Syria đã nhiều lần phản đối Israel xâm nhập không phận nước này để tiến hành các vụ không kích nhưng Moscow rất ít khi kêu gọi Israel phải “làm rõ vấn đề”.
Tuy nhiên, lần này là khác vì cuộc tấn công của Israel gần Palmyra lần đầu tiên được cho là nhằm vào căn cứ không quân T-4, được không quân Nga công khai sử dụng để làm căn cứ cho các máy bay trực thăng của mình, hỗ trợ cho quân đội Syria ở khu vực miền Trung và miền Nam Syria.
Theo Đất Việt
Mộ Chúa Jesus đối mặt với "thảm họa" sụp đổ
Phòng thờ bao trùm bên trên mộ Chúa Jesus đang đứng trước nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng do được đặt trên nền móng không chắc chắn.
Mộ Chúa Jesus vừa mới trải qua quá trình phục dựng từ năm 2016.
Theo National Geographic, các nhà khoa học phát hiện khu mộ Chúa Jesus, bên trong nhà Mộ Thánh ở Jerusalem, Israel "có nguy cơ sụp đổ cao".
Nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens (NTUA) vừa mới hoàn tất quá trình phục dựng phòng thờ bao trùm mộ Chúa Jesus, sau khi ngôi mộ được mở lần đầu tiên vào tháng 10.2016.
Nhưng họ đã phát hiện thêm bằng chứng mới cho thấy khu vực này được có thể bị sụp đổ bất cứ lúc nào.
Khu mộ Chúa Jesus đặt trên một nền móng không vững chắc.
"Khi đổ xuống, sự phá hủy sẽ không diễn ra từ từ mà là một thảm họa", Antonia Moropoulou ở Đại học Công nghệ Quốc gia Athens, trưởng nhóm giám sát các cuộc khai quật cho biết.
Nguyên nhân mộ Chúa Jesus dễ bị sụp đổ là do ngôi mộ và phòng thờ bao quanh được xây dựng trên nền móng không vững chắc.
Các nhà khảo cổ tin rằng, cách đây khoảng 2.000 năm, khu vực này là một mỏ đá vôi cũ. Một đền thờ La Mã được xây dựng vào thế kỷ 2 và sau đó bị phá hủy theo lệnh của hoàng đế Constantine. Công trình mới do Constantine dựng nên cũng bị phá hủy một phần và sau đó được tôn tạo lại vào thế kỷ 16 và 19.
Khách tham quan chờ đến lượt vào thăm mộ Chúa Jesus.
Kết quả là ngôi mộ hiện nay nằm trên lớp đất yếu, chồng chất từ tàn dư của các công trình cổ xưa bị phá hủy.
Phân tích bằng radar xuyên đất và camera gắn trên robot đã chỉ ra sự kém bền vững của tầng đá vụn bên dưới ngôi mộ. Mỏ đá vôi cổ có thành dốc và thoải, tạo thành một phần móng của công trình ngày nay.
Người Công giáo cầu nguyện bên trong khu mộ Chúa Jesus.
Những đường ống cống bên dưới phòng thờ cũng khiến phần móng công trình bị ẩm ướt, dẫn đến hiện tượng rạn nứt. Một mạng lưới đường hầm không rõ nguồn gốc cũng được phát hiện chạy thẳng qua dưới chân mộ.
Nhóm các nhà khoa học tham gia phục dựng phòng thờ Edicule, công trình bảo vệ mộ Chúa Jesus cho biết, khu vực bên dưới có thể được mở ra để di dời và thay thế lớp đá không vững chắc.
Quá trình này sẽ kéo dài 10 tháng với chi phí lên tới gần 6,5 triệu USD.
Theo Danviet
Hòm hài cốt hé lộ cuộc đời và cái chết của Chúa Jesus Bên trong Kho Báu vật Quốc gia Israel, có một hòm hài cốt khắc tên Jesus, giúp các nhà khảo cổ tìm hiểu về cuộc đời và cái chết của Chúa Jesus. Quan tài cổ có khắc tên "Yeshua" (Jesus) bằng chữ Do Thái. Theo Seattle Times, trước dịp Lễ Phục Sinh năm 2017, cơ quan cổ vật Israel (IAA) đã mở Kho...