Dính lỗi bơm nhiên liệu, hai hãng Toyota và Jeep đồng loạt ra thông báo triệu hồi gấp
Dính lỗi bơm nhiên liệu, cả hai hãng xe Jeep và Toyota đã ra thông báo triệu hồi các xe đang lưu hành trên thị trường.
Cụ thể, đây là lần thứ 2 trong năm 2021 hãng Jeep đưa ra thông báo triệu hồi. Nhưng đây là lần đầu tiên hãng xe này đưa ra thông báo triệu hồi xe tại Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại đây. Trước đó, hồi đầu tháng 2, Jeep cũng đã triệu hồi 42.887 xe Wrangler 2018-2021 và Gladiator 2020-2021 tại Mỹ, do có hộp số sàn trục trặc đĩa ly hợp áp suất. Đĩa ép, bộ phận truyền lực đến ly hợp, có thể quá nóng do ma sát dẫn đến gãy, hoặc nứt vỏ hộp số và đẩy các mảnh vụn nóng ra ngoài. Điều này có thể gây hỏa hoạn.
Hơn 40.000 SUV Jeep Grand Cherokee (2011 – 2014) bị triệu hồi do lỗi bơm nhiên liệu
Thông tin cụ thể từ nhà máy sản xuất Fiat Chrysler Automobiles (FCA US, LLC), rơ-le bơm nhiên liệu được lắp đặt trên các xe Jeep Grand Cherokee 2011 đến 2014 có thể bị nóng lên làm chảy lớp cách điện gây ra hiện tượng mất tiếp xúc tại các tiếp điểm dấn đến trường rơ-le ngừng hoạt động. Điều này dẫn đến tình trạng xe không khởi động được hoặc tự ngắt máy khi xe đang vận hành nên có thể xảy ra tai nạn đột ngột mà không có cảnh báo trước.
Ngoài ra hệ thống dây điện đèn trang điểm trên các tấm màn che nắng ở kính chắn gió trước trên các dòng xe Jeep Grand Cherokee bị triệu hồi được sản xuất từ 1/9/2012 có thể có dòng điện trở cao hơn mức cho phép nếu có bất kỳ tháo lắp, sửa chữa nào đến tấm màn che nắng trước hoặc ốp trần xe mà không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể dẫn đến đèn trang điểm sẽ không hoạt động và nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn cho xe.
Video đang HOT
Thông tin dòng xe bị triệu hồi
Miếng dán chống thấm nước trên bầu trợ lực thắng của xe SUV Jeep Grand Cherokee (2011 – 2014) có thể không được lắp chính xác. Điều này có thể khiến cho việc thoát nước trong bầu trợ lực bị ảnh hưởng, từ đó có thể dẫn đến khả năng ăn mòn và nước xâm nhập ngược lại bầu trợ lực trong điều kiện khí hậu lạnh dẫn đến hiện tượng đóng băng trong bầu trợ lực. Điều này hạn chế khả năng phanh của xe và có thể gây ra tai nạn mà không có cảnh báo trước.
Toyota là hãng xe thứ hai cũng ra thông báo triệu hồi 166 xe Toyota Corolla Altis, được sản xuất tại nhà máy Toyota ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 15/7 – 19/8/2019 và đã phân phối đến tay khách hàng.
Toyota Corolla Altis cũng bị triệu hồi do dính lỗi bơm xăng
Nguyên nhân dẫn đến việc triệu hồi một loạt xe lần này là do xuất hiện hiện tượng nổi đèn báo lỗi và các thông tin cảnh báo trên bảng táp lô. Đồng thời, xe có hiện tượng động cơ bị rung giật, không khởi động được hoặc xe bị chết máy khi đang chạy làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Nguyên nhân được xác định là do các xe trong diện ảnh hưởng được trang bị một bơm thấp áp, đặt trong bình nhiên liệu để cung cấp nhiên liệu cho hệ thống phun xăng điện tử. Cánh bơm của các bơm thấp áp này có thể được sản xuất với mật độ vật liệu thấp hoặc loại cánh bơm có thể phát sinh vết nứt do quá trình sấy khô trong quá trình sản xuất.
Điều này dẫn tới việc cánh bơm có thể bị biến dạng nhất định do tác dụng của xăng. Khi cánh bơm bị biến dạng có thể va chạm với thân bơm, khiến bơm nhiên liệu không hoạt động và làm xe chết máy.
Kể từ đầu năm tới nay, Toyota Việt Nam là hãng xe phải thu hồi số lượng xe lớn nhất và ảnh hưởng tới hầu hết các mẫu xe đang bán trên thị trường. Tính trong 2 tháng đầu năm 2021, Toyota Việt Nam phải triệu hồi hơn 11.600 xe các loại.
Toyota Corolla Altis bị triệu hồi lần ba do lỗi bơm nhiên liệu
Toyota đã thông báo triệu hồi lần thứ ba cho mẫu Corolla Altis chỉ trong chưa đầy một năm do lỗi bơm nhiên liệu tại Việt Nam.
Vào tháng 5/2020, khoảng 32.000 chiếc Toyota đã được thông báo triệu hồi tại Việt Nam do lỗi bơm nhiên liệu, trong đó có đến 5.837 chiếc Corolla Altis được sản xuất từ ngày 16/1/2018 đến 31/1/2019. Đến tháng 1 năm nay, mẫu sedan phân khúc C này lại bị "réo tên" khi có 1.943 chiếc được sản xuất từ ngày 16/1/2018 đến 13/7/2019.
Vào ngày 10/3 vừa qua, Toyota Corolla Altis đã lần thứ ba nằm trong danh sách triệu hồi do lỗi bơm nhiên liệu. Số lượng xe bị ảnh hưởng lần này là 166 chiếc, xuất xưởng từ ngày 15/7/2019 đến 19/8/2019. Tất cả những chiếc Corolla Altis bị triệu hồi trong các đợt này đều được lắp ráp tại Việt Nam.
Toyota Corolla Altis bị triệu hồi lần thứ ba do lỗi bơm nhiên liệu
Theo thông tin từ Toyota Việt Nam, những chiếc xe trong diện triệu hồi có thể xuất hiện hiện tượng nổi đèn báo lỗi và các thông tin cảnh báo trên bảng táp lô. Đồng thời, xe có hiện tượng động cơ bị rung giật, không khởi động được hoặc xe bị chết máy khi đang chạy làm tăng nguy cơ xảy ra va chạm.
Điều này xảy ra do các xe này đã được trang bị một bơm thấp áp đặt trong bình nhiên liệu. Trong đó, cánh bơm có thể được chế tạo với mật độ vật liệu thấp hoặc loại cánh bơm khác có khả năng phát sinh vết nứt do quá trình sấy khô khi sản xuất. Do đó, bộ phận này có thể biến dạng nhất định do tác dụng của xăng, dẫn đến va chạm với thân bơm, làm bơm không hoạt động.
Các khách hàng được khuyến cáo mang xe nằm trong diện triệu hồi tới đại lý ủy quyền của Toyota trên toàn quốc để được kiểm tra và thay thế bơm xăng mới miễn phí từ ngày từ ngày 10/3/2021. Thời gian thực hiện công việc sửa chữa khoảng 1.7 - 4.2 giờ.
Trên toàn cầu, lỗi bơm nhiên liệu Denso đang là tâm điểm của các vụ triệu hồi sau lỗi cụm bơm khí Takata, với số lượng xe bị ảnh hưởng lên đến hàng triệu chiếc. Ở Việt Nam, Toyota là nhà sản xuất chịu nhiều tác động nhất, với 3 đợt triệu hồi chính thức đã được thông báo.
Các 'điểm nóng' triệu hồi ôtô năm 2020 tại Việt Nam Năm 2020, thị trường Việt Nam đã chứng kiến nhiều đợt triệu hồi ôtô lớn với ảnh hưởng lớn nhất tập trung vào các lỗi bơm nhiên liệu và túi khí Takata. Các chiến dịch triệu hồi ôtô luôn đòi hỏi phải được điều tra kỹ càng và thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những...