Đình Làng Lệ Sơn di tích lịch sử của Quảng Bình
Đình làng Lệ Sơn được xây dựng trên một khu đất cao và bằng phẳng tại làng Lệ Sơn, trung tâm xā Văn Hóa thuộc huyện Tuyện Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Đình làng Lệ Sơn là di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật có giá trị tiêu biểu. Đình hướng về phía Tây Nam, nơi có động Chân Linh thờ tiên nữ và hòn Lèn Bảng, quê hương của Đề đốc Lê Trực nổi tiếng.
Làng Lệ Sơn ( Ảnh Làng Lệ Sơn)
Quá trình hình thành Làng Lệ Sơn
Theo gia phả của các dòng họ, làng Lệ Sơn được thành lập vào năm 1471, thời vua Lê Thái Tông (Đại Bảo thứ 3). Ông Lê Văn Hành quê ở Thanh Hóa, là Quốc tử giám sinh, theo bước đường Nam tiến, đi ngược dòng Linh Giang đến xứ “Cồn Vàng” (tên của Lệ Sơn xưa). Thấy vùng đất “sơn thủy hữu tình” đất đai màu mỡ phì nhiêu có thể lập nghiệp lâu dài cho con cháu nên ông đã trở về Thanh Hóa, hưởng ứng chiếu khuyến nông, mở mang đất đai về phía Nam, lập sớ tâu vua xin được đến vùng Cồn Vàng lập nghiệp và được vua chấp nhận. Cuối năm 1471, thời vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức thứ 2), ông Lê Văn Hành cùng một số môn đệ đã vào Cồn Vàng khai canh lập ấp.
Tháng 5 năm Nhâm Dần 1482, Lê Văn Hành lập sớ tâu vua, xin triều đình cử bản Châu quan Lạng động Hầu Nguyễn Duy Tưởng (quê Trung Hòa – Quảng Phúc – Quảng Trạch) về trắc đạo, lập sổ đình điền công tự điền thổ và thiết lập xã hiệu, Tên làng Lệ Sơn được gọi từ đó.
Để lưu giữ và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa và có nơi thờ tự các vị tiên hiền, các thần linh và Thành hoàng làng đã bảo hộ, chở che cho dân làng trong lao động sản xuất và đời sống hàng ngày, nhân dân Lệ Sơn đã góp công, góp của xây dựng nên ngôi đình bằng gỗ uy nghiêm vào cuối thế kỷ XV. Đình làng được xây dựng ở một vị trí cao ráo, thoáng đãng rất hợp với thuyết phong thủy của người xưa. Đình Lệ Sơn tồn tại, gắn bó với cuộc sống của người dân Lệ Sơn suốt mấy thế kỷ. Khoảng đầu thế kỷ XIX, một trận lũ lớn đã cuốn trôi tất cả, trong đó có đình làng. Điều kì lạ là ngôi đình trôi vào một khu đất bằng phẳng, giữa trung tâm của làng. Dân làng Lệ Sơn cho đó là sự linh thiêng, là ý của trời đất, của các vị thánh thần nên đã làm lễ xin thần linh cho dựng lại ngôi đình tại địa điểm này.
Cho đến cuối thể kỷ XIX, đình Lệ Sơn được dựng lại trên nền ngôi đình cũ, có phong cách giống các đình miền Bắc cũng thời. Đây là lần xây dựng có quy mô lớn. Đình trở thành ngôi đình nổi tiếng nhất trong vùng, kiến trúc của đình xây dựng thời gian này là một ngôi đình rộng 5 gian, 4 mái, cột đình làm bằng gỗ lim, có hàng hiên bao quanh, các chi tiết trang trí khá đa dạng, các đầu đao đều uốn lên và đuợc trang trí rồng, đầu mái guột có độ cong khá lớn; các cột, xà, kẻ.. đều được cham trổ sắc sảo và xoi chỉ tinh vi, những hình ảnh chạm nổi trên các bộ phận của đình như cột, kèo, xuyên, trếng, đề cập đến các đề tài tứ linh, chim muông, hoa lá, mây, lửa, sông nước, hình mặt trời, nhiều hoa văn họa tiết phong phú, mang các nét sinh hoạt của đời sống dân gian. Các bao lam, cửa vòng ở hương án tiền đường và hậu điện đều chạm trổ rất tinh xảo. Ở tiền đường có trang trí nhiều hoành phi, câu đối với nhiều bức phù điêu.
Điều đặc biệt ở Đình làng Lệ Sơn là việc chạm khắc các con rồng trên mái đình, đó là dáng rồng thời Lê với dáng vẻ uy nghi, dũng mảnh trong tư thế bay lên. Tuy nhiên, rồng trong đỉnh lại theo dáng rồng thời Nguyễn, trông hiền hơn và điều dễ nhận biết là ở phận đuôi đều có xoáy. Đình được chia làm 2 phần: tiền đường và hậu điện. Tiền đường gồm 5 gian, gian giữa thờ Khổng Tử, các tiên Nho và thờ những người đỗ đạt. Hậu điện là nơi thâm nghiêm nhất, có hương án đặt ngai thờ Thành Hoàng và các thần linh. Ngai thờ được chạm khắc tinh xảo, có sơn son thiếp vàng. Đồ thờ trong đình rất phong phú và đặc sắc. Ngoài thờ Khổng Tử, Tiên Nho, Thành Hoàng làng, các vị thần linh thì đình làng Lệ Sơn còn thờ Đức ông Mạnh Linh, Đức ông Câu Kê, Đức ông Mậu Tai, Quan lớn Tả Phủ, Tiền khai khẩn Lê Văn Hành, ông Trần Cánh Huống, ông Nguyễn Duy Tưởng… là những vị có công lớn đối với làng Lệ Sơn.
Động Tiên Sơn trải nghiệm khác biệt tại Phong Nha
Cũng như các nơi khác trên khắp mọi miền quê Việt Nam, đình làng không chỉ là nơi thở các vị Thành Hoàng, thần linh hay những người có công với làng xã, mà đình làng còn là nơi tổ chức các lễ hội, nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã. Hàng năm, lễ hội được tổ chức ở đình làng Lệ Sơn có lễ Bàu Cốc, diễn ra đầu tháng tư âm lịch, lễ Lục Ngoại tổ chức vào rằm tháng 6, lễ Hạ Điền vào giữa tháng 11 và cứ hai năm một lần, tổ chức lễ nghinh thần rước kiệu, rước bát hương ở các miếu thờ từng khu vực về định làng làm lễ Đại Kỷ yên. Khi người trong làng đỗ đạt, thăng quan, đều làm lễ vinh quy bái tổ. Các lễ hội này diễn ra đặc biệt tôn nghiêm và trang trọng.
Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc… mà đình làng Lệ Sơn còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu của làng xóm, quê hương trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đình Lệ Sơn là nơi hội họp của các tổ chức cách mạng, nơi huấn luyện của dân quân tự vệ, đặc biệt là nơi tổ chức cuộc mít-tin lớn của nhân dân toàn xã để bàn kế hoạch, thống nhất phương án cho cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đình làng Lệ Sơn bị máy bay Mỹ đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại hai trụ biểu, nhưng “Đình” vẫn tràn đầy “linh khí”, cái “linh khí” đã làm nên một Lệ Sơn trong Bát Danh Hương, bồi đắp cho “cây học vấn” của làng Lệ Sơn đơm hoa kết trái như ngày hôm nay. Các thế hệ kế tiếp đã không ngừng vun đắp, làm cho cái “linh khí” ấy thêm tích tụ, đầy đặn, phát triển và thăng hoa. Và có lẽ do cái “linh khí” ấy đã làm cho làng Lệ Sơn trong xã hội hiện đại, trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn giữ được nét cổ xưa: Cây đa, giếng nước, sân đình – một nét đẹp truyền thống và gần gũi, thân thuộc của làng quê Việt Nam.
Không chỉ Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình còn có "viên ngọc" Đồng Hới vô vàn cảnh đẹp
Khi đến Quảng Bình, bạn sẽ phải say đắm với những bờ biển hoang sơ dài hàng chục cây số hay ghé thăm các di tích lịch sử lâu đời của dân tộc ta.
Nhắc tới Quảng Bình, nhiều người thường nhớ đến những hang động hùng vĩ như hang Sơn Đòong, động Thiên Đường hay vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Không phải ai cũng để ý rằng thành phố Đồng Hới cũng có vô số những địa điểm độc đáo đủ để dân tình giơ máy lên "sống ảo". Cùng với dòng chảy của thời gian, nơi đây đã dần thay đổi và ngày càng phát triển về kinh tế cũng như du lịch. Thiên nhiên cũng ban tặng cho Đồng Hới nhiều thắng cảnh ngất ngây lòng người cùng những di tích lịch sử oai hùng còn sót lại.
Trung tâm thành phố Đồng Hới độc đáo ở chỗ được xây dựng dọc theo bờ sông Nhật Lệ, trong đó có các công trình, bãi biển, công viên, quảng trường nổi tiếng... đều được xây dựng ở khu vực này. Thế nên, khi đáp máy bay hoặc tàu lửa xuống thành phố xinh đẹp, bình yên này thì đừng quên ở lại đây thăm quan cho bằng hết những địa điểm đặc trưng của Đồng Hới nhé.
Những địa điểm trong thành phố
Quảng Bình Quan
Cột mốc di tích lịch sử có tuổi đời hàng trăm năm qua, vẫn sừng sững ở đó chứng kiến bao nhiêu thay đổi của địa phương. Quảng Bình Quan quả thật là một biểu tượng đặc trưng của thành phố Đồng Hới.
Video đang HOT
Ảnh: @linh_ha1011, @songloan, @__quangdat1895__, @duyhai17
Trong lịch sử, Quảng Bình Quan là một thành lũy kiên cố nằm trong hệ thống lũy thầy, là một chốt trên đường kinh lý Bắc - Nam xưa kia. Được xây từ tận năm 1639 nhưng Quảng Bình Quan đã được phục chế gần như nguyên dạng, thành vẫn còn 3 cổng tương đối nguyên vẹn. Nơi đây là trở thành minh chứng lịch sử sống động và là nơi được nhiều bạn trẻ tìm đến để tham quan và thành cũng được "lên hình" vô cùng hoài cổ, tự hào.
Ảnh: @thuyduong0125, @dangtthinh, @timmy2901, Ánh Hằng
Biển Nhật Lệ
Tuy là một địa điểm trong thành phố, nhưng biển Nhật Lệ vẫn lọt trong danh sách những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây hút hồn du khách với làn nước dịu êm cùng bờ cát trắng trải dài tít tắp. Có thể để ý, biển Nhật Lệ vô cùng hoang sơ với rừng dương xù xì, địa hình biển cũng thoai thoải, có rất nhiều bãi cát óng ánh, du khách có thể đạp xe hay chơi nhiều bộ môn thể thao trên biển như bóng chuyền, bóng đá trên đó một cách thoải mái.
Ảnh:__anhminhh, duongduongg.0910, linhviva.07, missharaht, kimtuyen1406, vaguehav, hyp.ngn, Vũ Hồng Vân
Di tích nhà thờ Tam Toà và giáo xứ Tam Toà
Trước khi là một chứng tích với một mảnh kiến trúc sót lại như bây giờ, nhà thờ Tam Tòa từng là một trong những nhà thờ đẹp nhất tại Việt Nam. Nhưng hiện nay, nhà thờ chỉ còn lại một cột trụ bằng gạch và phần tháp chuông vì trong chiến tranh khi xưa, nhà thờ đã bị bom đạn đánh sập. Đến nay, dù chỉ còn một mảnh nhưng nơi đây đã được bảo tồn cẩn thận.
Ảnh: Maria Tuyền, sonhoang242, ntvvirus
Cách đó không xa cũng đã được xây dựng nên một nhà thờ Tam Toà mới với vẻ ngoài được nhiều người yêu thích vì tông màu xám bắt mắt, nhà thờ cao sừng sững với kiến trúc mang nét phương Tây độc đáo.
Ảnh: giangtran1512, _longboss_, donghoicity, Lê Quang Hoà
Những địa điểm sát bên cạnh thành phố
Làng chài Nhân Trạch
Làng chài từ lâu đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người dân cả ba miền, thế nên những ngôi làng ven biển vẫn luôn có sự hấp dẫn đối với du khách.
Dù nằm ở huyện Bố Trạch nhưng làng chài Nhân Trạch cũng cách Đồng Hới không quá xa, du khách có thể ghé đến một cách dễ dàng. Sự hấp dẫn ở đây đến từ những "chiếc thuyền ngoài xa" với đủ sắc màu trở về lúc bình minh, cảnh mặt trời mọc trên biển thanh bình hay những ngư dân chuyện trò về những mẻ cá hay cuộc sống thường nhật. Tiếng kéo cá lên bờ hoà cùng tiếng người nói, tiếng sóng biển lao xao cả một vùng trời. Nơi đây, nhiều du khách tranh thủ dậy sớm cũng không hề bỏ công thì những hình ảnh ngư dân đẩy từng thúng cá trên bãi biển sáng sớm, những chiếc thuyền lẵng lẽ trên con sóng tạo nên một khung cảnh khó quên cho du khách.
Ảnh: Toàn Bamboo
Cồn cát Quang Phú
Khi tìm du lịch Đồng Hới trên mạng xã hội, thì cồn cát Quang Phú là một địa điểm được "sống ảo" nhiều nhất. Tuy cách thành phố Đồng Hới tầm 8 cây số, chạy dọc theo bãi biển Nhật Lệ là sẽ đến nên nơi đây được du khách cho vào danh sách nhất định phải ghé khi đến thành phố Đồng Hới.
Ảnh: @song.sinhem, @long_doan_dinh, @quaanh, @ladytran7194
Khi đến cồn cát, du khách sẽ có cảm giác như đi lạc vào sa mạc mênh mông với những đồi cát liên tiếp nhau trải dài miên man. Điểm khác biệt của cồn cát Quang Phú so với những cồn cát khác chính là những vân cát được thay đổi hình dạng hàng giờ bởi gió biển thổi suốt ngày đêm và màu sắc của cát cũng được thay đổi. Đồi cát Quang Phú là địa điểm chụp ảnh lý tưởng cho các bạn trẻ tìm kiếm bối cảnh độc đáo cho bộ ảnh check-in "nghìn tim". Thêm một điểm thú vị nữa, từ đỉnh cồn cát, chúng ta có thể vừa ngắm được bình minh và cả hoàng hôn, điều rất hiếm thấy ở những điểm tham quan.
Ảnh: @myqnam, @phuonganh.h_29, @dimotngaydang
Bãi đá nhảy
Xa hơn cồn cát là bãi đá nhảy cách trung tâm thành phố khoảng 25 cây số, sau khi đi qua Đèo Ngang thì bạn sẽ đến bãi biển đá này. Nơi đây quả nhiên là tuyệt tác điêu khắc của biển và một trong những bãi biển đẹp ở Quảng Bình có bờ cát trắng với những quần thể đá có hình dạng độc đáo. Nhìn từ xa, bãi đá nhảy với những phiến đá mang tông màu vàng hoà với sóng biển như một bức tranh trùng điệp. Những hòn đá nhỏ lô nhô trên bãi cát mịn trông giống những con vật có hình thù kỳ lạ nước nhấp nhô theo từng con sóng biển.
Ảnh: @kiimmm.94, @_nguyenly_, @minhi_journey, @nguyet.ngn, @thuongquang, @orinnpark
Chinh phục Hang Kiều tại Quảng Bình Hang Kiều là hang động khá lớn nằm ở ngọn núi An Bờ của huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hang Kiều là hang động mới được đưa vào khai thác du lịch, nằm trong chuỗi khám phá hang chà Lòi. Ẩn sau những ngôi nhà sàn của bà con Bru Vân Kiều của bà con bản Còi Đá Hang Kiều có cửa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vườn cúc họa mi Thung Nham khiến bạn có thêm một lý do để đi Ninh Bình

Rừng Phong Hương mùa thay lá khiến nhiều người choáng ngợp trước vẻ đẹp siêu thực của thiên nhiên

Ba Quáng khiến nhiều du khách thích thú với những đồi cỏ cháy trải dài

Khung cảnh miệng núi lửa đẹp như trong anime ở Quảng Ngãi gây sốt cộng đồng mạng

Các tọa độ ăn chơi dọc theo tuyến tàu Metro Bến Thành - Suối Tiên

Hóa ra Lạng Sơn cũng có núi Mắt Thần: Hang Hổng - Cổng Trời Yên Sơn

Phượt thủ review cung đường Lai Châu - Điện Biên tốt nhất: Đường sá cực đẹp, chạy bên sông Đà

Điểm đến yêu thích của dân du lịch mạo hiểm được mệnh danh "nóc nhà" Yên Bái

Tham quan Tiểu chủng viện Làng Sông, tìm đến chốn yên bình trong không gian cổ kính

Ngắm Sa Pa mùa này lại có vẻ đẹp rất riêng, không phải là những thửa lúa vàng mà là những áng mây trắng trôi bồng bềnh

Voọc chà vá chân nâu: Nét chấm phá của thiên nhiên trên bán đảo xanh

Mùa hoa về - Cơ hội vàng cho du lịch
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
Thế giới
22:40:38 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025