Định hướng nông dân sử dụng giống lúa thơm, chất lượng cao vào sản xuất
Trong vụ lúa Đông Xuân này, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang định hướng nông dân sử dụng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, có khả năng chịu hạn, mặn tốt đưa vào sản xuất nhằm giảm nguy cơ thiên tai gây hại vừa nâng chất lượng hạt gạo hàng hóa tham gia thị trường.
Thu hoạch lúa Hè Thu ở huyện Cái Bè. Ảnh: TTXVN
Đặc biệt, lưu ý bà con áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ khâu làm đất, bơm tát, gieo sạ, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, giảm thất thoát; tuân thủ khuyến cáo của các nhà khoa học, chú trọng chăm sóc trà lúa Đông Xuân theo quy trình canh tác khoa học tiên tiến “1 phải 5 giảm”, IPM, ứng dụng công nghệ sinh thái nhằm quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác theo qui trình VietGAP, GlobalGAP…để giành lấy những vụ mùa bội thu vừa bảo đảm an toàn cho sức khỏe, bảo vệ môi sinh, môi trường.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong vụ Đông Xuân 2021 – 2022, Tiền Giang xuống giống trên 49.000 ha. Địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp thâm canh nhằm phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,8 tạ/ha và sản lượng cả vụ khoảng 348.000 tấn lúa hàng hóa.
Nhằm giúp nông dân tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2021 – 2022 thắng lợi, đảm bảo an sinh xã hội và bù đắp những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chú trọng bố trí hợp lý lịch thời vụ sản xuất, khuyến cáo nông dân sử dụng cơ cấu giống lúa phù hợp đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với từng vùng sinh thái: vùng ngọt, vùng Đồng Tháp Mười, vùng ngọt hóa Gò Công… Đồng thời, kiện toàn mạng lưới kênh mương thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, phòng, chống hạn mặn bảo vệ cây trồng.
Đặc biệt, có phương án phù hợp để ứng phó hạn, mặn trong mùa khô 2022 ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công; phương án phòng, chống lũ và triều cường ở các huyện vùng kiềm soát lũ phía Tây tỉnh…
Video đang HOT
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang bố trí lịch thời vụ phù hợp từng khu vực: vùng kiểm soát lũ phía Tây, vùng Đồng Tháp Mười, vùng dự án Bảo Định, vùng ngọt hóa Gò Công,…Cụ thể, vùng dự án ngọt hóa Gò Công bắt đầu xuống giống trong khung thời vụ từ 1/11 đến ngày 10/11 là dứt điểm.
Các huyện vùng kiểm soát lũ phía Tây, một phần vùng Đồng Tháp Mười (Tiền Giang) xuống giống từ ngày 10/11 đến ngày 20/11 dứt điểm. Khu vực các địa phương trong dự án Bảo Định và hệ Cổ Chi thuộc huyện Tân Phước và Châu Thành xuống giống trong khung lịch thời vụ từ 20/11 đến ngày 30/11 dứt điểm.
Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang khuyến cáo, đây là khung lịch thời vụ chung cho các tiểu vùng. Dựa vào đó, các địa phương căn cứ tình hình rầy nâu di trú và thời tiết, thủy văn…xác định thời điểm xuống giống phù hợp bảo đảm giành thắng lợi vụ sản xuất Đông Xuân mới.
Cái Bè là huyện đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) có thế mạnh về sản xuất lúa năng suất cao. Trong vụ vụ Đông Xuân 2021 – 2022 tới, địa phương xuống giống 8.700 ha với mục tiêu thâm canh để đạt năng suất bình quân 78 tạ/ ha và sản lượng cả vụ 67.860 tấn lúa hàng hóa.
Cái Bè đưa ra nhiều giải pháp tích cực như: tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp; đẩy mạnh liên kết sản xuất – tiêu thụ lúa gạo hàng hóa, bảo đảm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả từ trồng lúa.
Ngành nông nghiệp huyện khuyến khích nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao, giống lúa thơm đặc sản đưa vào cơ cấu giống, dùng giống lúa xác nhận hoặc nguyên chủng phù hợp với diễn biến phức tạp của biến đồi khí hậu vừa đáp ứng nhu cầu thị trường.
Mặt khác, huyện Cái Bè cũng nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả như: 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, sử dụng phân và thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”, giảm lượng giống và giảm chi phí đầu vào, nâng cao được hiệu quả trồng trọt.
Hiện nay, tranh thủ nước lũ đang rút nhanh, nông dân vùng đầu nguồn Cái Bè đang tập trung bơm tát, làm đất để chủ động xuống giống đúng lịch thời vụ, tạo tiền đề vụ Đông Xuân mới bội thu.
Né hạn, sử dụng phân bón thân thiện môi trường
Giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Cùng với đó, nỗi lo hạn mặn trong vụ lúa đông xuân 2021-2022 vẫn treo lơ lửng.
Song, ngành nông nghiệp cho rằng đây là cơ hội để nông dân thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ để đạt giá thành thấp hơn. Việc tranh thủ xuống giống sớm cũng là điều kiện để nông dân đạt lợi nhuận cao.
Nông dân Hậu Giang ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
Xuống giống sớm, né hạn cuối vụ
"Hiện nay nước đã tràn đồng, chúng tôi đang vận động nông dân khi nước rút tới đâu sẽ vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa đông xuân ngay", ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), nói. Vụ lúa đông xuân 2021-2022, vùng ĐBSCL gieo sạ hơn 1,52 triệu ha, dự kiến sản lượng trên 11 triệu tấn.
Dự báo, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 ở mức sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, khả năng tương đương mùa khô năm ngoái. Với tình hình nguồn nước như trên, có khoảng 400.000ha diện tích ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn cuối vụ (vùng ven biển các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang) cần được xuống giống sớm vào cuối tháng 10-2021. Tháng 11-2021, là thời vụ chính cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL, sẽ xuống giống khoảng 700.000ha. Trong tháng 12, tiếp tục xuống giống khoảng 400.000ha. Diện tích còn lại ở một số vùng đông xuân muộn, kết thúc xuống giống trước ngày 10-1-2022. Việc xuống giống sớm để né hạn mặn cuối vụ là một trong những biện pháp đã được các địa phương ở ĐBSCL vận dụng thành công trong các vụ lúa đông xuân vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo hiện nay là nông dân vẫn còn thói quen lạm dụng phân bón hóa học và lượng giống gieo sạ. Giá phân bón hóa học đang tăng cao như "cơn bão" quét tan lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh kiểm soát giá cả phân bón, cần phổ biến các giải pháp giúp nông dân giảm lượng phân bón sử dụng và giảm lượng giống gieo sạ. "Giảm chi phí sản xuất lúa ở khâu sử dụng phân bón và lượng giống gieo sạ là yếu tố để giành thắng lợi vụ lúa đông xuân", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Cơ hội để giảm sử dụng phân bón hóa học
Năng suất lúa ở ĐBSCL hiện nay dao động ở mức 6-8 tấn/ha, được xem là đạt mức cao hàng đầu thế giới, chỉ sau Nhật Bản. Dư địa tăng năng suất được xem là không còn nhiều. Muốn tăng hiệu quả sản xuất của nông dân, tăng sức cạnh tranh cho lúa gạo Việt Nam, chỉ bằng cách tập trung nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
"Giá phân bón hóa học đang tăng cao, áp lực giảm giá thành sản xuất là cấp bách. Ngành nông nghiệp đang nỗ lực để giúp nông dân thực hiện việc này nhằm tăng lợi nhuận. Đây còn là thời điểm giúp nông dân tiếp cận quy trình sản xuất phân hữu cơ, vi sinh với giá thành thấp và thân thiện với môi trường hơn", ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết. Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương liên hệ để nhập khẩu phân hữu cơ từ Hàn Quốc nhằm giúp nông dân áp dụng quy trình sản xuất giá thành thấp, thân thiện với môi trường.
Thực tế, nông dân ĐBSCL đã giảm tỷ lệ dùng phân bón hóa học, thay vào phân hữu cơ, nhất là quy trình sản xuất lúa ở phân khúc cho gạo chất lượng cao để xuất khẩu. Điển hình là HTX Tân Long (Hậu Giang), nơi sản xuất gạo chất lượng cao với thương hiệu Gạo sạch Vị Thủy, đã áp dụng quy trình sản xuất bón phân thân thiện với môi trường. Nông dân sử dụng cách bón phân này đã giảm giá thành được 4 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc HTX Tân Long, vụ đông xuân 2021-2022, xã viên trong HTX sẽ tăng tỷ lệ phân hữu cơ lên 70%, phân vô cơ chỉ còn 30%
Giá vật tư nông nghiệp tăng cao ảnh hưởng lớn đến vụ lúa Đông Xuân Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, toàn tỉnh dự kiến xuống giống 190.000 ha, cần sử dụng 133.000 tấn phân bón và gần 2.100 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, hiện giá vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón tăng mạnh khiến người nông...