Đinh Hoài Xuân – Nữ tiến sĩ Cello đầu tiên của Việt Nam
Từng chia sẻ bị cây đàn Cello “bỏ bùa”, nữ nghệ sĩ Đinh Hoài Xuân đã dùng mọi nỗ lực để chinh phục nó. Một trong những minh chứng cho điều đó là tấm bằng tiến sĩ của chị.
Nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân được biết tới với các dự án nhạc nhẹ hóa cello. Với 2 MV công phu nhạc Trịnh Sóng về đâu và bán cổ điển Hướng về Hà Nội, Hoài Xuân bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường. Tuy nhiên, khi cái tên dần đến với công chúng, Đinh Hoài Xuân lại gây bất ngờ bởi quyết định bỏ lại tất cả để theo học Tiến sĩ chuyên ngành Cello tại Đại học Âm nhạc quốc gia Bucharest, Rumani.
Sau nhiều năm miệt mài rèn rũa trong môi trường âm nhạc chuyên nghiệp của Rumani, Đinh Hoài Xuân đã hoàn thành việc học, chính thức nhận tấm bằng Tiến sĩ chuyên ngành Cello. Cùng lắng nghe những chia sẻ của người nghệ sĩ tài năng này qua cuộc trò chuyện ngắn dưới đây.
Cảm xúc của chị khi nhận tấm bằng tiến sĩ chuyên ngành Cello ra sao?
- Đối với Xuân, việc học không bao giờ là đủ cả.
Ảnh minh họa.
Để có được tấm bằng này, chắc hẳn chị đã trải qua không ít khó khăn?
- Quãng thời gian học ở Romania là quãng thời gian vừa gian khó nhất, cực khổ nhất của tôi vừa là quãng thời gian tôi được lớn lên rất nhiều. Nó gắn với những chuyển giao giai đoạn của tôi trong âm nhạc và cuộc sống. Tôi vẫn luôn nghiêm túc với việc tập luyện và biểu diễn cổ điển. Để mong có những chương trình hoà nhạc ngày càng chất lượng chuyên nghiệp hơn bắt buộc tôi tập luyện không ngừng nghỉ. Đầu ngón tay có chai sạn, rồi lại đỡ, rồi lại chai. Chuyện đó với tôi là chuyện bình thường.
Video đang HOT
Điều gì khiến chị quyết định tạm dừng công việc vốn đang khá thuận lợi để theo học tiến sĩ?
- Xuân cảm thấy nếu có cơ hội để được học thì đó là điều tốt, học để biết, để hiểu, để trưởng thành hơn. Biết về khả năng và giới hạn của bản thân, hiểu về chuyên môn và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Và sau những khó khăn đó, chị đã trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên ngành biểu diễn Cello ở Việt Nam…
- Những năm qua, tôi cũng có nhiều dịp đươc gặp gỡ, tiếp xúc, nghe giảng dạy và nghe biểu diễn của nhiều nghệ sẽ Cello nổi tiếng ở nhiều nước trên thế giới. Có nhiều nghệ sỹ mà tiếng đàn của họ làm say đắm mê mẩn lòng người, không một trường lớp nào có thể có khuôn mẫu để đào tạo ra được những điều tuyệt vời như vậy. Và cũng có nhiều người vừa là tiến sỹ, vừa là giáo sư và cũng là nghệ sỹ biểu diễn Cello tuyệt đỉnh.
Tôi nghĩ dù là người đầu tiên hay người cuối cùng đều không quá quan trọng mà quan trọng hơn cả là người nghệ sỹ đó có thể truyền tải được những cảm xúc và ý nghĩa thực sự của âm nhạc đến với cuộc sống, đến với khán giả hay không.
Chị có thể chia sẻ thêm về dự án mới – Cello Fundamento?
- Học phần của tôi thì bắt buộc có phần hoạt động biểu diễn. Nhưng với đề tài của tôi là “Cello in Vietnam-performing and popularizing” (biểu diễn và phổ biến cây đàn Cello tại Vietnam) thì hiện tại chưa có nhiều tài liệu để nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã sáng lập nên một dự án Cello Fundamento gọi tắt là CF để có luôn những chỉ số thực tiễn về cả biểu diễn lẫn phổ biến để đưa vào đề tài nghiên cứu và chứng minh được đề tài đó có tính khả thi thực tế thể hiện trên dạng văn bản khoa học.
Chị có có đặt kỳ vọng dự án CF của mình sẽ được để cử giải thưởng Cống hiến?
- Tôi không nghĩ đến những giải gì ngoài việc luyện đàn và kiên định với con đường đi của mình.
Cây Cello đã và đang trở nên hot trên thế giới với nhiều phong cách khác nhau, liệu sẽ có một Đinh Hoài Xuân với Cello cũng trở nên hot hơn ở Việt Nam?
- Bởi tôi xác định chinh phục âm nhạc cổ điển bằng các buổi diễn trên thế giới và cả ở Việt Nam là con đường đi của tôi, nên các phong cách khác có lẽ tôi chưa để ý đến nhiều, nhưng nếu có dịp kết hợp để làm cây đàn Cello ngày càng phổ biến hơn với khán giả Việt Nam thì tôi cũng muốn tìm hiểu. Nhưng thú thật, thế giới âm nhạc cổ điển về Cello đã chiếm hết toàn bộ tâm hồn âm nhạc của tôi rồi.
Cảm ơn Đinh Hoài Xuân và chúc chị thành công trên con đường với Cello!
Theo PV/VTV
Tiến sĩ nhận án tù vì quấy rối nữ sinh trên xe buýt
TS Long Yun, giang viên ĐH Quốc gia Singapore (NUS), bi kêt an tù 14 tuân vì có hành vi quấy rối nữ sinh trên xe buýt.
Trong phiên tòa hôm 17/10, luật sư của Yun, ông Sinnadurai, cho biết thân chủ phạm tội lần đầu và đã "thể hiện sự hối hận chân thành" bằng cách bồi thường cho nạn nhân. Yun mong muốn được giảm án xuống còn 8 tuần tù giam.
Luật sư nói thêm rằng Long Yun là giảng viên có bằng tiến sĩ Hóa học của ĐH North Carolina, Mỹ, được NUS công nhận vào năm 2016 vì những cống hiến cho giáo dục. Ông ta cũng có tên trong danh sách các nhà giáo danh dự của khoa Kỹ thuật.
Tuy nhiên, Phó công tố viên Benedict Chan kết luận hành động của Long Yun không thể vô tình như ông ta nói. Tòa án tuyên phạt 14 tuần, tương đương 3,5 tháng tù.
Long Yun có bằng tiến sĩ Hóa học của ĐH North Carolina, là giảng viên khoa Hóa học và Sinh học ĐH Quốc gia Singapore. Ảnh: The Straits Times.
Theo Straits Times, sự việc xảy ra trưa ngày 14/1, khi Long Yun công tác tại Trung Quốc. Yun cùng nạn nhân đi chung trên chuyến xe buýt đưa đón giảng viên, sinh viên trong khuôn viên ĐH Quốc gia Singapore, trụ sở tại Trung Quốc.
Yun lên xe từ điểm trạm tàu điện ngầm Kent Ridge. Lợi dụng đông người, Yun áp sát nữ sinh 20 tuổi, cố tình "cọ xát" vào cô. Tình trạng này tiếp tục xảy ra trong khoảng 4 phút khiến nạn nhân bối rối, lo sợ.
Sau khi sự việc xảy ra, nạn nhân chia sẻ rằng cô bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, không dám đi xe buýt vì lo bị quấy rối một lần nữa. Mối quan hệ giữa cô và bạn trai cũng đổ vỡ vì sự việc này.
Cô gái kể chuyện bị quấy rối cho một người bạn. Họ báo cáo lại với nhân viên an ninh của trường và hồ sơ được chuyển lên cảnh sát.
Phát ngôn viên của NUS cho biết trường đã chấm dứt hợp đồng lao động với Long Yun.
"Chúng tôi có cái nhìn rất nghiêm túc về hành vi sai trái của nhân viên. Chúng tôi sẽ kỷ luật nghiêm những người vi phạm quy tắc ứng xử", đại diện NUS cho biết thêm.
Theo Zing.vn
Tiến sĩ y khoa có 27 bài báo quốc tế: "Tôi đeo hai khẩu trang y tế khi ra đường!" Trong talkshow Hiểu về ô nhiễm không khí mới được tổ chức tại TP.HCM, tiến sĩ y khoa Trần Ngọc Đăng, Giảng viên bộ môn Sức khỏe môi trường, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM, chia sẻ việc đeo 2 khẩu trang y tế tăng khả năng lọc bụi mịn lên đến gần 90%. Theo thanh niên