Định hình cuộc chiến kinh tế của Trung Quốc chống COVID-19
Dự kiến các nhà chức trách sẽ rót nguồn vốn tài trợ vào các doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất; đây là cách tiếp cận hỗ trợ có mục tiêu thay cho hỗ trợ ồ ạt.
Xếp dỡ hàng hóa tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phân tích của báo The Straits Times, Trung Quốc có bộ dụng cụ chính sách để giảm bớt sức ép kinh tế từ sự bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này có thể đã bắt đầu tính được thiệt hại của cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng này. Người lao động đã phải vật lộn để trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài khiến các doanh nghiệp và nhà máy phải đóng cửa.
Video đang HOT
Một số thành phố vẫn bị phong tỏa khi các nhà chức trách áp đặt những hạn chế đi lại và yêu cầu người dân phải ở trong nhà. Vì vậy sẽ là hợp lý khi cho rằng sự bùng phát của dịch bệnh đã giáng một đòn nghiêm trọng vào nền kinh tế Trung Quốc. Các lĩnh vực vận tải, bán lẻ, du lịch và vui chơi giải trí, cùng nhau tạo nên khoảng 18% Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của nước này, sẽ bị tác động nặng nề nhất.
Kết quả là Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm GDP theo quý lớn nhất kể từ năm 1976, với tỷ lệ tăng trưởng dự kiến chỉ đạt 0,2% trong quý I năm nay. Nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục phải vật lộn trong vài tháng tới, nhưng cú sốc này sẽ không kéo dài. Giống như thời kỳ dịch bệnh Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, sự phục hồi cũng sẽ mạnh mẽ.
Một lý do củng cố cho sự phục hồi nhanh là Bắc Kinh có khả năng thực hiện phối hợp gói kích thích tài chính và tiền tệ. Kể từ đầu tháng Hai, Trung Quốc đã bơm 1.000 tỷ NDT (142,26 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng. Bắc Kinh cũng giảm lãi suất cho các thỏa thuận mua lại với nỗ lực nới lỏng chính sách được cho là táo bạo nhất kể từ cuối năm 2018.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC; ngân hàng trung ương) có không gian để nới lỏng hơn nữa. Chẳng hạn, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng Trung Quốc xuống 200 điểm cơ bản, điều này có nghĩa là có thể bơm 460 tỷ USD, tương đương 3% GDP, vào nền kinh tế.
Các doanh nghiệp cũng trông đợi PBoC giảm lãi suất cho vay cơ bản để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, như Thống đốc PBoC Dịch Cương đã chỉ rõ, sự hỗ trợ này sẽ được tính toán và có mục tiêu, chứ không còn được áp dụng theo kiểu hỗ trợ ồ ạt như trước đây.
Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã cắt giảm 10 điểm cơ bản lãi suất cho vay tiêu chuẩn đối với kỳ hạn 1 năm và 5 điểm cơ bản đối với kỳ hạn 5 năm và giảm lãi suất đối với các khoản vay trung hạn.
Cũng có khả năng Trung Quốc sẽ hành động trên mặt trận tài chính. Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ Trung Quốc cũng đã sẵn sàng thực hiện phương thức mở rộng. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại, đạt 6,1% năm 2019, tỷ lệ thấp nhất trong gần ba thập kỷ.
Chỉ riêng năm 2019, Bắc Kinh đã giảm thuế thu nhập hộ gia đình, giảm thuế VAT đối với các lĩnh vực chế tạo sản xuất, xây dựng và vận tải; và giảm thuế công ty trong gói hỗ trợ tương đương 1,6% GDP. Dự kiến, Chính phủ sẽ cắt giảm hơn nữa, song Bắc Kinh cần thận trọng. Thâm hụt tài chính của nước này đã ở mức 5% GDP và các nhà chức trách không muốn chứng kiến sự gia tăng mạnh mức nợ của nước mình.
Đây là lý do giải thích tại sao các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ ưu tiên việc hỗ trợ có mục tiêu trong năm nay, chẳng hạn như miễn thuế cho một số doanh nghiệp nhất định hay cắt giảm thuế VAT trong một giai đoạn có thời hạn. Một số biện pháp mới đây nhất của các nhà chức trách địa phương ở Thượng Hải và tỉnh Quảng Đông đã đem lại hiệu quả.
Các chính sách này, nhằm vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ bị tổn thương nhất, bao gồm giảm tiền thuê văn phòng, giảm phí quản lý, hoãn nộp thuế, trợ cấp chi trả tiền lãi cho các khoản vay mới của công ty và hoàn lại các khoản đóng góp cho an sinh xã hội.
Tất cả các biện pháp này nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế đạt được mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay, chỉ thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự đoán ban đầu, và điều quan trọng hơn là phù hợp với mục tiêu mà Chính phủ Trung Quốc cần thực hiện là tăng gấp đôi GDP và thu nhập của người dân nước này trong một thập kỷ vào năm 2020.
Với việc Bắc Kinh quyết tâm đạt được các mục tiêu kinh tế của mình, những “van” tiền tệ và tài chính sẽ được mở, tuy nhiên không nên hy vọng lượng tiền hỗ trợ sẽ chảy vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế./.
Nguyễn Thúy
(Theo TTXVN tại Singapore)
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho sinh viên quốc tế nghỉ hết tháng 3
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo tiếp tục lùi thời gian nhập học đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh quốc tế tại trường.
Công văn do GS.TS Phạm Quang Minh ký ngày 26/2 nêu căn cứ vào tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhà trường tiếp tục lùi thời gian nhập học của sinh viên quốc tế đến cuối tháng 3. Thông tin nới sẽ được nhà trường sẽ cập nhật với các đối tác và đơn vị đào tạo.
Công văn của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Lịch học của các sinh viên Việt Nam sẽ được quyết định vào ngày 28/2 sau cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch viêm đường hô hấp Covid-19 của ĐH Quốc gia Hà Nội.
Trước đó, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh sau đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội được thông báo sẽ quay lại học tập vào 2/3.
Tại TP.HCM, ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM, vừa ra thông báo, tiếp tục dừng học tập trung tại các cơ sở của trường đến hết ngày 8/3.
ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM thông báo cho sinh viên trở lại học tập từ ngày 2/3.
Theo Zing
Lùi thời gian hàng loạt cuộc thi quốc tế dành cho học sinh vì dịch Covid-19 Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, IIG Việt Nam đã thông báo lùi thời gian tổ chức hàng loạt cuộc thi quốc tế dành cho học sinh. Thí sinh tham gia cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới - IIG IIG Việt Nam vừa có thông báo về việc lùi lịch cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế...