Định hạn 2 năm cho việc biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam vừa phê duyệt Đề cương và Kế hoạch biên soạn, xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 – 2015).
Theo đó, lịch sử Chính phủ Việt Nam từ 1945 đến 2015 được phân chia làm 3 thời kỳ lớn, ứng với 3 thời kỳ thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Cụ thể, thời kỳ thứ nhất (1945 – 1954), thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, kháng chiến chống thực dân Pháp (từ Chính phủ lâm thời, Chính phủ Liên hiệp lâm thời, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến đến Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa).
Thời kỳ thứ hai (1955 – 1975), thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược là cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (bao gồm Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam).
Video đang HOT
Thời kỳ thứ ba (1976 – 2015), thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Sản phẩm chính của công trình là bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ năm 1945 – 2015 gồm 3 tập ứng với 3 thời kỳ nêu trên, các tập biên niên lịch sử và phần kết luận (các chuyên đề tổng kết, đánh giá).
Cụ thể, Bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 – 2005) gồm 3 tập (bổ sung tư liệu, hiệu đính và tái bản); bộ Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 – 2005) gồm 5 tập (bổ sung tư liệu, hiệu đính và tái bản); biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5 năm 2005 đến năm 2015 (viết mới và xuất bản); lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5 năm 2005 đến năm 2015 (viết mới và xuất bản); lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 – 2015) (tóm lược và xuất bản).
Các sản phẩm khác gồm có: Một bộ phim tài liệu và Lịch sử Chính phủ (1945 – 2015) (bổ sung tư liệu, phát hành); một bộ ảnh tư liệu Lịch sử Chính phủ (1945 – 2015) (bổ sung tư liệu, hiệu đính, xuất bản); các báo cáo chuyên đề nghiên cứu phục vụ việc tổng kết, đánh giá; bộ hồ sơ lưu trữ các tài liệu của công trình biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945 – 2015).
Công trình được thực hiện từ tháng 1/2015 đến hết năm 2016.
P.Thảo
Theo Dantri
Triển khai biên soạn Lịch sử Chính phủ Việt Nam
Kết luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc biên soạn và xuất bản Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1945-2015) để có một bộ sử để lại cho đời sau là cần thiết.
Phó Thủ tướng yêu cầu việc hoàn thiện, bổ sung Lịch sử Chính phủ 1945-2005 và biên soạn mới Lịch sử Chính phủ từ tháng 5/2005-2015 cần lưu ý bảo đảm tính hệ thống của toàn bộ cuốn biên niên sử 1945-2015.
Việc bổ sung thêm các sản phẩm khác của Lịch sử Chính phủ như phim tài liệu, ảnh tư liệu là cần thiết để tăng cường tính phổ biến của Lịch sử Chính phủ Việt Nam, đồng thời tin học hóa những tư liệu này nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác lưu trữ, tuyên truyền.
Mục đích của việc biên soạn bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam giai đoạn 1945-2015 nhằm phản ánh tương đối toàn diện, đầy đủ, chính xác, trung thực, có hệ thống quá trình ra đời, phát triển về tổ chức và hoạt động của Chính phủ cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.
Qua đó, rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu phục vụ việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước của Chính phủ, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, đổi mới hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Bộ Lịch sử Chính phủ Việt Nam là tài liệu chính thức giới thiệu về Chính phủ và nền hành chính Việt Nam với bạn bè quốc tế, phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của các tầng lớp nhân dân.
Những sản phẩm chính của công trình này là bộ sách Lịch sử Chính phủ Việt Nam, gồm 3 tập (1945-2005) đã xuất bản, có hiệu đính, bổ sung và tái bản; bộ Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam, gồm 5 tập cũng bổ sung tư liệu, hiệu đính và tái bản; Biên niên Lịch sử Chính phủ Việt Nam từ tháng 5/2005 đến 2015 được viết mới và xuất bản; Lịch sử Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2005-2015 được viết mới và xuất bản; Lịch sử Chính phủ Việt Nam 1945-2015 tóm lược và xuất bản.
P.Thảo
Theo dantri
Bác Hồ với chuyến công du Xuân Canh Dần 1950 Mùa Xuân năm 1950, sau 5 năm chiến đấu và đứng vững trong vòng vây của kẻ thù, cách mạng Việt Nam đã giành được một thắng lợi vô cùng quan trọng. Đó là việc Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng...