Dinh dưỡng, vận động quan trọng như tiêm vaccine phòng dịch
Ăn uống đủ dinh dưỡng, vận động thường xuyên giúp hệ miễn dịch khỏe, tăng đề kháng phòng dịch bệnh, được chuyên gia y tế đánh giá quan trọng như tiêm vaccine.
Covid-19 đang đặt cộng đồng vào thách thức khó khăn. Khi chưa có vaccine, việc đối phó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống y tế, ý thức cá nhân cũng như sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, hạn chế đi lại, cách ly gây ra nhiều khó khăn cho tập luyện, chăm sóc dinh dưỡng. Ăn gì và tập luyện ra sao để đủ sức chống chọi dịch bệnh là câu hỏi của hầu hết mọi người.
Bài học hữu ích rút ra là, tại các khu cách ly, những “chiến sĩ blouse trắng” chú trọng tập thể dục, quan tâm chế độ dinh dưỡng, để đủ sức khỏe tốt làm nhiệm vụ, tránh bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân. Y bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân vận động, cố gắng ăn uống đủ chất để có sức chống chọi bệnh tật.
Đây cũng là điều được Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh. Theo ông, có hai loại “vaccine” rất quan trọng cho sức khỏe mà mỗi người đều có thể tự tạo để phòng chống dịch bệnh nhưng chúng ta lại không biết hoặc ít quan tâm, đó là dinh dưỡng và vận động.
Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, góp phần phòng nhiều bệnh, trong đó có thể tăng cường khả năng chống đỡ Covid-19. Vận động thể lực thường xuyên tăng hiệu suất làm việc của tim, giảm cholesterol máu, lưu thông khí huyết, tinh thần sảng khoái, tăng sản xuất nội tiết tố có lợi cho sức khỏe…
“Nếu Covid-19 tấn công mà ‘hàng phòng vệ’ của cơ thể suy yếu thì khó chống chọi lại nổi. Đó là một trong những lý do góp phần khiến cho số ca nhiễm nCoV diễn biến nặng trong thời gian gần đây khi bệnh rơi vào những người có bệnh nền, cơ thể đang suy yếu. Tuy nhiên chưa phải ai cũng quan tâm đến việc ăn gì, tập thế nào cho có sức khỏe tốt để phòng bệnh”, Phó giáo sư Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Nutrihome miền Bắc cảnh báo khi thấy nhiều người vẫn đang ăn uống, tập thể dục sai cách hoặc còn lơ là.
Phó giáo sư Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn chế độ ăn đủ chất cho một gia đình tại phòng khám của Nutrihome, chiều ngày 23/8. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Dinh dưỡng thiếu cân đối khiến khả năng phòng dịch bệnh giảm
Mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn dẫn đến nhiều bệnh, nhất là các bệnh lý mãn tính không lây như bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp, ung thư… Theo Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường.
Video đang HOT
Bệnh nhân có bệnh lý nền nếu mắc nCoV càng làm cho bệnh trầm trọng. Những ca tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam gần đây đều có bệnh lý nền.
Với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu hụt vi chất rất đáng ngại. Phó giáo sư Lê Bạch Mai chia sẻ, thiếu vi chất dinh dưỡng giống như “nạn đói tiềm ẩn” bởi dấu hiệu không rõ ràng nhưng hậu quả nghiêm trọng, gây suy giảm tâm thần, sức khỏe kém, giảm chỉ số thông minh, năng suất học tập thấp. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
“Rất ít người biết bản thân, con cái đang thiếu hụt vi chất. Không chỉ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương bị thiếu vi chất mà cả trẻ thừa cân, béo phì vẫn thiếu chất”, Phó giáo sư Lê Bạch Mai nói. Đó cũng là lý do việc quan tâm chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam được coi trọng và nằm trong chiến lược của Bộ Y tế.
Đầu bếp của Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome hướng dẫn cách chế biến thực đơn đủ chất, vào chiều ngày 23/8. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Mối nguy khi ít vận động
Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng vận động bởi mối quan hệ mật thiết giữa dinh dưỡng và vận động sẽ tạo nên nền tảng phát triển vững chắc. Nhưng thực tế lại đang chỉ ra phần lớn người dân không nắm rõ mối liên quan này. Trẻ em thừa cân, béo phì ngày càng tăng còn do ít hoạt động thể lực, lười vận động. Năm 2019, Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới.
Phó giáo sư, đại tá Nguyễn Thanh Chò, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân Y 103 – Học viện Quân Y cho biết, trẻ em thiếu vi chất (vitamin A, C, D, canxi…) dẫn tới cơ xương khớp yếu, khả năng vận động giảm và có nguy cơ bị còi xương. Cha mẹ không cho trẻ vận động thường xuyên và đúng cách dẫn tới trẻ thừa cân nhưng lại thiếu một số dưỡng chất giúp hệ xương phát triển. Do trẻ bụ bẫm nên phụ huynh thường lơ là dinh dưỡng cho bé.
“Trẻ dưới 2 tuổi nên tầm soát cơ xương khớp vì nhiều bất thường ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng”, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà, Giám đốc chuyên môn Y học vận động tại Nutrihome nói.
Một bệnh nhân lớn tuổi được huấn luyện viên hướng dẫn bài tập vận động tăng cường sức khoẻ và có lợi cho cơ xương khớp, tại trung tâm chuyên về dinh dưỡng – vận động ở TP HCM, chiều ngày 23/8. Ảnh: Tuấn Nguyễn.
Theo các chuyên gia, cùng với dinh dưỡng, vận động, tiêm vaccine đầy đủ sẽ tạo nên hệ thống phòng bệnh vững chắc chống lại virus, vi khuẩn. Khi chưa được tiếp cận với vaccine Covid-19 thì việc tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác tạo cơ hội cho hệ miễn dịch được “tập luyện”, sẵn sàng ứng phó tác nhân gây bệnh.
Tất cả vấn đề liên quan dinh dưỡng, vận động phòng Covid-19 và các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ em, người lớn, cách phòng ngừa, thiết lập lối sống lành mạnh… được chia sẻ trong chương trình Tư vấn online “dinh dưỡng, vận động phòng dịch bệnh” diễn ra vào ngày 25/8-31/8 trên VnExpress.
Chương trình với sự tham gia của 10 bác sĩ đầu ngành đến từ Nutrihome (hệ thống trung tâm khám, tư vấn, điều trị dinh dưỡng và y học vận động chuyên sâu quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam) như Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Bạch Mai; Phó giáo sư, đại tá Nguyễn Thanh Chò; Bác sĩ Nguyễn Văn Quang; Tiến sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi; Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha; Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà…Độc giả gửi câu hỏi tại https://vnexpress.net/tu-van-dinh-duong-y-hoc-van-dong-cho-tre-em-va-nguoi-lon
Nâng tạ có làm phụ nữ to và thô kệch?
Nâng tạ mang lại nhiều tác động tích cực với sức khỏe, kể cả là đàn ông hay phụ nữ. Nhiều phụ nữ ngần ngại tập nâng tạ, đặc biệt là mức tạ nặng, vì sợ cơ thể sẽ to và thô kệch.
Nâng tạ không khiến phụ nữ cồng kềnh vì cơ thể họ không có đủ lượng hoóc môn nam testosterone để cơ bắp phát triển lớn - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là một trong số nhiều suy nghĩ sai lầm đang cản trở việc tập luyện của phụ nữ. Trong khi đó, tập nâng tạ đúng cách không chỉ giảm mỡ mà còn giúp cơ bắp săn chắc.
Đây là những điều ngộ nhận về nâng tạ thường gặp ở phụ nữ, theo The Healthy.
1. Nâng tạ khiến phụ nữ cồng kềnh
Nỗi sợ rằng nâng tạ sẽ khiến cơ thể phụ nữ to cồng kềnh là không có căn cứ và bất hợp lý về mặt sinh học, The Healthy dẫn lời chuyên gia sinh lý học thể thao Michael Wood tại Đại học Tufts (Mỹ).
Muốn cơ bắp phát triển lớn thì cơ thể cần nhiều hoóc môn nam testosterone. Phụ nữ có testosterone nhưng với lượng rất ít, không đủ để kích thích cơ phát triển to.
2. Chỉ nâng tạ cũng giúp đánh tan nhanh mỡ bụng
Cách tốt nhất để giúp đánh bay mỡ bụng là phải kết hợp cả nâng tạ và các bài cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi lội.
Cardio sẽ giúp cơ thể đốt nhiều mỡ thừa hơn. Trong khi đó, các bài nâng tạ sẽ giúp tăng cường và phát triển cơ bắp. Hai hình thức tập luyện này cùng lúc sẽ giúp đánh tan mỡ thừa và cơ săn chắc hơn.
Một điều người tập cần lưu ý là nếu muốn giảm mỡ bụng thì phải giảm mỡ trên toàn cơ thể bằng nâng tạ và cardio. Các động tác gập bụng dù có thể giảm mỡ nhưng sẽ kém hiệu quả hơn. Lợi ích lớn nhất của tập gập bụng là giúp cơ bụng săn chắc và mạnh hơn.
3. Cần ăn nhiều protein hơn khi nâng tạ
Ăn đủ dinh dưỡng là điều rất cần thiết với người nâng tạ hay bất kỳ hình thức tập luyện thể thao nào. Các chuyên gia khuyến cáo với mỗi kg trọng lượng cơ thể, mọi người cần ăn 0,8 gram protein/ngày. Ví dụ, nếu một người nặng 60 kg thì họ cần ăn khoảng 48 gram protein/ngày.
Tuy nhiên, để cơ thể đủ dinh dưỡng thì không chỉ nạp đủ protein mà còn cần nhiều dưỡng chất khác, trong đó có cả carbohydrate.
Carbohydrate chủ yếu là tinh bột, đường và chất xơ. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng để cơ bắp phát triển. Để tránh tích tụ mỡ thừa, mọi người nên ưu tiên chọn các loại carbohydrate phức tạp như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
"Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể và chiếm từ 50 đến 60% tổng lượng calo nạp vào mỗi ngày. Không ăn đủ carbohydrate, cơ thể sẽ khó duy trì được cường độ tập luyện", ông Wood giải thích, theo The Healthy.
Trước 10 tuổi, đây là 3 giai đoạn trí não trẻ phát triển ĐỈNH CAO, mẹ chú ý nhé! Trong những giai đoạn này, mẹ cần hỗ trợ để giúp trí não trẻ phát triển vượt bậc. 1. 0-3 tuổi Sau khi bé chào đời, não của trẻ phát triển nhanh nhưng khi bé càng lớn, não bé càng phát triển chậm lại. 0-3 tuổi là thời kỳ não phát triển nhanh nhất. Nếu bạn muốn bé thông minh hơn, chớ có...