Dinh dưỡng nào cho phụ nữ mang thai?
Khoa học đã chứng minh, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển khỏe mạnh và trí thông minh của trẻ. Vì vậy, không phải cứ ăn nhiều là tốt, mà thai phụ cần phải biết những chất dinh dưỡng nào không thể thiếu.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:
Sắt
Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin – chất có mặt trong tế bào hồng cầu.
Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, phụ nữ mang thai sẽ mệt mỏi, dễ xảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu (suy dinh dưỡng bào thai), dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.
Bình thường, nhu cầu sắt của phụ nữ là 5mg, lượng này có thể được cung cấp từ thức ăn.
Các thực phẩm giàu sắt như: Các loại thịt đỏ, các loại ngũ cốc, các loại rau lá xanh như rau cải xoong, rau bina, …
Khi mang thai, nhu cầu sắt của cơ thể tăng lên nhiều lần vào khoảng 25mg/ngày. Do đó, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phụ nữ mang thai cần bổ sung 20mg sắt mỗi ngày. Việc bổ sung sắt nên thực hiện trước khi mang thai 3 tháng, trong suốt thời kỳ mang thai cho đến 3 tháng sau khi sinh.
Khi mang thai, phụ nữ thường đối mặt với nhiều vấn đề như: ốm nghén, mệt mỏi,…Mặt khác, các viên sắt cổ điển thường gây ra các vấn đề như: khó chịu ở dạ dày, nóng ngực, có vị tanh kim loại ở miệng, đặc biệt là gây táo bón đã trở thành một nỗi sợ hãi cho các bà bầu khi dùng viên sắt. Nguyên nhân của các tác dụng phụ trên là do cơ thể hấp thu kém hầu hết các dạng sắt, do đó khi sử dụng, một lượng lớn sắt bị đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Chính lượng sắt thừa này sẽ gây nên các tác dụng không mong muốn như trên.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng trên, phụ nữ mang thai nên dùng viên sắt nano (kích thước rất nhỏ) khiến cho việc hấp thu sắt gần như hoàn toàn nên không gây táo bón và các tác dụng khó chịu khác.
A-xít folic
A-xít folic có nhiều trong 1 số thực phẩm như: ngũ cốc, rau có nhiều lá và màu xanh đậm, đậu hạt, vừng, lạc, cam, bưởi, thịt gia cầm… A-xít folic có vai trò quan trọng trong cấu tạo và phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Thêm vào đó, a-xít folic còn có vai trò tổng hợp nên ADN giúp cho các tế bào đảm nhận tốt chức năng vốn có và gien di truyền có điều kiện phát triển hoàn hảo nhất.
Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về a-xít folic tăng lên gấp đôi.
Thực phẩm thông thường trong chế độ hàng ngày không cung cấp đủ nhu cầu này. Phụ nữ mang thai bị thiếu a-xít folic sẽ gây các ảnh hưởng: cân nặng sơ sinh thấp, dị tật ống thần kinh, ống thần kinh đóng không kín hoàn toàn dẫn đến nhiều bệnh lý của cơ thể như bại liệt, não úng thuỷ, thai chết lưu…
Canxi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần khoảng 1200mg-1500mg/ngày (tức là tăng khoảng 40% canxi/ngày).
Phụ nữ mang thai nên uống canxi từ tháng thứ 3 trở đi.
Protein
Phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm 15g đạm/ngày. Nên ăn cả đạm động vật và thực vật.
Đạm động vật : Thịt, cá, tôm, cua, trứng sữa,. Đạm thực vật : đậu, đỗ, lạc, vừng… Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt cá nhưng hàm lượng đạm cũng khá cao lại chứa nhiều chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và hấp thu tốt các loại vitamin tan trong dầu.
Chất béo
Cần cung cấp từ 25-30% năng lượng khẩu phần ăn từ chất béo, đặc biệt là các axit béo không no cần thiết như : omega 3, 6, 9 là các tiền chất của DHA và ARA (Docosa Hexaenoic Axit), có nhiều trong các loại dầu thực vật, cá và hải sản.
Vitamin
Ngoài các chất kể trên, phụ nữ mang thai còn cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin như: vitamin A, D, E, C,vitamin Nhóm B: B1, B2, B6, B9,…
Rau xanh, hoa quả tươi không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà chúng còn dồi dào chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh táo bón cho bà bầu. Phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 3 phần rau xanh, 2 phần hoa quả tươi (nhất là những loại quả giàu vitamin C như cam) mỗi ngày.
Cuối cùng, trong các chất dinh dưỡng kể trên, thì đặc biệt phải chú ý đến sắt và a-xít folic bởi vì các chất còn lại có thể được cung cấp đầy đủ từ thức ăn nhưng đối với sắt và acid folic chỉ ăn uống thôi thì sẽ không đủ mà phải uống thêm các viên bổ sung như viên sắt Fe – Nana – viên sắt dành cho phụ nữ mang thai.
Fe – Nana chứa sắt nano (kích thước rất nhỏ) khiến cho việc hấp thu sắt gần như hoàn toàn nên không gây táo bón và các tác dụng khó chịu khác.
Trong Fe – Nana có đủ lượng acid folic cần thiết và bổ sung đầy đủ các vitamin B12, vitamin A, vitamin D3, các nguyên tố vi lượng kẽm, đồng và 17 acid amin thiết yếu cho cơ thể. Uống viên Fe-Nana sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. ĐT tư vấn: 0466.756.717 – 08.3862 5650
N.H
Theo Dân trí
Chủng ngừa cúm cho mẹ, có lợi cho con
Chủng ngừa cúm cho phụ nữ mang thai không chỉ giúp bảo vệ người mẹ, mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, cũng như nguy cơ bào thai chết trước khi sinh.
Đó là kết luận của một nhóm các nhà khoa học Canada sau quá trình nghiên cứu các số liệu thống kê sinh đẻ ở Ontario (Canada) trong thời gian xảy ra dịch cúm H1N1 từ 2009 - 2010. Công trình nghiên cứu này được công bố trên số 6 Tạp chí Y tế cộng đồng Mỹ (American Journal of Public Health).
Theo cơ sở dữ liệu nhân khẩu học của Ontario từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 đã có 42% trong tổng số 55 570 phụ nữ mang thai được tiêm vac xin chống cúm, số còn lại không được tiêm.
So sánh các dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ được tiêm vac xin ngừa cúm có: tỉ lệ thai chết lưu giảm 34% tỉ lệ sinh non ở tuần thứ 32 giảm 28% tỉ lệ trẻ sinh ra có trọng lượng không tương ứng với tuổi thai giảm 19%.
TS Ann Sprague, thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết thêm: "Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào của việc chủng ngừa cúm đối với sức khỏe của cả mẹ và con".
Hà Cao
Theo Dân trí
Những thói quen khiến bạn bị táo bón Chứng táo bón là một rắc rối không hề dễ chịu mà bất cứ ai đều có thể gặp phải ít nhất một lần trong đời. Thậm chí với một số người, nó còn là nỗi khổ thường trực. Tuy nhiên, ít ai có thể mở miệng than vãn về chuyện này, đơn giản vì nó là vấn đề tế nhị. Một lý...