Dinh dưỡng để người bệnh ung thư sống lâu hơn
Cùng với việc tỉ lệ người bệnh ung thư ngày càng tăng cao, thì một trong những vấn đề khiến các chuyên gia trong ngành lo ngại trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư là tình trạng chán ăn, sụt cân ở nhóm bệnh nhân này.
Ảnh minh họa: Internet
Chú ý: Bệnh nhân ung thư nên tránh các chất béo bão hòa như thịt, những thực phẩm nướng rán vì chất béo trong những thực phẩm này rất khó tiêu, đồng thời những thực phẩm này cũng được chứng minh là làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư.
Chán ăn, sụt cân làm suy kiệt sức khỏe nhanh chóng
Theo một con số thống kê GS.BS Nguyễn Chấn Hùng (Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam) đề cập trong một số tài liệu là 30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi tử vong do khối u ung thư. Còn theo một số nghiên cứu trên thế giới thì người bệnh chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống.
Trong khi đó, chán ăn, sụt cân lại là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân ung thư, nhất là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Đánh giá về vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: Dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư nâng cao thể trạng, ngăn ngừa được suy dinh dưỡng.
Trong quá trình điều trị ung thư nếu dinh dưỡng tốt cũng giúp nguy cơ suy dinh dưỡng giảm đi, như vậy dinh dưỡng cũng giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân, kéo dài đời sống cho bệnh nhân tốt hơn.
Video đang HOT
Khi thể trạng tốt, thì nguy cơ mắc các bệnh kèm theo sẽ ít đi, thời gian nằm viện cũng giảm xuống, điều đó cũng góp phần chống quá tải bệnh viện.
Ăn sao cho đúng?
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho rằng: Bệnh nhân ung thư có tỉ lệ suy dinh dưỡng khá cao, vì ngoài vấn đề bệnh tật của khối u ra thì việc tiêm và truyền hóa chất trong mỗi lần điều trị cũng làm cho bệnh nhân chán ăn.
Do đó, chế độ ăn cần xây dựng cho người bệnh ung thư là chế độ ăn bồi bổ, tăng cường năng năng lượng. Do đó, những loại thực phẩm giàu năng lượng, giàu đạm, giàu acid béo thiết yếu như omega-3 nên có đủ trong chế độ ăn. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa như beta-carotene, lycopene, vitamin C, E cũng cần được cung cấp đầy đủ.
Cần xây dựng chế độ ăn mềm, ăn lỏng cho bệnh nhân ung thư. Ví dụ như cho người bệnh ăn dạng súp, mì, phở, có thể dùng sữa chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư, nên thường xuyên thay đổi khẩu vị, thay đổi món ăn để tránh tình trạng chán ăn cho bệnh nhân.
Chế độ ăn của người bệnh vẫn nên cân bằng các dưỡng chất, do ở người bệnh là chế độ bồi dưỡng nên có thể cho bệnh nhân ăn thêm chất đạm. Ví dụ ở người bình thường có thể cần lượng chất đạm trong chế độ ăn là khoảng 1g chất đạm với 1kg cân nặng, thì ở người bệnh ung thư có thể ăn tăng thêm khoảng 1,2-1,4g chất đạm với 1kg cân nặng.
Nên cho người bệnh ăn chế độ ăn nâng cao hệ miễn dịch để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chế độ ăn đầy đủ các vitamin, khoáng chất, chất đạm… sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Người bệnh cũng nên ăn nhiều hoa quả, nhất là các loại hoa quả giàu beta-carotene, lycopene như xoài, dưa hấu, chuối…
Về nước uống, người bệnh ung thư có thể dùng các loại nước uống từ các thảo dược thiên nhiên như các vị thuốc dân gian, các vị thuốc nam, có thể kể đến như nấm linh chi…
Đồng thời, người bệnh cũng có thể dùng một số thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Chú ý là khi chọn sản phẩm để sử dụng bạn nên chọn những sản phẩm có những bằng chứng khoa học có tác dụng đối với bệnh nhân ung thư, nên dùng các sản phẩm giàu chất ôxy hóa, chất ức chế phát triển khối u…
Những sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị để người bệnh nâng cao sức đề kháng, nâng cao miễn dịch, hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Theo SKGD
Những cách thải độc tố ra khỏi cơ thể
Mệt mỏi, đau nhức, gặp vấn đề tiêu hóa, khó giảm cân... chính là thời điểm bạn cần giải độc cơ thể.
Tắm vòi sen ấm cũng là cách để giải độc tố ra khỏi cơ thể - Ảnh: Shutterstock
Theo các chuyên gia, giải độc cơ thể thực ra là nghỉ ngơi, làm sạch và nuôi dưỡng cơ thể từ trong ra ngoài, bằng cách loại bỏ các độc tố rồi sau đó dung nạp các chất dinh dưỡng lành mạnh. Giải độc cơ thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật và kéo dài khả năng duy trì sức khỏe tối ưu.
Theo Health, về cơ bản, giải độc có nghĩa là làm sạch máu, được thực hiện bằng cách loại bỏ các tạp chất trong máu ở gan (nơi xử lý các độc tố). Cơ thể cũng giúp loại bỏ các chất độc qua thận, ruột, phổi, bạch huyết và da. Tuy nhiên, khi hệ thống này bị tổn thương, các tạp chất không được lọc đúng cách và mọi tế bào trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng xấu.
Giải độc cơ thể chủ yếu tập trung vào các vấn đề: kích thích gan thải độc tố ra ngoài; tăng cường loại bỏ chất độc thông qua ruột, thận và da; cải thiện lưu thông máu; nạp nhiên liệu cho cơ thể với các chất dinh dưỡng lành mạnh.
Chuyên gia dinh dưỡng Peter Bennett tại Mỹ cho rằng mọi người nên giải độc ít nhất một năm một lần. Tuy nhiên, phụ nữ cho con bú, trẻ em và bệnh nhân bị bệnh thoái hóa, ung thư hay lao phổi mãn tính cần cẩn trọng khi muốn thanh lọc cơ thể. Những người này nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện các biện pháp thanh lọc phù hợp với tình hình sức khỏe của mình.
Ngày nay, các độc tố có rất nhiều trong thực phẩm và môi trường, vì vậy rất cần thiết để giải độc cơ thể. Một số triệu chứng khi cơ thể chứa quá nhiều độc tố là: mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chậm chạp, da bị kích thích, dị ứng, nhiễm trùng cấp thấp, sưng húp mắt hay bọng mắt, đầy hơi, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn tâm thần...
Để tống khứ các độc tố ra khỏi cơ thể, việc đầu tiên cần thực hiện là loại bỏ rượu, cà phê, thuốc lá, đường tinh chế và chất béo bão hòa... tất cả những chất này hoạt động như các chất độc trong cơ thể và gây trở ngại đối với quá trình chữa bệnh. Ngoài ra, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất tẩy rửa hóa học và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân (dầu gội, chất khử mùi, kem đánh răng), đồng thời lựa chọn các sản phẩm tự nhiên thay thế.
Một trong những rào cản đối với quá trình giải độc là căng thẳng. Khi bị căng thẳng các hormone gây căng thẳng phát tán vào các hệ thống trong cơ thể, tạo ra nhiều độc tố và làm hạn chế hoạt động của các enzym có chức năng giải độc gan. Yoga, khí công và thiền định là những cách đơn giản và hiệu quả để giảm bớt căng thẳng.
Song song đó, một số biện pháp sau cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể và đem lại sức khỏe tổng thể: Ăn nhiều chất xơ, bao gồm gạo nâu, rau quả, trái cây tươi, như: củ cải đường, atisô, cải bắp, bông cải xanh, rong biển... là những loại thực phẩm giải độc tuyệt vời. Làm sạch và bảo vệ gan bằng cách uống các loại thảo mộc như rễ cây bồ công anh, cây kế sữa và trà xanh.
Bổ sung vitamin C để giúp cơ thể sản xuất glutathione, một hợp chất xua tan độc tố trong gan. Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày. Hít thở sâu để thúc đẩy oxy lưu thông đến toàn bộ cơ thể. Đối phó với căng thẳng bằng cách tập trung vào những cảm xúc tích cực.
Tắm vòi sen ấm trong năm phút và để nước chảy trên lưng. Sau đó tắm lại bằng nước lạnh. Thực hiện như vậy khoảng ba lần mỗi khi tắm. Tắm hơi cũng là cách giúp cơ thể loại bỏ độc tố ra ngoài thông qua các lỗ chân lông trên da.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì sự khỏe khoắn. Khí công là một trong các bài tập đặc biệt giúp giải độc và làm sạch các độc tố tích tụ bên trong cơ thể.
Theo Ngọc Khuê
Thanh Niên
Rau cần - thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả Những người mỡ máu cao, ngoài việc duy trì cân nặng, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để phòng ngừa mỡ máu hiệu quả. Rau cần là thực phẩm giúp giảm mỡ máu hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thay đổi chế độ dinh dưỡng là biện pháp phòng ngừa mỡ máu hiệu...