Dinh dưỡng cho người viêm gan cấp
Gan là một cơ quan lớn của cơ thể có nhiều chức năng quan trọng như: chuyển hoá các chất dinh dưỡng, tiết ra mật, ngăn chặn các chất độc…
Khi gan bị tổn thương, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ dinh dưỡng phù hợp có vai trò quan trọng trong điều trị.
Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị viêm gan là giảm mỡ trong chế độ ăn, tăng glucid, tăng protein.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gan
Giảm mỡ trong chế độ ăn: Khi tế bào gan bị tổn thương, trong bào tương của nó sẽ sinh ra các giọt mỡ có thể giết chết tế bào – hiện tượng thoái hóa mỡ của gan. Do đó chế độ ăn nhiều lipid cần loại bỏ ngay.
Tăng glucid trong khẩu phần ăn hằng ngày: Bình thường một phần glucid của chế độ ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen, chức năng chuyển hoá dự trữ glycogen rất quan trọng vì nó làm cho gan đảm nhiệm được vai trò giải độc chống xâm nhập của các chất độc từ bên ngoài vào và những chất độc nội sinh gây ra. Khi gan bị tổn thương thì glycogen trong gan bị giảm đi, do đó chế độ ăn cần phải có nhiều glucid để tạo ra nhiều glycogen.
Tăng protein: Sự tái tạo tế bào, trong đó có tế bào gan cần phải có nhiều protein. Sự thoái hoá mỡ của gan có thể sinh ra bởi một chế độ ăn nhiều lipid hoặc chế độ ăn ít protein. Chế độ ăn tăng protein có thể bảo vệ gan rất tốt, chống ngộ độc do asen, clorofoc, tetraclorua cacbon.
Sữa có nhiều protid tốt và nhiều methionine giúp bảo vệ gan.
Những điều cần chú ý
Video đang HOT
Bệnh viêm gan cấp có nhiều nguyên nhân gây bệnh, thường gặp nhất là do virus: Virus viêm gan A thường lây qua đường tiêu hoá, thức ăn, nước uống bị nhiễm virus. Virus viêm gan B lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêm truyền, có thể qua nước bọt, tinh dịch.
Virus viêm gan C thường lây qua đường máu. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác bao gồm viêm gan tự miễn và viêm gan xảy ra sau sử dụng thuốc, chất gây nghiện, độc chất và rượu. Viêm gan tự miễn là bệnh xảy ra khi cơ thể tạo kháng thể chống lại mô gan.
Khi bị viêm gan cấp thì hàng loạt rối loạn về chuyển hóa sẽ xảy ra do tế bào gan bị hoại tử. Trong giai đoạn điều trị viêm gan cấp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đóng một vai trò rất quan trọng.
Trong thời gian đầu khi bệnh nhân đang sốt, nôn hoặc buồn nôn có thể dùng nước đường, nước luộc rau, nước ép trái cây, nếu nôn hoặc chán ăn thì dùng thêm glucoza 20% nhỏ giọt tĩnh mạch. Khi người bệnh hết sốt, nôn có thể dùng sữa tách bơ, sữa đặc có đường và phở, súp, cháo, quả tươi các loại… ăn theo chế độ ăn lỏng, rồi ăn đặc dần, cho đến khi trở lại bình thường.
Sau giai đoạn đầu, bệnh tiến triển tới giai đoạn hồi sức. Lúc này cần chú ý tới tác dụng của protid. Vẫn nên dùng sữa vì sữa có nhiều protid tốt và nhiều methionin bảo vệ gan.
Thực phẩm thứ 2 cần chú ý là trứng, nên dùng trứng gà vì lipid ít hơn trứng vịt, protein của trứng có giá trị sinh học cao nhất so với mọi loại thức ăn.
Hiện nay, người ta coi đạm của trứng là đạm chuẩn để từ đó so sánh với các thực phẩm khác. Trong đạm của trứng chứa đầy đủ 10 loại acid amin cần thiết (lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, izoleucin, arginin và histidin).
Ngoài ra dùng thêm thịt nạc, gan, gà, cá, đậu phụ để tăng thêm nguồn đạm cho bệnh nhân (có thể dùng sữa đậu nành vì có nhiều methionin). Có thể bổ sung thêm các thực phẩm như: cơm, khoai tây, khoai lang, bánh ngọt, đường, rau tươi, quả tươi để có nguồn glucid dồi dào cần để cung cấp glycogen cho gan.
Ngoài ra, khi ăn uống bệnh nhân bị viêm gan cần chú ý chọn loại thức ăn tươi ngon; không ăn thức ăn nấu đặc, thực phẩm bị nấm mốc; hạn chế mỡ động vật; không dùng các loại gia vị cay, nóng gây kích thích hại gan: hành, tỏi, gừng, ớt; không sử dụng các loại rượu, đồ uống có cồn.
Khi chán ăn có thể ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít, mỗi ngày 5-6 bữa. Để tiêu hóa tốt hơn, khi ăn uống trở lại bình thường thì không nên ăn nhiều đồ ngọt quá để tránh gây ra gan nhiễm mỡ hoặc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý.
Trong giai đoạn hồi sức vì nhiều khi không tiên lượng được sự tiến triển của bệnh nên cần phải áp dụng chế độ ăn bảo vệ gan ít nhất trong 3 tháng liền và theo dõi cẩn thận bệnh.
Viêm gan virus: "Sát thủ" thầm lặng với sức khoẻ người dân
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu.
Bác sỹ Đỗ Duy Cường đang khám cho bệnh nhân viêm gan B.
Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E.
Hiện Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B và C cao nhất khu vực với khoảng 10-15% dân số.
Theo số liệu thống kê tại Việt Nam, viêm gan siêu vi B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan. Mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng hơn 10 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C; 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan; 22.000 người tử vong vì ung thư gan.
Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay khi bị nhiễm virus viêm gan, người bệnh có thể bị tiến triển nhanh tới viêm gan cấp và suy gan, có thể viêm mạn tính và dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Đáng chú ý, bệnh viêm gan virus thường diễn biến thầm lặng, có tới 90% người nhiễm không biết về tình trạng nhiễm virus của bản thân, vì thế khi phát hiện ra thường đã ở giai đoạn muộn, khi đã viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Ngoài virus gây viêm gan, rượu bia cũng là "thủ phạm" tàn phá gan. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống nhiều chất béo, ngọt, ít vận động; mắc bệnh đái tháo đường; tình trạng thừa cân, béo phì (nhất là béo bụng); việc sử dụng thuốc dài ngày; người gầy, suy dinh dưỡng... cũng dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan.
Các chuyên gia cho biết khoảng 5 năm về trước, chi phí điều trị cho bệnh nhân viêm gan C rất tốn kém và lâu dài.
Theo đó, một liệu trình điều trị kéo dài hàng năm và chi phí lên tới hàng trăm triệu, với nhiều tác dụng phụ của thuốc đi kèm, hơn nữa tỷ lệ khỏi bệnh hoàn toàn chỉ đạt khoảng 40%.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, với sự ra đời của các thuốc kháng virus tác động trực tiếp (DAAs) điều trị viêm gan C với phác đồ đơn giản, thời gian điều trị rút ngắn với tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao (trên 95%) đã đem lại sự sống cho nhiều người bệnh.
Tổng thời gian điều trị khoảng 3 tháng, ngày uống 1 viên, chi phí cho cả liệu trình đã giảm đi rất nhiều. Đây là 1 trong những tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại. Hiện nay ở một số cơ sở điều trị, BHYT đã thanh toán 50% tiền thuốc nên bệnh nhân viêm gan C đã đỡ được gánh nặng chi phí điều trị.
Viêm gan virus C lây qua đường máu, tuy nhiên hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy người dân cần phòng tránh bệnh chủ động bằng cách hạn chế tối thiểu việc tiêm chích không cần thiết và không an toàn;
Đồng thời thực hiện truyền máu và các sản phẩm máu cũng như thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn an toàn; không xăm trổ, sử dụng ma túy có dùng chung dụng cụ tiêm chích; quan hệ tình dục an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan C....
Việc khám sức khỏe tổng quát hiện nay cần có thêm chỉ định xét nghiệm viêm gan C. Tuy số người nhiễm viêm gan C ở Việt Nam thấp hơn so với người viêm gan B nhưng việc sàng lọc và chẩn đoán sớm là rất quan trọng, đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao như: đã từng xăm trổ, nghiện hút ma túy, có HIV, quan hệ tình dục không an toàn...
"Việc tăng cường phát hiện sớm sẽ rất hữu ích trong công tác quản lý và điều trị vì viêm gan C là một trong những bệnh lây nhiễm có thể chữa khỏi hoàn toàn", bác sỹ Cường nêu.
Hầu hết những triệu chứng sớm của loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới đều bị bỏ qua Hầu hết những triệu chứng sớm của loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới đều bị bỏ qua ThS.BS Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K cho biết, ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Theo...