Dinh dưỡng cho người dư a xít uric
Hợp chất hữu cơ a xít uric là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa của cơ thể và nó lưu thông trong máu. Lượng a xít uric tăng dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như bệnh gút, sỏi thận…
Khoai tây, cam là thực phẩm giúp tăng bài tiết a xít uric – Ảnh: Minh Khôi
Lượng a xít uric có thể được kiểm soát nếu bạn thực hiện một chế độ ăn uống đúng và nghiêm túc. Theo các chuyên gia sức khỏe, những người có nồng độ a xít uric cao nên ăn các loại trái cây, rau quả tươi giàu vitamin C, chất xơ và chứa nhiều nước vì được cho giúp giảm lượng a xít uric. Những người này cũng được khuyên nên tránh ăn thịt đỏ, thịt nội tạng và thực phẩm chế biến.
Video đang HOT
Một số thực phẩm sau những người có lượng a xít uric cao có thể ăn:
Quả cherry: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cherry hằng ngày có thể giúp giảm nồng độ a xít uric trong máu.
Chuối: Sodium có trong chuối và nhiều loại trái cây khác giúp làm giảm nồng độ a xít uric trong máu.
Nước chanh: Uống nước chanh hằng ngày để giảm nồng độ a xít uric. Cacbonat canxi giúp trung hòa a xít trong cơ thể, trong đó có a xít uric và nước chanh sẽ giúp cơ thể sản xuất ra cacbonat can xi.
Trứng: Chứa lecithin, chất tẩy rửa sinh học có khả năng phá vỡ chất béo để cơ thể sử dụng hiệu quả. Đây là thực phẩm hữu ích cho những người có nồng độ a xít uric tăng.
Quýt, cam và khoai tây: Nên ăn trái cây và rau quả có nhiều vitamin C. Nghiên cứu cho thấy vitamin C giúp tăng bài tiết a xít uric qua thận.
Các sản phẩm sữa ít chất béo: Làm giảm nồng độ a xít uric trong máu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm này có thể giúp giảm nguy cơ bệnh gút.
Đẩy lùi chứng dư a xít trong dạ dày
Ăn uống không đúng cách, bỏ bữa có thể làm tăng nồng độ a xít trong cơ thể. Tuy nhiên, biết cách điều chỉnh các thực phẩm ăn uống trong ngày có thể giúp bạn vượt qua triệu chứng này.
Ăn dưa hấu được cho giúp giảm nồng độ a xít trong dạ dày - Ảnh: Đ.N.Thạch
Theo Shreya Brahme, một chuyên gia về dinh dưỡng ở Ấn Độ, nguyên nhân phổ biến gây tăng nồng độ a xít như : ăn thức ăn nhanh thường xuyên, nghiện caffeine, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, khoảng cách giữa các bữa ăn kéo dài quá lâu...
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên uống nước ấm mỗi ngày; đun sôi vài lá bạc hà hoặc húng quế và dùng một ly nước này sau các bữa ăn; đưa chuối, dưa hấu và dưa leo vào chế độ ăn uống hằng ngày; ngậm một miếng đinh hương là một biện pháp khắc phục hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế uống nhiều rượu bia và caffeine.
Theo VNE
Những bệnh phát sinh do tăng axit uric máu Axit uric máu tăng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim mạch, bệnh huyết áp... Axit uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Chất đạm có nhân purin được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, cá biển, đậu...