Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
Người bệnh nên dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như canh thịt bò hầm, canh hạt sen, canh nấm linh chi… đều là những món ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng.
- Bố tôi 72 tuổi, mới phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn 2. Hiện bố tôi đã xạ trị xong và đang điều trị theo đơn của bác sĩ. Xin quý báo tư vấn về chế độ ăn cho người bệnh ung thư phổi như bố tôi?
Nguyễn Hoài Bắc (Nghệ An)
- Người bệnh ung thư phổi như bố anh ngoài phác đồ điều trị của bác sĩ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Tuyệt đối không hút thuốc lá vì trong thuốc lá có tới hơn 200 hóa chất gây độc tế bào, gây ung thư tế bào. Khói thuốc làm tổn thương trực tiếp tới lá phổi, tới vòm họng khiến đờm không ngừng được sinh ra và tích tụ gây ra hiện tượng ho, ho dữ dội, ho có đờm, ho ra máu làm diễn biến tình trạng bệnh xấu đi. Hạn chế ăn các thức ăn dầu mỡ, béo, hải sản.
Video đang HOT
Với những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho có đờm, đờm trắng ở trạng thái dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi trắng hoặc nhầy nên kiêng những thực phẩm chiên, rán, tôm, cua, cá, thịt mỡ, hạn chế uống đồ lạnh; kiêng ăn các thức ăn cay, nóng, đồ hun khói. Ngoài ra, bệnh nhân nên ăn một số thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa và thanh nhiệt giải độc như lê, hồng, củ cải hầm đường phèn. Bệnh nhân có biểu hiện ho, rát cổ, ho có đờm kèm theo máu nên kiêng những thực phẩm thô ráp như bánh mỳ, các loại ngũ cốc nguyên cám để tránh tình trạng diễn biến bệnh xấu đi.
Ngoài ra, anh nên cho bố dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng như canh thịt bò hầm, canh hạt sen, canh nấm linh chi… đều là những món ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng. Nên ăn thêm một số loại quả như nho, cam, quýt, táo vì chúng giúp cung cấp lượng vitamin dồi dào và thanh nhiệt giải độc.
Theo Suckhoedoisong
Tránh xa ung thư nhờ ngô luộc mỗi ngày
Thường xuyên dùng ngô luộc trong bữa ăn hàng ngày góp phần đáng kể trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.
Nhận định trên được đưa ra bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Cornell. Nhóm nghiên cứu cho biết, làm được điều kỳ diệu trên là nhờ lượng lớn chất chống oxy hóa chứa trong mỗi hạt ngô.
Về vấn đề này, chuyên gia về khoa học thực phẩm Rui Hai Liu cho biết: "Nhiều người tin rằng việc chế biến ngô ở nhiệt độ cao dễ gây thất thoát lượng vitamin C. Tuy nhiên, quá trình đun nấu không làm giảm lượng các chất chống oxy hóa khác. Thậm chí, nó có thể làm tăng khả năng ngừa bệnh của các chất này".
Các nhà nghiên cứu tiến hành luộc ngô ở 115 độ C với các mốc thời gian 10, 25, 50 phút. Kết quả cho thấy, lượng chất chống oxy hóa trong ngô tăng tương ứng là 22, 44 và 53%.
Khi đi vào cơ thể, các chất này có khả năng ngừa sự hình thành các gốc tự do, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
Nhằm kiểm chứng khả năng ngừa bệnh của ngô luộc, một nghiên cứu được thực hiện ở 63.000 đối tượng tại Trung Quốc. Tại đây, người ta nhận thấy, người có chế độ ăn nhiều ngô có khả năng giảm tới 27% nguy cơ ung thư phổi.
Bên cạnh chất chống oxy hóa, ngô còn chứa nhiều axit ferulic có lợi cho sức khỏe tổng thể. So với các loại rau, trái cây, lượng axit ferulic trong ngô cao hơn gấp nhiều lần. Đặc biệt, khi được chế biến ở nhiệt độ cao, lượng axit ferulic cũng có sự thay đổi vô cùng ấn tượng.
Cụ thể, khi luộc ngô ở 115 độ C trong 10, 25 và 50 phút. Kết quả là lượng axit ferulic tăng lần lượt 240, 550 và 900%.
Dù tốt song lượng đường trong mỗi bắp ngô khá cao, đặc biệt là ngô ngọt. Thành phần chủ yếu loại ngô này gồm đường sucrose, glucose dễ làm tăng lượng đường trong máu. Chính vì vậy, người mắc tiểu đường không nên lạm dụng loại thực phẩm này.
Theo Kiến Thức
Tế bào ung thư phổi có thể "ngủ" 20 năm Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư London (Anh) gần đây đưa ra cảnh báo, trước khi bệnh ung thư phổi "thức tỉnh" và phát tác, nó có thể đã "ngủ" trong cơ thể người bệnh được 20 năm. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, thí nghiệm trên 7 bệnh nhân bị ung thư phổi, gồm: người đang hút thuốc, người đã cai thuốc...