Đỉnh điểm mùa khô, Tây Ninh cảnh giác trước nguy cơ cháy rừng
Tây Ninh đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm của mùa khô, nắng nóng gay gắt. Thời điểm này, hơn 72.000 ha rừng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang được cảnh báo có nguy cơ cháy rừng ở cấp 5, tức là cấp độ cực kỳ nguy hiểm.
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là một trong những khu vực rừng trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, với diện tích rừng lên tới hơn 19.100 ha. Đây là khu vực rừng có độ tàn che tương đối thấp, thực bì nhiều, nên rất dễ sẽ xảy ra cháy rừng khi công tác kiểm tra, phòng, chống cháy không được triển khai quyết liệt.
Lực lượng bảo vệ rừng Lò Gò – Xa Mát thường xuyên kiểm tra, diễn tập ứng phó với sự cố cháy rừng.
Từ đầu mùa khô đến nay, lực lượng Ban quản lý và bảo vệ rừng Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát thường xuyên trong tình trạng sẵn sàng trực chiến, phòng chống cháy rừng. Ông Nguyễn Thanh Hải – Đội phó Đội bảo vệ rừng Tân Lập, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát cho biết, từ đầu mùa khô đến nay, Đội luôn trên tinh thần sẵn sàng ứng phó với việc cháy rừng.
Cụ thể, hằng ngày từ 10 giờ đến chiều, một số đồng chí trong Đội lên trên tháp canh lửa để trực chốt; các phương tiện như xe bồn, máy móc chữa cháy luôn sẵn sàng; số còn lại đi tuần tra các đường biên để kiểm tra, nếu phát hiện thấy khói sẽ điện báo về Đội để triển khai lực lượng chữa cháy kịp thời.
Kể từ đầu mùa khô, toàn tỉnh Tây Ninh chỉ xảy ra 4 vụ cháy rừng trồng với quy mô nhỏ. Với tinh thần cảnh giác cao, các Ban Quản lý rừng đã tích cực xây dựng và triển khai nhiều phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng.
Theo anh Huỳnh Tấn Đạt – Đội trưởng Đội quản lý bảo vệ rừng Biên giới, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, những công việc hằng ngày của Đội là: Kiểm tra máy phun nước đeo vai, xe tiếp nước, bơm nước vào bể nước dự trữ… Công việc này tuy đơn giản, nhưng rất quan trọng trong phòng cháy, chữa cháy rừng nên Đội luôn xem đó là một trong những quy trình bắt buộc, hằng ngày phải thực hiện, nhằm đảm bảo tốt nhất công tác phòng cháy, chữa cháy.
Các loại máy móc, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng được sửa chữa, nâng cấp, xây dựng các đường băng cản lửa, lắp đặt các hệ thống biển báo, bảng tuyên truyền… phần nào cho thấy sự chuẩn bị chu đáo trong mùa khô năm nay.
Đối với phương châm 4 tại chỗ, ông Nguyễn Văn Công – Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Tây Ninh cho biết, từ đầu mùa khô Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tây Ninh đã xây những phương án phòng cháy, chữa cháy rừng khá nghiêm ngặt; đồng thời, tận dụng năng lực tại chỗ như con người, phương tiện, cơ sở vật chất trong phòng, chống cháy rừng, với phương châm hạn chế thấp nhất vụ cháy xảy ra trong mùa khô năm 2020.
Cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng, còn có sự cố gắng của những người làm nhiệm vụ bảo vệ, phòng, chống cháy rừng đang trú đóng, làm việc âm thầm nơi vùng sâu, biên giới. Với vai trò là Đội trưởng Đội quản lý bảo vệ rừng Biên giới, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, anh Huỳnh Tấn Đạt chia sẻ, ngoài việc phải vượt qua những khó khăn trong quá trình công tác, phải canh lửa phòng cháy, chữa cháy rừng, anh còn là người “giữ lửa nhiệt huyết” cho những anh em đồng đội. “Mỗi khi ngồi ăn cơm, uống trà tôi thường động viên anh em rằng công việc của mình ở đây tuy có vất vả, nhưng rất ý nghĩa, anh em cần cố gắng bám địa bàn, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ”, anh Huỳnh Tấn Đạt kể.
Với sự chuẩn bị chủ động theo phương châm 4 tại chỗ, sự cố gắng của các đội quản lý, bảo vệ rừng, hy vọng mùa khô năm nay tình trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ được kéo giảm, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Video đang HOT
Bài và ảnh: Phạm Thanh Tân (TTXVN)
ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn
Những ngày qua các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi và từng bước thích nghi với hạn mặn.
Như đã đề cập ở 2 bài viết trước, những ngày qua các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi với hạn mặn. Tuy nhiên, vấn đề hạn mặn hiện nay không còn theo chu kỳ, quy luật mà rất bất thường khi nguồn nước từ thượng nguồn sông Me Kong khan hiếm. Đối với vùng Châu thổ Cửu Long thì công tác phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập phải từng bước thích nghi. Tư duy đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Vấn đề này được đề cập trong bài viết thứ 3 với nhan đề "ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn".
Những ngày qua các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi với hạn mặn. Tuy nhiên, vấn đề hạn mặn hiện nay không còn theo chu kỳ, quy luật mà rất bất thường khi nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông khan hiếm. Đối với vùng Châu thổ Cửu Long thì công tác phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập phải từng bước thích nghi. Tư duy đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
Nhiều diện tích lúa Đông Xuân ở tỉnh Tiền Giang " chết đứng" do thiếu nước ngọt.
Một thành công trong công tác chủ động ứng phó với hạn mặn vùng ĐBSCL vừa qua là việc vận động, khuyến cáo nông dân chuyển đổi hơn 50.000 ha lúa vùng khó khăn, xa nguồn nước sang trồng các loại hoa màu ngắn ngày hay cây lâu năm. Các công tác bơm, trữ nước được triển khai kịp thời, nên tỉ lệ lúa bị thiệt hại chưa đến 10% so với mùa hạn mặn năm 2016.
Các hoạt động dùng xe bồn, sà lan chở nước từ đầu nguồn các con sông về "cứu khát" cho vườn cây, hoa kiểng và phục vụ sinh hoạt được chính quyền và người dân trong vùng thực hiện khẩn trương, quyết liệt. Tuy nhiên về lâu dài, để giảm nhẹ thiên tai thì cần có giải pháp căn cơ, phát huy nguồn lực nội sinh và sự hỗ trợ của nhà nước.
Mùa khô, tại vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang kênh rạch cạn nước.
Trước hết vấn đề lịch thời vụ để sản xuất lúa vụ lúa Mùa, lúa Đông Xuân cần được chủ động, càng sớm càng tốt để "né" hạn mặn, nhất là khu vực bán đảo Cà Mau, vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre...
Ông Phạm Công Anh, nông dân ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau chia sẻ: "Vùng đất ở đây sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, nhờ mưa mới có nước ngọt, không mưa là hết nước. Đúc kết kinh nghiệm từ bà con đi trước thì tôi cũng làm sớm so với mọi năm. Toàn thể bà con ở đây đều chủ động xuống giống sớm, thu hoạch sớm để kịp xuống vụ màu. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện làm sao ở đây có được nước ngọt như trên vùng sông Hậu. Bà con có nước ngọt quanh năm không cần phụ thuộc vào thời tiết để phát triển kinh tế mạnh hơn".
Nước mặn bao trùm cả tỉnh Bến Tre.
Hiện nay, các địa phương vùng ĐBSCL đang rất thiếu nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống thủy lợi, nhất là các cống đập, ngăn mặn, trữ ngọt và kiểm soát lũ, triều cường theo hướng khép kín. Nguồn kinh phí để thực hiện các công trình khẩn cấp này mỗi địa phương cần đến vài trăm tỷ đồng; trong đó tỉnh Trà Vinh cần khoảng 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, TW cần ưu tiên đầu tư các dự án có quy mô liên vùng, liên tỉnh như: Cái Lớn- Cái Bé giai đoạn 2 (tỉnh Kiên Giang), dự án thủy lợi Bắc- Nam Bến Tre( tỉnh Bến Tre); dự án Nam Măng Thít(Vĩnh Long), dự án Bảo Định (Tiền Giang) và dự án Nhật Tảo- Tân Trụ (Long An).
Tỉnh Long An đề xuất được nạo vét sông Vàm Cỏ Tây để cung cấp nước ngọt cho Tiền Giang- Long An. Tỉnh Bến Tre đề xuất TW chấp thuận cho xây dựng thêm một hồ chứa nước ngọt Lạc Địa tại huyện Ba Tri với khăng dự trữ khoảng 1,5 triệu m3 nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy lợi đã được phê duyệt; sớm hoàn thành hệ thống cống đập, âu thuyền để biến sông Ba Lai thành hồ chứa nước ngọt.
Nhà vườn Bến Tre chọn mua túi nhựa để trữ nước ngọt trong mùa khô hạn.
Mới đây tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ về hạn mặn vùng ĐBSCL, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị một số vấn đề chống hạn mặn và triều cường mang tính khu vực.
"Để góp phần hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, tỉnh Bến Tre xin Thủ tướng, Phó Thủ tướng xem xét, cơ chế, chính sách mới trong điều phối, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông trong Ủy Ban sông Mê Kông của mình. Đồng thời chỉ đạo xây dựng một số hồ chứa nước ngọt ở vùng Tứ giác Long Xuyên để tạo thêm cái hồ nữa ngoài biển Hồ của Campuchia. Có như vậy thì mới điều hòa, hạn chế những đợt triều cường, xâm nhập mặn, bổ sung nguồn nước bổ sung để cứu cho các tỉnh phía Đông vùng ĐBSCL. Bến Tre kiến nghị đầu tư thêm cái hồ chứa nước nữa, trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3 nước. Nếu có thêm hồ này thì các huyện ven biển sẽ chủ động được nguồn nước từ 2-3 tháng", ông Trọng cho hay.
Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, vùng ĐBSCL hiện cần sớm đầu tư nâng cấp, sửa chữa 30 công trình cấp nước tập trung, kéo dài hơn 250 km đường ống nước đến các khu vực hẻo lánh; xây dựng ít nhất 4 hồ xử lý nước để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; đồng thời tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cấu trồng phù hợp theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Tỉnh Bến Tre cấp phát thùng chứa nước ngọt cho dân nghè.
Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương cần nguồn kinh phí để xây các hồ chứa nước tại các xã đảo, ven biển và huyện đảo Phú Quốc; đề xuất Chính phủ không nên cổ phần hóa các công ty cấp thoát nước trong vùng vì khi cổ phần hóa vấn đề an ninh nguồn nước không đảm bảo. ĐBSCL cần nạo vét hệ thống sông rạch để phục vụ giao thông vận tải thủy và trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt mùa khô hạn.
"Về lâu dài kiến nghị Thủ tướng về giai đoạn 2 dự án Cái Bé - Cái Lớn, để chúng ta chuyển nguồn nước này cho vùng bán đảo Cà Mau. Kiến nghị bổ sung nguồn vốn để nạo vét hết hệ thống kênh rạch vùng ĐBSCL. Đây có thể là hồ chứa, trữ lượng nước ở đây rất nhiều. Đề nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT nghiên cứu giúp thêm làm hồ chứa nước tại các xã đảo và vùng ven biển Kiên Giang hiện nay thiếu nước, chúng tôi phải chở nước. Xin đề nghị Thủ tướng cho phép Kiên Giang không cổ phần hóa công ty cấp thoát nước vì cổ phần hóa thì vấn đề cấp nước không đảm bảo", ông Hồng cho hay.
Khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân tỉnh Cà Mau.
Trong buổi làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL về phòng chống hạn mặn mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân vùng ĐBSCL đã chung tay ứng phó với hạn mặn khốc liệt. Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là và tiếp tục có giải pháp khả thi, nhất là không để người dân thiếu nước sinh hoạt. Các công trình thủy lợi đã được ghi vốn thì khẩn trương triển khai, cần chủ động trong sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.
Thủ tướng đồng ý chi khẩn cấp 350 tỷ đồng để các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Long An để thực hiện các hoạt động " cứu khát" cho dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: "Những công trình cơ bản chúng ta nên làm, nhất là các nguồn vốn ODA, vốn ngân sách TW đã ghi phải giải ngân hết. Về hỗ trợ mỗi tỉnh 70 tỷ để bơm nước, nạo vét, đắp trạm, đào ao, đào giếng, trữ nước mà đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho người dân khó khăn. Tôi giao Bộ Nông nghiệp-PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan rà soát các nội dung, đề xuất cấp bách cần hỗ trợ cụ thể các mặt đề trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sớm để các địa phương triển khai. Các địa phương chủ động bố trí ngân sách đến tận hộ dân, đến đúng người, đúng việc không để thất thoát ngân sách".
Hạn mặn năm nay tại ĐBSCL diễn ra gay gắt hơn năm 2016, nhưng đã được cảnh báo sớm. Thủ tướng Chính phủ cũng đã sớm có chỉ thị triển khai các giải pháp cấp bách. Tuy nhiên, trước những tác động từ phía thượng nguồn và biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, vấn đề đặt ra là chính quyền và người dân trong toàn vùng cần có những tư duy mới trước "kỷ lục" hạn mặn ở ĐBSCL; có động thái sẵn sàng thích ứng để phù hợp theo sự thay đổi của tự nhiên, biến thách thức thành cơ hội./.
Nhật Trường, Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Xử lý nghiêm nạn bạo hành phụ nữ, trẻ em Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành phụ nữ, trẻ em ở Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, TPHCM... Nạn nhân chính là mẹ, là vợ, là con của kẻ thủ ác; có bà cụ đã 88 tuổi; có cháu bé chỉ mới 4 tháng tuổi. Nhiều bạn đọc Báo SGGP đã rất bức xúc, lên tiếng đề...