Định danh các tuyến đường sắt đô thị và “Metro” thế nào cho đúng luật?
Theo chuyên gia, có các loại hình đường sắt đô thị khác nhau, việc định danh đúng loại hình đường sắt liên quan đến vốn đầu tư, quản lý dự án.
Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên dài 19,7km, gồm 17,1km đi trên cao và 2,6km đi ngầm, được đơn vị quản lý dự án đặt tên tuyến Metro số 1
Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, ngày 10/10, đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên sẽ được đưa về dự án để chuẩn bị cho việc đưa vào khai thác, vận hành vào cuối năm 2021. Tuyến này đang được xây dựng với chiều dài 19,7km, có cấu trúc kếp hợp đi trên cao (17,1km) và đi ngầm (2,6km). Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến Bến Thành – Suối Tiên được gọi là tuyến 1, còn Ban Quản lý dự án gọi là Tuyến Metro số 1. Các đoàn tàu cũng được gọi là đoàn tàu của tuyến Metro số 1.
Tại Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị số 3, tuyến Nhổn – ga Hà Nội, đang được xây dựng cũng có cấu trúc kết hợp đi trên cao (8,5km) và đi ngầm (4km). Đoàn tàu đầu tiên của tuyến đường sắt này cũng đang được vận chuyển từ Pháp, dự kiến cuối tháng 10/2020 về đến dự án. Đơn vị quản lý dự án cũng gọi tuyến đường sắt này tuyến Metro số 3.
Video đang HOT
Đề cập việc gọi tên các tuyến đường sắt trên là “Metro”, chuyên gia đường sắt Nguyễn Ân cho rằng nên đặt tên như trên để cho thông dụng, dễ nhớ. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, do các tuyến chỉ phù hợp tiêu chuẩn của đường sắt đô thị chứ không phải tuyến tàu điện ngầm nên việc đặt tên “Metro” là gây nhầm lẫn. Bởi đoàn tàu của Metro ít nhất phải có 7 toa và đi ngầm là chủ yếu.
“Việc định danh các tuyến đường sắt đô thị không phải là Metro thành tuyến Metro không chỉ gây nhầm lẫn về hình thức mà còn liên quan đến vấn đề đầu tư. Trên thế giới, suất đầu tư của tuyến Metro thường ở mức 100-120 triệu USD/km, còn suất đầu tư của loại hình đường sắt đô thị khác rẻ hơn. Suất đầu tư khác nhau, chất lượng công trình sẽ khác nhau.
Việc định danh không rõ ràng, đúng loại hình đường sắt đô thị có thể gây ra nhầm lẫn trong việc tính toán suất đầu tư, thẩm định đầu tư, chi phí quản lý dự án. Chẳng hạn, dùng suất đầu tư của Metro để áp dụng cho loại hình đường sắt đô thị khác là không đúng thực tế”, GS. Từ Sỹ Sùa, Trường Đại học GTVT đặt vấn đề.
Liên quan xác định loại hình đường sắt đô thị, theo quy định tại Điều 71 của Luật Đường sắt năm 2017, đường sắt đô thị bao gồm: “đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt”. Còn với tuyến “Metro” hay tuyến đường sắt có cấu trúc đi trên cao kết hợp đi ngầm, đi trên mặt đất kết hợp đi ngầm như các dự án đường sắt đang triển khai hoặc đề xuất triển khai (tuyến Văn Cao – Hòa Lạc) tại Hà Nội, TP.HCM hiện trong luật và văn bản hướng dẫn Luật Đường sắt chưa có quy định đề cập.
Cũng theo quy định của Luật Đường sắt, kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt đô thị được đầu tư. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Tổng công ty Đường sắt lỗ đậm
Tổng công ty Đường sắt lỗ hơn 300 tỷ đồng, doanh thu sụt 40% so với cùng kỳ vì lượng hành khách giảm sâu.
Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, doanh thu nửa đầu năm nay chỉ đạt 2.790 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2019. Công ty mẹ đóng góp hơn 900 tỷ trong số này. Phần còn lại đến từ 35 công ty con - liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải hành khách và sản xuất đầu máy, toa xe.
Đây là lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ, doanh nghiệp này kinh doanh dưới giá vốn với khoản lỗ trước thuế trên 304 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ góp phần lỗ hơn 170 tỷ đồng.
Tổng công ty Đường sắt lỗ đậm.
Trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, ngành đường sắt liên tục phải cắt, giảm kế hoạch chạy tàu. Mới đây nhất, kể từ ngày 14/8 trên tuyến đường sắt Thống Nhất chỉ còn duy trì ba đôi tàu khách chạy hằng ngày là: SE1/SE2; SE5/SE6; SE7/SE8. Một ngày trước đó, Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn cũng thông báo tạm dừng chạy tàu SNT1/SNT2 (Sài Gòn - Nha Trang) và tàu SPT1/SPT2 (Sài Gòn - Phan Thiết) do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Trước đó, ngày 4/8, cũng do diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn quốc, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã thông báo tạm ngừng chạy tàu SE9 tại Hà Nội và tàu SE10 tại Sài Gòn từ ngày 6/8/2020. Đồng thời, thông báo điều chỉnh kế hoạch chạy tàu khách một số tuyến: Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Hải phòng. Các công ty vận tải đường sắt khuyến cáo hành khách khi đi tàu cần lưu ý: Khai báo y tế trước khi lên tàu; kiểm tra thân nhiệt tại các nhà ga; thường xuyên rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng sát khuẩn (được trang bị tại nhà ga và trên tàu,...); đeo khẩu trang tại các nhà ga và trên tàu; hạn chế đi lại giữa các toa xe nếu không thực sự cần thiết.
Ngành đường sắt ước lỗ 726 tỷ đồng do Covid-19 7 tháng năm 2020, doanh thu vận tải đường sắt giảm 32% so với cùng kỳ, ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng, dự kiến lỗ 726 tỷ đồng. Ngành đường sắt ước lỗ 726 tỷ đồng do Covid-19 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự kiến doanh thu hợp nhất 7 tháng năm 2020 đạt hơn 3.650 tỷ đồng. Trong đó,...