Đình chỉ tổ bay VJA để máy bay đi Đà Lạt hạ cánh tại Cam Ranh
Nhóm điều tra Cục Hàng không vừa có kết luận ban đầu về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến máy bay VietJetAir (VJA) đi Đà Lạt hạ cánh xuống Cam Ranh là do nhân viên điều phái bay, tổ bay và tổ tiếp viên không làm đúng quy trình.
Theo Cục Hàng không Việt Nam (HKVN), việc không tuân thủ các quy trình khai thác bay luôn tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, Cục HKVN đã tạm đình chỉ hiệu lực giấy phép của nhân viên điều phái bay của VJA tại Nội Bài và toàn bộ tổ bay (người lái và tiếp viên) thực hiện chuyến bay VJ 8575 chặng bay Hà Nội Đà Lạt ngày 19-6 để tiếp tục làm rõ mức độ vi phạm và có biện pháp xử lý phù hợp đối với hãng hàng không và các cá nhân liên quan.
Trước đó, vào 17g40 ngày 19-6 máy bay A320 mang số đăng ký quốc tịch VN-A692 của VJA thực hiện chuyến bay VJ 8575 theo chặng bay Hà Nội – Cam Ranh.
Tuy nhiên, toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa được chuyên chở trên chuyến bay VJ8575 lại có hành trình theo vé Hà Nội đi Đà Lạt.
Ngay khi sự cố xảy ra, VJA đã liên hệ với Cục HKVN đề nghị cấp phép bay bổ sung mang số hiệu VJ 8575D để vận chuyển toàn bộ hành khách, hành lý và hàng hóa của chuyến bay VJ8575 từ Cam Ranh đến Đà Lạt. Chuyến bay bổ sung mang số hiệu VJ 8575D đã hạ cánh tại Đà Lạt lúc 21g50.
Video đang HOT
VJA ra thông cáo báo chí giải thích nguyên nhân sự việc trên là do phi công đánh giá tình hình sức gió tại Đà Lạt không thuận lợi hạ cánh và xin phép hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh, để chờ tín hiệu thời tiết tốt mới thực hiện hành trình đến sân bay Liên Khương (Đà Lạt).
Tuy nhiên, Cục Hàng không xác định đây là sự cố khai thác bay nghiêm trọng nên ngày 20-6 đã ra quyết định thành lập nhóm điều tra nhằm xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Chiều 20-6, tại trụ sở Cảng vụ hàng không miền Bắc, nhóm điều tra đã làm việc với đại diện của các đơn vị VJA, gồm người phụ trách giám sát khai thác tại Nội Bài và các điều phái viên liên quan; Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Nội Bài, đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất cho VJA; Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và Trung tâm quản lý bay miền Bắc.
Căn cứ các tài liệu liên quan tới chuyến bay đã được thu thập, bao gồm biên bản làm việc liên quan đến sự cố, kế hoạch bay, báo cáo của Cảng vụ miền Bắc, thông tin chuyến bay của Công ty dịch vụ mặt đất sân bay Nội Bài, bản tường trình của các cá nhân trực tiếp liên quan đến sự cố, chứng chỉ của các nhân viên điều phái và tường trình sự việc của các đơn vị, cá nhân liên quan, nhóm điều tra đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xảy ra sự cố khai thác bay nêu trên là do nhân viên điều phái bay, tổ bay và tổ tiếp viên của Vietjet Air không thực hiện đúng quy trình khai thác.
Theo ông Hồ Minh Tấn – Trưởng phòng Tiêu chuẩn an toàn bay (Cục HKVN), trưởng nhóm điều tra vụ việc nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do VJA thay đổi kế hoạch bay nhưng nhân viên điều phái bay không thông báo tới phi công. Cụ thể, theo kế hoạch máy bay A320 mang số đăng ký VN-A692 của VJA khi đến Nội Bài (Hà Nội) sẽ thực hiện chuyến bay đến Cam Ranh.
Tuy nhiên, VJA thay đổi kế hoạch bay: tàu bay này sẽ thực hiện chuyến bay đến Đà Lạt thay vì Cam Ranh theo kế hoạch trước đó. Các bộ phận dưới mặt đất đã thực hiện việc thay đổi kế hoạch trên, đưa khách đi Đà Lạt lên máy bay VN-A 692 nhưng viên điều phái bay, tổ bay và tổ tiếp viên của VJA không thực hiện đúng quy trình khai thác nên tàu bay vẫn thực hiện chuyến bay đến Cam Ranh dù khách trên máy bay có vé đi Đà Lạt.
Theo Tuổi trẻ
Bộ trưởng Thăng "cứu" đường, vẫn cần 7.000 tỷ bảo trì
Xe quá tải là nguyên nhân trực tiếp phá hoại mặt đường, song mặc dù việc kiểm soát tải trọng được thực hiện rốt ráo vẫn cần 7.000 tỷ để sửa đường.
Theo báo cáo của văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, năm nay dự kiến sẽ có hơn 7.000 tỷ đồng để chi cho bảo trì, sửa chữa đường sá. Trong đó, thu từ phương tiện dự kiến là hơn 4.600 tỷ đồng và ngân sách nhà nước cấp bổ sung 2.450 tỷ đồng.
Tính đến hết ngày 31/3, phí bảo trì đường bộ thu được qua 110 trạm đăng kiểm trên cả nước đạt 1.088 tỷ đồng (đạt 23,5% so với kế hoạch thu cả năm 2014).
Về kế hoạch chi dự kiến gần 5.430 tỷ đồng được chi cho bảo trì các tuyến quốc lộ, và trên 1.606 tỷ đồng được chuyển về cho các địa phương trên cả nước để sửa chữa bảo trì đường địa phương.
Thống kê năm 2013 còn cho thấy, quỹ bảo trì đường bộ đã vượt hơn 1.000 tỷ so với kế hoạch ban đầu của Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Trong khi đó, nhiều tuyến đường trọng điểm, liên tỉnh vừa đi vào hoạt động đã xuống cấp không được sửa chữa như Láng - Hòa Lạc, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TPHCM - Trung Lương, đường vành đai 3 hoặc mặt cầu Thăng Long vừa sửa chữa, sau khi đưa vào khai thác đã xuất hiện hiện tượng lún, bị xuống cấp, phá vỡ kết cấu mặt đường...
Quốc lộ 91B qua TP Cần Thơ: Mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng nặng
Lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sụt lún đường, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, trong những năm vừa qua, xe vượt tải rất lớn, có xe vượt gấp 2 lần so với tải trọng thiết kế. Đây là nguyên nhân cơ bản trực tiếp nhất dẫn đến phá hoại mặt đường và hiện tượng lún vệt bánh xe.
Nguyên nhân thứ 2 được chỉ ra là do chưa sản xuất được nhựa đường, đang phải nhập khẩu 100% từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa kiểm soát được việc này một cách toàn diện.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng có văn bản gửi các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở, ngành địa phương thực hiện một số giải pháp cấp bách về kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ trọng điểm và đề nghị duy trì trạm kiểm soát trọng tải 24/24h.
Đề nghị này của Bộ trưởng Bộ GTVT được đưa ra nhằm tránh tình trạng lơ là, thiếu kiên quyết siết xe quá tải trong chiến dịch đang được triển khai đồng loạt trên toàn quốc từ hôm 1/4.
Hiện mới chỉ có 36 tỉnh (đạt 58,14%) sử dụng bộ cân lưu động để kiểm soát tải trọng xe, 27 địa phương còn lại (chiếm tỷ lệ 41,86%) chưa làm xong thủ tục pháp lý nên đã sử dụng bộ cân xách tay do địa phương tự trang bị.
Bộ trưởng Đinh La Thăng lo ngại đây chính là kẽ hở để chủ xe, lái xe lợi dụng vi phạm chở quá tải trọng, tiếp tục gây mất an toàn giao thông và phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Theo Đất Việt
Máy bay VNA rơi ốp bảo vệ quạt làm mát phanh Sau khi hạ cánh, nhân viên kỹ thuật tại sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện máy bay bị rơi mất ốp bảo vệ quạt làm mát phanh. Máy bay VNA lại gặp sự cố (Ảnh minh họa) Ngày 26/3, tàu bay Airbus A321 của Vietnam Airlines mang số hiệu VN-A397 bay chuyến Đà Lạt (DLI) - TP. Hồ Chí Minh (SGN). Sau...