Đình chỉ công tác cô giáo “tác động vật lý” khiến học sinh thâm tím lưng
Cô V.T.T., giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị tạm đình chỉ công tác do “tác động vật lý” học sinh trong lớp.
Sáng 30/10, trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Võ Đào Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ba Đình, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND thị xã Bỉm Sơn đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cô V.T.T., do có hành vi bạo lực với em T.P.N. (lớp 1B).
“Cô T. bị tạm đình chỉ công tác bắt đầu từ ngày 29/10 cho đến khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra”, bà Hoa nói.
Trường Tiểu học Ba Đình (Ảnh: Hạnh Linh).
Trước đó, báo Dân trí đã thông tin, ngày 10/10, trong tiết học toán, cô T. phát hiện em N. sử dụng đồ chơi. Không kiềm chế được cảm xúc, cô T. dùng tay xoắn tai, vỗ vào lưng, đầu khiến em N. bị thương.
Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bỉm Sơn. Chiều 15/10, Công an thị xã Bỉm Sơn đã có buổi làm việc với ban giám hiệu nhà trường.
Trích xuất camera giám sát tại trường đã phát hiện cô T. không chỉ “tác động vật lý” em N., mà còn có hành vi tương tự với nhiều học sinh lớp 1B.
Video đang HOT
Vùng lưng của bé N. bị thâm tím (Ảnh: Gia đình cung cấp).
Cụ thể, trong 10 phút ở tiết dạy toán (chiều 10/10), cô T. dùng tay tác động vào đầu, lưng 3 học sinh.
Theo lãnh đạo nhà trường, đây không phải lần đầu tiên cô T. “tác động vật lý” học sinh. Năm học 2023-2024, cô giáo này dùng thước tác động một học sinh thâm, bầm cánh tay.
Tình huống pháp lý vụ cô giáo "tác động vật lý" học sinh ở Thanh Hóa
Theo luật sư, tùy vào mức độ vi phạm, cô giáo "tác động vật lý" học sinh ở Thanh Hóa có thể bị nhắc nhở, xử phạt hành chính, buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang làm rõ vụ việc cô V.T.T., giáo viên Trường Tiểu học Ba Đình, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa "tác động vật lý" khiến học sinh N. bị sứt tai, bầm lưng.
Liên quan đến sự việc trên, luật sư Hoàng Thị Thương, Văn phòng luật sư Phương Gia (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết, cô T. đã vi phạm quy định về quy tắc ứng xử của giáo viên với người học quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luật sư Hoàng Thị Thương (Ảnh: Thảo Linh).
"Giáo viên không được xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi, không tr.ù dậ.p, định kiến, bạ.o hàn.h, xâm hại học sinh. Song, cô T. dùng tay đán.h vào đầu, lưng, nhéo tai bé N. gây tổn thương về cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ", luật sư Thương nói.
Luật sư Thương cho biết, theo quy định Khoản 1 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, nếu cô T. vi phạm quy tắc ứng xử khi hoạt động nghề nghiệp lần đầu, có thể bị cấp trên nhắc nhở bằng văn bản.
Tuy nhiên, năm học 2023-2024, cô T. không tuân thủ quy tắc ứng xử của giáo viên, điều này đã bị nhà trường, phụ huynh nhắc nhở. Năm nay, cô lại tiếp tục tái phạm nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, cô T. có thể sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo (nếu trước đó cấp trên có nhắc nhở cô T. bằng văn bản).
Trường Tiểu học Ba Đình (Ảnh: Hạnh Linh).
Luật sư Thương đán.h giá, hành động của cô T. vi phạm đạo đức nghề giáo, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, gây tâm lý lo sợ cho học sinh. Với hành vi đán.h học sinh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trước đó, nay nữ giáo viên này có thể bị buộc thôi việc theo quy định tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
"Không phải tất cả các trường hợp đán.h học sinh sẽ bị buộc thôi việc. Điều này, còn tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, việc tái phạm nhiều lần và đã áp dụng các hình thức kỷ luật trước đó hay chưa", luật sư Thương nêu quan điểm.
Theo nữ luật sư, ngoài hình thức kỷ luật, cô T. vẫn có thể bị xử phạt hành chính 5-10 triệu đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, cô T. phải xin lỗi công khai học sinh mà cô đán.h, trừ trường hợp người giám hộ hợp pháp không yêu cầu xin lỗi công khai.
Cũng theo luật sư Thương, có trường hợp giáo viên đán.h học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào hành vi, hậu quả gây ra thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, được đán.h giá thông qua việc giám định, lỗi,..
Cô T. xoắn tai em N. đến mức bị sứt, tấy đỏ (Ảnh: Gia đình cung cấp).
Nếu giáo viên đán.h học sinh gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp, như: thực hiện với người dưới 16 tuổ.i, lợi dụng chức vụ, quyền hạn... có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
"Việc cô T. đán.h học sinh N. phải chờ cơ quan chức năng đán.h giá về mức độ nghiêm trọng của hành vi và yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra sẽ có quyết định khởi tố theo quy định của pháp luật", luật sư Thương chia sẻ.
Trước đó, báo Dân trí đã thông tin, ngày 10/10, trong tiết học toán, cô T. phát hiện em N. sử dụng đồ chơi. Không kiềm chế được cảm xúc, cô T. dùng tay xoắn tai, vỗ vào lưng, đầu khiến em này bị thương.
Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bỉm Sơn. Chiều 15/10, Công an thị xã Bỉm Sơn đã có buổi làm việc với ban giám hiệu nhà trường.
Trích xuất camera giám sát tại trường đã phát hiện cô T. không chỉ đán.h em N., mà còn có hành vi bạo lực đối với nhiều học sinh lớp 1B.
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop Lãnh đạo UBND quận 1 khẳng định, vụ cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua laptop chỉ là cá biệt. Quận đã chỉ đạo xử lý nghiêm, không để tái diễn trường hợp tương tự và tiếp tục theo dõi vụ việc. Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều 28/9, Phó chủ tịch UBND quận 1 Mai Thị Hồng Hoa...