Đình chỉ công tác Bí thư kiêm Chủ tịch huyện để điều tra về vi phạm lối sống
Ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, kiêm Chủ tịch UBND H.Cô Tô ( Quảng Ninh) bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi vi phạm lối sống, đạo đức đảng viên do người dân tố cáo.
Ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, kiêm Chủ tịch UBND H.Cô Tô (Quảng Ninh) bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi người dân tố cáo vi phạm lối sống, đạo đức đảng viên.
Ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND H.Cô Tô, bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi vi phạm lối sống theo đơn tố cáo của người dân. Ảnh N.H
Ngày 12.11, thông tin từ Tỉnh uỷ Quảng Ninh cho biết, đơn vị này vừa có quyết định đình chỉ công tác đối với ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ kiêm Chủ tịch UBND H.Cô Tô (Quảng Ninh) để điều tra về việc vi phạm lối sống theo đơn tố cáo của người dân.
Trước đó, ngày 11.11, Công an H.Cô Tô nhận được đơn tố cáo của người dân về việc ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND H.Cô Tô, có hành vi vi phạm lối sống.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo của công dân đối với ông Lê Hùng Sơn, sáng nay 12.11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã họp khẩn dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh uỷ, để xem xét nội dung tố cáo kể trên.
Tại cuộc họp, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ sau khi thảo luận, phân tích đã thống nhất đình chỉ công tác đối với ông Lê Hùng Sơn.
Tỉnh uỷ Quảng Ninh cũng giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ công tác của Chủ tịch UBND H.Cô Tô Lê Hùng Sơn; đồng thời giao Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh tiến hành kiểm tra, xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Lê Hùng Sơn; chỉ đạo tổ chức Đảng các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra xem xét, sớm có kết luận cụ thể vụ việc và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Trước đó, một số trang xã hội Facebook, người dân chia sẻ thông tin về việc ông Lê Hùng Sơn, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND H.Cô Tô bị tố cáo có hành vi hiếp dâm nhân viên cấp dưới.
Hơn 1 năm trước, ông Lê Hùng Sơn được Tỉnh uỷ Quảng Ninh điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Huyện uỷ Cô Tô. Sau đó, ông Sơn được HĐND H.Cô Tô bầu giữ chức Chủ tịch UBND địa phương này.
Xây dựng đề án cơ sở dữ liệu quốc gia kiểm soát tài sản cán bộ
Chính phủ định hướng hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trong đó có xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong vừa thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi Quốc hội công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.
Chính phủ cho biết, thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130 ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, hơn 1,284 triệu người kê khai tài sản, thu nhập. Số bản kê khai đã hoàn thành công khai trên 1,283 triệu bản (đạt 99%).
Việc kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện nghiêm túc nhưng lần đầu được triển khai trên phạm vi rộng, số người có nghĩa vụ kê khai lớn, lại đang trong thời gian dịch bệnh nên một số cơ quan triển khai còn chậm hoặc gặp khó khăn tiếp nhận bản kê khai.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng, hoàn thành Dự thảo Quy chế phối hợp giữa các Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập để Ban Cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị.
Thanh tra Chính phủ cũng đã trình Dự thảo Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập để Thủ tướng xem xét, phê duyệt; xây dựng định hướng kế hoạch xác minh về tài sản, thu nhập năm 2022, làm căn cứ để các bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện trong năm tới.
Ông Đoàn Hồng Phong, Tổng thanh tra Chính phủ. Ảnh: Giang Huy
Chính phủ xác định, năm 2022 sẽ tập trung kiểm soát chặt chẽ quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn để phòng chống tham nhũng. Phòng chống tham nhũng sẽ gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Bên cạnh đó, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, "tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng, trong đó có việc xây dựng Luật Thanh tra (sửa đổi), Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập"...
Chính phủ đánh giá, năm 2021, tham nhũng "tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm" nhưng tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên nhiều lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. "Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ".
Các cấp, các ngành đã chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng của trên 27.300 lượt cán bộ, công chức, viên chức (tăng 52,5% so với cùng kỳ năm 2020). 51 người đứng đầu đã bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó 16 người bị xử lý hình sự, 35 người đã bị xử lý kỷ luật (khiển trách 16 người, cảnh cáo 10 người, cách chức 9 người).
Các cơ quan điều tra của công an đã thụ lý điều tra hơn 580 vụ án với khoảng 1.300 bị can về tham nhũng. Thiệt hại trong các vụ án thụ lý là trên 800 tỷ đồng, hơn 398.600 m2 đất...
Trong năm, 4 trường hợp nộp lại quà tặng theo quy định cho đơn vị, với số tiền 350 triệu đồng; có 2 người bị xử lý do có vi phạm về kinh doanh trong thời hạn không được kinh doanh sau khi thôi giữ chức vụ.
Nhức nhối quy định 3 hạng đạo đức nhà giáo và yêu cầu minh chứng Người thầy mà không có đạo đức tốt thì sẽ khó trở thành một nhà giáo tốt nên việc phân ra đạo đức nhà giáo ở 3 mức và yêu cầu họ phải minh là không cần thiết. Khi nó về phạm trù đạo đức của con người thì chúng ta thường nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau như: phẩm chất, lối...