Đình chỉ cơ sở sản xuất bánh ngọt khiến hơn 200 trẻ mầm non ngộ độc
Sau khi có kết quả bước đầu phát hiện một mẫu bánh ngọt trong bữa ăn tại trường Mầm non Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) có nhiễm khuẩn salmonella…, cơ quan chức năng đã đình chỉ hoạt động có thời hạn cơ sở cung cấp bánh ngọt.
Ngày 20/11, Sở Y tế Hà Nội cho biết, bếp ăn tập thể trường Mầm non Xuân Nộn tổ chức nấu ăn cho 796 suất ăn vào bữa trưa ngày 14.11 và bữa phụ lúc 14h cùng ngày. Thực đơn gồm: Xúc xích, bò sốt vang, xôi lệ phố, cơm rang Dương Châu, rau củ thập cẩm luộc, nước cam. Bữa phụ chiều gồm có sữa chua, bánh ngọt. Các thực phẩm được cung cấp bởi công ty thực phẩm Bảo An (thị trấn Đông Anh, Hà Nội).
Cơ quan chức năng đã lấy 13 mẫu thức ăn lưu (ngày 14 và ngày 15) để kiểm nghiệm, kết quả phát hiện có 1 mẫu bánh ngọt dương tính với vi khuẩn Salmonella. Mẫu bánh ngọt này được cung cấp bởi Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Nguyên Cát (phố Và, phường Hạp Lĩnh, Bắc Ninh).
Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục ATVSTP Hà Nội, Ban chỉ đạo ATTP huyện Đông Anh phối hợp Ban Quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh tiến hành thanh tra cơ sở sản xuất bánh ngọt Nguyên Cát.
Video đang HOT
Đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản yêu cầu đình chỉ hoạt động có thời hạn; đề nghị thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm, thực phẩm gây ô nhiễm và tiến hành xử phạt theo quy định với công ty Nguyên Cát.
Tính chiều 19/11, còn 106 trẻ trường Mầm non xã Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) bị ngộ độc thực phẩm phải nằm viện. Các bé có tiến triển sức khỏe tốt, sốt nhẹ, đỡ đau bụng, đi ngoài giảm. Cơ quan chức năng bước đầu phát hiện một mẫu bánh ngọt trong bữa ăn có nhiễm khuẩn salmonella…
Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục theo dõi, giám sát các trường hợp có ăn trong bữa ăn trên; điều trị tích cực cho các trường hợp hiện còn đang điều trị tại các bệnh viện; tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về các biện pháp đảm bảo VSATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội cho biết sẽ có văn bản đề nghị UBND huyện Đông Anh chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát và làm rõ trách nhiệm của trường Mầm non Xuân Nộn trong việc để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc; đồng thời tiến hành rà soát, kiển tra toàn bộ cơ sở cung cấp thực phẩm cho các trường trên địa bàn quản lý.
L.H
Theo Lao động
TP.HCM phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hơn 6,6 tỉ đồng
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM thanh, kiểm tra 3.687 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn TP và xử phạt vi phạm hành chính 623 cơ sở với tổng số tiền hơn 6,6 tỉ đồng.
Mang găng tay chế biến thức ăn là một trong các quy định bắt buộc tại Nghị định 115 có hiệu lực từ ngày 20.10 - NG.NG
Ngày 6.11, tin từ Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, từ khi thành lập (tháng 3.2017) đến quý 3/2018, lực lượng này đã thanh, kiểm tra 3.687 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn TP và xử phạt vi phạm hành chính 623 cơ sở với tổng số tiền hơn 6,6 tỉ đồng.
Trong đó, đình chỉ hoạt động có thời hạn 7 cơ sở; buộc tháo gỡ quảng cáo 1 cơ sở; thu hồi, tiêu hủy 34,6 tấn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc và 233.230 đơn vị sản phẩm (chai/hộp/viên) thực phẩm khác không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, đến nay Ban Quản lý đề án chuỗi thực phẩm an toàn TP đã cấp 288 giấy chứng nhận cho 142 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn TP, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận với tổng sản lượng hơn 120.503 tấn/năm.
Đến cuối năm 2019, sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn TP được kiểm soát theo chuỗi thực phẩm an toàn.
Theo thanhnien
Vi khuẩn đường ruột là thủ phạm gây ngộ độc hơn 220 bé mẫu giáo Hà Nội Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm sau vụ ngộ độc hôm 14/11 cho kết quả dương tính với Salmonella, vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng An toàn Vệ sinh Thực phẩm Hà Nội cho biết hiện ghi nhận số người bị ngộ độc thực phẩm tại trường mầm non Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) tuần...