Dính buồng tử cung nguyên nhân gây vô sinh nữ.
Dính buồng tử cung là tình trạng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào nhau do lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương sâu, qua đó cản trở việc tái tạo nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến khả năng làm thụ thai, làm tổ của trứng, là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.
U nang bì buồng trứng
Bệnh buồng trứng đa nang có thể dẫn tới vô sinh.
U xơ tử cung có thể làm phụ nữ khó có thai
Từ ngoài vào trong tử cung có 3 lớp: lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp nội mạc. Nội mạc tử cung chia thành hai lớp, lớp đáy ở dưới và lớp chức năng ở trên. Lớp chức năng là lớp bị bong ra mỗi lần hành kinh, còn lớp đáy chịu trách nhiệm tái tạo lại lớp niêm mạc đã mất đi.
Dính buồng tử cung là tình trạng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào nhau do lớp đáy của nội mạc tử cung bị tổn thương sâu, qua đó cản trở việc tái tạo nội mạc tử cung và ảnh hưởng đến khả năng làm thụ thai, làm tổ của trứng, là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.
II. Nguyên nhân
Dính buồng tử cung là một tai biến thường gặp sau nạo hút thai, nạo hút nhau bị sót sau đẻ hoặc sẩy thai. Khi tiến hành các thủ thuật nạo hút (thai hoặc nhau bị sót sau sinh), các bác sỹ thường cố gắng làm thật sạch bên trong, nhưng lại không thể nhìn thấy được, nên có thể khiến niêm mạc tử cung tổn thương đến lớp đáy.
Nạo hút thai là nguyên nhân gây dính buồng tử cung
Buồng tử cung vốn là một khoang ảo, thành ở phía trước và phía sau rất gần nhau, khi không còn lớp đáy lẫn lớp trên làm đệm ở giữa thì hai thành cơ tử cung bị áp sát và dính vào nhau.
Ngoài nguyên nhân dính buồng tử cung do biến chứng của hút nạo thai, bệnh còn xảy ra sau nhiễm trùng như lao nội mạc tử cung hay viêm nhiễm vùng kín.
III. Triệu chứng
Bản chất của hành kinh là việc bong các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho lớp niêm mạc chức năng mọc nên sẽ có rất ít kinh hoặc không có kinh tùy thuộc vào mức độ (toàn phần hoặc bán phần), vị trí dính, nguyên nhân gây dính buồng tử cung.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn thấy cơ thể có những triệu chứng báo hiệu ngày hành kinh như tức ngực, người mệt mỏi, khó chịu, đau lưng…
Đau bụng ở bệnh nhân có thể do viêm nhiễm kèm theo hoặc do máu kinh không thoát ra được.
Sau một số ngày hành kinh, máu trong tử cung không chảy nữa (sạch kinh), lượng nước trong máu kinh giảm đi, máu kinh được cô đặc lại thì người bệnh hết đau bụng nhưng đến tháng sau các triệu chứng đó lại lặp lại và càng về sau càng nặng nề hơn.
Chẩn đoán dính tử cung chắc chắn hơn cả chụp X quang tử cung vòi trứng. Nếu dính tử cung kèm theo ứ đọng máu kinh bên trong có thể phát hiện qua siêu âm phát hiện nội mạc mỏng hoặc ứ dịch lòng tử cung. Chẩn đoán chính xác là nội soi buồng tử cung, có hình ảnh dày dính.
IV. Tiến triển và biến chứng
Dính buồng tử cung không sảy ra tức thì sau khi nạo phá thai mà diến biến từ từ, có thể không biếu hiện chứng gì ngoài kinh ít hoặc vô kinh.
Không còn lớp đáy để tạo thành lớp chức năng. Khi không còn lớp chức năng, niêm mạc tử cung không thể dày lên được để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ nên người bệnh rất khó có thai hoặc thai không phát triển.
Có khoảng 15% trường hợp thai tự sảy do không thể bám được vào tử cung. Nếu dính nặng, khả năng có thai thấp hơn và tỉ lệ sảy thai cao hơn nhiều. Có đến 68% phụ nữ hiếm muộn thứ phát khi nạo phá thai từ 2 lần trở lên
V. Điều trị Tây y
Dính buồng tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật, tách phần bị dính để tái tạo buồng tử cung. Sau khi tách, đặt vào buồng tử cung một vật ngăn cách (thường là vòng tránh thai) để không cho hai mặt tử cung áp vào nhau, gây dính trở lại. Đồng thời dùng thuốc nội tiết giúp niêm mạc mọc dày lại. Sau một thời gian, niêm mạc tử cung từ những nơi không dính sẽ lan ra, phủ kín mặt trong tử cung.
Như vậy, kết quả điều trị phụ thuộc vào diện tích tử cung bị dính. Diện tích này càng nhỏ thì việc điều trị càng có kết quả. Nhưng đa số trường hợp vẫn bị dính trở lại sau khi bỏ dụng cụ tử cung.
Với những trường hợp khác, do bị viêm nhiễm hay lao sinh dục, sẽ phải chữa triệt để các bệnh này trước, sau đó mới dùng các biện pháp tách tử cung ra.
Theo Cuasotinhyeu
Xuất tinh có máu (máu trong tinh dịch)
Nếu máu vừa chảy ra ngay trong lúc xuất tinh thì tinh dịch thường đỏ tươi hoặc có những sợi máu đỏ pha lẫn.
Trường hợp máu chảy ra từ trước thì tinh dịch có màu nâu đỏ như gỉ sắt, khó phát hiện khi dùng bao cao su. Nhiều trường hợp tinh dịch vừa có màu đỏ tươi vừa đỏ nâu.
Máu trong tinh dịch là gì?
Sự hiện diện của máu trong tinh dịch (xuất tinh) còn được gọi là tinh trùng huyết. Tinh trùng huyết là một tình trạng bệnh lý không phổ biến.
Đâu là những nguyên nhân gây chứng máu trong tinh dịch?
Máu trong tinh dịch có thể gây ra bởi nhiều tình trạng có ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục ở nam giới. Những vùng bị ảnh hưởng bao gồm bàng quang, niệu đạo, tinh hoàn, các ống phân phối tinh dịch từ tinh hoàn (được biết đến như túi chứa tinh dịch), mào tinh hoàn (một đoạn của các ống dẫn tinh có nhiệm vụ dự trữ, làm cho chín và vận chuyển tinh trùng), và tuyến tiền liệt.
Máu trong tinh dịch là hậu quả thường gặp nhất của một sinh thiết tuyến tiền liệt. Hơn 80% nam giới trải qua sinh thiết tuyến tiền liệt có thể có một ít máu trong tinh dịch của họ, điều này kéo dài từ 3-4 tuần. Ngược lại, phẫu thuật cắt ống dẫn tinh có thể dẫn đến tình trạng tinh dịch có máu trong khoảng một tuần sau tiến trình này.
Ở những người đàn ông bị tinh trùng huyết mà gần đây chưa có làm sinh thiết tuyến tiền liệt hay phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn tinh, một vài tình trạng lành tính hoặc ác tính ở hệ sinh dục của nam giới có thể là nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Các tình trạng dưới đây đã được báo cáo là có liên quan đến tinh trùng huyết:
Các khối u lành tính hay ác tính ở tuyến tiền liệt, bàng quang, tinh hoàn hay các túi chứa tinh dịch, các nhiễm trùng (bao gồm, nhưng không giới hạn, chlamydia, herpes, cytomegalovirus và trichomonas), viêm tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn hay niệu đạo, sỏi (các viên sỏi nhỏ tương tự sỏi thận) trong túi chứa tinh hay tuyến tiền liệt, các khối u nhỏ trong niệu đạo, tắc nghẽn đường dẫn tinh, các ung thư di căn (những bệnh ung thư đã lan rộng đến các nơi khác trong cơ thể) đã định vị trong hệ thống sinh dục và u nang, xuất huyết hay các bất thường khác trong túi chứa tinh trùng.
Những triệu chứng của máu trong tinh dịch là gì?
Các triệu chứng đi kèm với tình trạng máu trong tinh dịch có thể là bất cứ điều nào dưới đây, tùy thuộc vào nguyên nhân (không bao gồm tất cả):
Tiểu đau buốt
Đau khi xuất tinh
Máu trong nước tiểu
Đau vùng thấp của lưng
Sốt
Mào tinh hoàn và bìu mềm
Mào tinh hoàn và bìu bị sưng phồng
Sưng hay mềm ở vùng háng
Đánh giá tình trạng máu trong tinh dịch bằng cách nào?
Một vài xét nghiệm chẩn đoán có thể được thưc hiện sau khi đã đánh giá tiền sử lâm sàng và đã thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất. Một vài trong số các xét nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất là phân tích nước tiểu và nuôi cấy để xác định các nhiễm trùng lây qua đường tình dục hay các loại khác. Khi đã được chỉ rõ, các nghiên cứu hình ảnh như siêu âm hay MRI có thể phát hiện những khối u hay các bất thường khác. Trong một vài trường hợp, sự phân tích tinh dịch có thể được đề nghị.
Chữa trị tình trạng máu trong tinh dịch như thế nào?
Biện pháp chữa trị máu trong tinh dịch là hướng trực tiếp vào nguyên nhân bên dưới nếu một nguyên nhân đã được xác định. Đôi khi, điều trị bằng kháng sinh được đưa ra đối với một chẩn đoán có cơ sở về viêm tuyến tiền liệt, bởi vì một số nghiên cứu đã chứng tỏ có tới khoảng nam giới bị tinh trùng huyết có viêm tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, lợi ích của phương pháp điều trị này chưa được xác định rõ ràng.
Trong nhiều trường hợp, nếu máu trong tinh dịch không có liên quan đến những bất thường đã được biết trước của các tiệu chứng gây khó chịu khác thì không thể đưa ra biện pháp điều trị nào, và tình trạng trên sẽ tự khỏi theo thời gian trong những trường hợp này. Tinh trùng huyết dai dẳng kéo dài (trong 1 tháng hoặc hơn) mà thậm chí không có các triệu chứng khác thì đòi hỏi cần có sự đánh giá sâu hơn tiếp theo sau đó.
Tiên lượng cho bệnh nhân bị máu trong tinh dịch?
Sự tiên lượng liên quan tới nguyên nhân ẩn dưới của tình trạng máu trong tinh dịch nếu nguyên nhân đã được xác định. Tuy nhiên, hầu hết cac 1trường hợp tinh trùng huyết đều lành tính và có thể hết mà không cần điều trị. Trong khi ung thư là nguyên nhân hiếm gặp của tình trạng máu trong tinh dịch thì đa số các nguyên nhân lại không liên quan đến ung thư, đặc biệt là ở nam giới trẻ tuổi.
Theo Cuasotinhyeu
Những nguy cơ của bệnh cường giáp đến phụ nữ mang thai Cường giáp là bệnh không hiếm gặp ở các phụ nữ mang thai, tuy nhiên còn nhiều người, kể cả một số thầy thuốc còn chưa hiểu biết rõ về các nguy cơ cũng như cách thức theo dõi và điều trị căn bệnh này. Sự thiếu hiểu biết đã khiến cho nhiều người quyết định sai lầm là bỏ thai khi biết...