Dính buồng tử cung có thể gây vô sinh
Dính buồng tử cung thường xảy ra với những chị em phụ nữ đã từng can thiệp buồng tử cung như nạo, hút thai, bóc tách u xơ tử cung và để lại những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.
1. Dính buồng tử cung là gì?
Dính buồng tử cung là hiện tượng niêm mạc tử cung bị tổn thương có thể do các nguyên nhân: sau nạo hút, thai lưu, sảy thai hoặc một số thủ thuật nạo niêm mạc buồng tử cung, nạo polyp buồng tử cung khiến lớp niêm mạc buồng tử cung bị mất đi và lộ ra lớp dưới niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc có tính chất gây dính nên tạo thành những dải xơ dính trong buồng tử cung khiến diện tích buồng tử cung hẹp lại, ngăn cản sự làm tổ của phôi thai.
Nếu bị dính nhẹ buồng tử cung, người phụ nữ thường không có triệu chứng, vẫn có thể mang thai bình thường. Nhưng trong trường hợp dính trung bình, dính nặng hay dính ở vị trí quan trọng thì có thể gây nên vô sinh, thai lưu, sảy thai hoặc sinh non.
Có hai dạng dính buồng tử cung:
Tử cung dính hoàn toàn: Là thành niêm mạc tử cung trước và sau dính hoàn toàn vào nhau người phụ nữ, sẽ dẫn tới vô kinh, vô sinh thứ phát.Tử cung bị dính một phần: Trường hợp này người phụ nữ có số ngày hành kinh ít, lượng máu giảm không đồng nhất. Tuy nhiên họ vẫn sẽ có khả năng mang thai gây ra trường hợp dính buồng tử cung khi mang thai.
Dính buồng tử cung do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa
2. Ai dễ bị dính buồng tử cung?
Nguyên nhân gây dính buồng tử cung chủ yếu là do việc can thiệp các biện pháp thủ thuật đến buồng tử cung như:
- Nạo hút thai: Chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có thực hiện nạo, hút thai, hoặc nạo hút nhau thai sau sinh, do sảy thai… Trong quá trình thực hiện các thủ thuật này, bác sĩ sẽ làm sạch bên trong nhưng có thể vô tình làm cho lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương sâu.
Video đang HOT
- Do thực hiện các thủ thuật liên quan đến buồng tử cung: Những người phải thực hiện các thủ thuật như bóc tách trong tử cung, trị xạ, cắt nội mạc tử cung bằng điện, vi sóng trong tử cung… gây tổn thương lớp niêm mạc cũng có thể dẫn đến dính buồng tử cung.
- Viêm nhiễm: Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm kết hạch hoặc viêm nhiễm hậu sản… cũng có thể gây nên hội chứng dính buồng tử cung.
3. Dấu hiệu của hội chứng dính buồng tử cung
Kinh nguyệt không ổn định là biểu hiện rõ và dễ nhận thấy nhất của hội chứng dính buồng tử cung. Nguyên nhân là do thành tử cung ở cả 2 phía (phía trước và phía sau) dính lại với nhau làm cho lớp niêm mạc không thể tái tạo trở lại. Từ đó mặc dù cơ thể vẫn có các triệu chứng báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt nhưng lượng máu ra ít, kinh thưa, thậm chí là không có kinh… tùy thuộc vào mức độ dính của tử cung.
Sau nạo hút thai, nhiều người gặp phải tình trạng đau bụng dưới dữ dội, thậm chí khi đi lại hay đi vệ sinh cũng có thể bị đau.
4. Dính buồng tử cung có thể gây vô sinh?
Dính buồng tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Khi buồng tử cung bị dính, niêm mạc tử cung không thể phát triển và bong tróc bình thường, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh, vô kinh. Nếu không có kinh nguyệt tức là không có dấu hiệu trứng chín và rụng, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy người phụ nữ không thể mang thai.
Nếu buồng tử cung bị dính một phần thì tinh trùng vẫn có thể xâm nhập vào bên trong và kết hợp được với trứng tạo ra phôi thai. Nhưng sau đó, phôi thai không thể đi vào tử cung, gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung hoặc các nguy cơ khác như sảy thai, sinh non.
Nếu buồng tử cung bị dính hoàn toàn thì tinh trùng sẽ không thể đi vào bên trong để giúp trứng thụ tinh được. Đó là một nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Ngoài ra, dính buồng tử cung còn có thể xảy ra sau các nhiễm trùng như lạc nội mạc tử cung hay viêm nhiễm phụ khoa. Đây cũng là một dấu hiệu bất thường về sức khỏe của người phụ nữ.
5. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả
Dính buồng tử cung xảy ra sau nạo hút thai hay viêm nhiễm phụ khoa…
Hội chứng dính buồng tử cung nếu được thăm khám và điều trị sớm, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh kết hợp dùng thuốc và phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh. Lúc này người bệnh được bóc tách thành tử cung trước và sau, sau đó đặt một dụng cụ vào giữa để ngăn chặn sự kết dính trở lại. Sau phẫu thuật, người bệnh được chỉ định dùng thuốc để kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên.
Nếu hội chứng dính buồng tử cung là nguyên nhân gây vô sinh, các chất kết dính có thể được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật nội soi tử cung. Người phụ nữ có thể thụ thai tự nhiên sau đó hoặc có thể cần điều trị khả năng sinh sản ngoài phẫu thuật.
Trong trường hợp dính vùng chậu hoặc lạc nội mạc tử cung, việc loại bỏ các chất dính có thể làm giảm đau và có thể cải thiện khả năng mang thai thành công. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, vẫn có thể cần thụ tinh ống nghiệm hoặc điều trị khả năng sinh sản sau phẫu thuật.
Sau 4 năm cưới mới có thai, mẹ chồng lại nói một câu khiến vợ chồng tôi lao đao
4 năm chạy chữa vô sinh, vợ chồng tôi mới có tin vui. Chồng tôi mừng ra mặt nhưng mẹ chồng tôi lại nói một câu khiến vợ chồng tôi lao đao.
Vợ chồng tôi cưới nhau đến nay là 4 năm. Ngay sau ngày cưới, chúng tôi ra trọ ở bên ngoài phần vì tôi muốn ở riêng và phần tiện cho việc đi làm. Hơn một năm nay, mẹ chồng tôi bắt hai vợ chồng về nhà ở cùng. Từ ngày về sống chung, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của tôi ngày một tồi tệ.
Từ ngày cưới, vợ chồng tôi chưa có tin vui. Vì chuyện chậm con này mà mẹ chồng tôi vẫn thường cạnh khóe. Bà gọi tôi với những từ cay độc vì cho rằng chính tôi mà gia đình tuyệt tự tuyệt tôn. Chồng tôi thương tôi, thế nhưng trước tính cách của mẹ chồng cũng chẳng thể làm được gì.
Anh an ủi rồi cùng tôi dắt nhau đi khắp mọi nơi để "kiếm mụn con" nhưng mãi chả có bầu. Thái độ của mẹ chồng tôi càng ngày càng quá quắt. Vì chồng tôi vẫn cố nhịn mẹ chồng cho tới khi bà xúc phạm đến bố mẹ tôi thì tôi không chịu đựng được nữa. Tôi quyết định ra khỏi nhà. Về nhà đẻ được một tuần, trong lúc tôi đang chuẩn bị mọi thủ tục để vợ chồng li hôn thì lại phát hiện có thai.
Kết quả trên que thử cầm trên tay mà tôi vừa mừng vừa sợ. Mừng bởi cuối cùng sau 4 năm cưới chồng, tôi cũng đã có thai. Nhưng lại sợ cái thai đến thời điểm này không đúng lúc khi tôi đã về nhà đẻ ở. Không muốn giấu, tôi đã nói chuyện với chồng. Để chắc chắn hơn, tôi còn thử đến 2 - 3 lần, kết quả đều lên 2 vạch. Đưa que thử cho chồng, anh ôm chầm lấy tôi. Ngay hôm đó, anh nhất quyết đòi đón tôi về nhà.
Anh chăm sóc tôi rất chu đáo còn mẹ chồng thì vẫn cứ lạnh nhạt dù biết tôi đã mang thai. Thậm chí, bà còn nói gần nói xa nghi ngờ tôi. Bà vẫn vu vơ nói rằng: " Ở nhà chồng 4 năm trời mà không có thai, vừa về nhà đẻ thời gian đã có tin. Lạ thật!". Tôi biết, bà nghi ngờ tôi. Tôi vẫn cố nín nhịn vì với tôi lúc này có được người chồng hiểu và quan tâm, yêu thương quan trọng hơn nhiều.
Ảnh minh họa
Suốt quá trình thai kỳ cực khổ cuối cùng tôi đã được ôm con trai vào lòng. Tôi về nhà ngoại ở cữ. Chồng tôi cứ xuýt xoa, ôm hôn con suốt ngày. Đi làm thì thôi, tan làm là anh sang nhà rồi quẩn quanh bên con. Nhìn chồng vậy, dù vẫn còn đau sau mổ nhưng tôi vui lắm.
Tôi cứ nghĩ là mẹ chồng tôi có được cháu thì sẽ thay đổi thái độ với tôi. Vậy mà bà chẳng thay đổi. Thậm chí, bà chẳng buồn ôm cháu. Mẹ chồng tôi móc mỉa dù tôi chăm con nhỏ ngày đêm đã mệt. Không bế giúp tôi thì thôi bà còn nặng nhẹ trách móc rằng tôi không biết trông con để con quấy khóc chẳng để ai ngủ. Đau đớn nhất chính là câu nói của mẹ chồng với mọi người là đứa bé không phải cháu bà.
Biết được điều này, tôi đã vô cùng tức giận và nổi cáu với mẹ chồng. Vợ chồng tôi vì vậy cũng cãi nhau. Trong lúc giận, chồng tôi lớn tiếng nói một câu khiến tôi đau điếng: "Cứ đem thằng bé đi xét nghiệm ADN, biết đâu không phải con tôi như mẹ nói". Tôi biết là thời gian tôi ở cữ bên nhà ngoại, mẹ chồng tôi đã tiêm nhiễm vào đầu chồng tôi đủ thứ để anh nghi ngờ tôi. Tôi đã rất thất vọng vì mẹ chồng có cay nghiệt thế nào thì dẫu sao cũng có chồng bên cạnh để an ủi. Vậy mà giờ chính anh lại đang nghi ngờ tôi.
Tôi giận dữ đáp trả anh: "Nếu như kết quả đúng là con anh thì anh tính thế nào. Tôi sẽ không để anh nhận con nữa và cũng không cho thằng bé phải mang họ của anh. Anh đồng ý không?. Nói rồi tôi dọn đồ đi, chồng tôi tái mặt ngăn lại. Tôi muốn vợ chồng có thêm thời gian suy nghĩ nên quyết ra đi. Mẹ chồng tôi thấy vậy vẫn bình thản, mặc kệ vợ chồng tôi.
Tôi đã rất đau lòng khi chồng, mẹ chồng nghi ngờ đứa trẻ này. Tôi không muốn con sống không có bố nhưng việc mẹ chồng, chồng xúc phạm vậy thì không thể quên được. Liệu tôi có nên xét nghiệm rồi dứt khoát với nhà chồng không?.
Chì chiết con dâu suốt 3 năm cưới chưa có con, lật tấm chăn lên mẹ chồng òa khóc Cưới nhau 3 năm mà tôi chưa có con. Đã có lúc bà nói với chồng tôi sẽ tìm một người vợ khác để sinh con vì không muốn gia đình tuyệt tự tuyệt tôn. Cũng vì chuyện này mà mẹ chồng tôi thường xuyên chì chiết tôi. Với người phụ nữ khi kết hôn được làm mẹ là một trải nghiệm tuyệt...