Digiworld ước doanh thu quý II vượt 2.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi lên sàn
Lũy kế 6 tháng, Digiworld ghi nhận 3.384 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 59,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 28% và 41% so với kết quả 6 tháng đầu năm ngoái.
CTCP Thế Giới số (Digiworld – mã DGW) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất ước thực hiện trong quý II/2019 với doanh thu cao nhất kể từ khi lên sàn, đạt 2.012 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 35 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ mức lợi nhuận cao nhất trong 1 quý kể từ khi lên sàn mà DGW đã đạt được trong quý III/2018.
Theo Digiworld, kết quả này đến từ sự tăng trưởng ở tất cả các mảng hoạt động với việc nắm 30% (tăng 2%) thị trường laptop và 8% (tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái) thị trường smartphone, chưa tính đến yếu tố giá bán trung bình tăng tương đối trong kỳ.
Với mảng thiết bị văn phòng, chuyển đổi số là động lực chính thúc đẩy tình hình kinh doanh của mảng Thiết bị Văn phòng nói riêng và ICT nói chung. Trong khi, ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng mạnh nhờ hợp đồng ký mới cùng Nestlé đầu năm.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Digiworld ghi nhận 3.384 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 28% so với cùng kỳ đồng thời thu về 59,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 41% so với kết quả 6 tháng đầu năm ngoái.
Kế hoạch kinh doanh năm 2019, Digiworld đặt mục tiêu doanh thu 7.150 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 137 tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và 25% so với kế hoạch năm ngoái. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Digiworld đã lần lượt hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu và 43% mục tiêu lợi nhuận.
Trên thị trường chứng khoán, sau khi giảm về vùng đáy 1 năm, cổ phiếu DGW quay đầu tăng mạnh nhờ thông tin tích cực về kết quả kinh doanh quý II vừa qua. Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/07, cổ phiếu DGW đã hồi phục về mức 22.550 đồng/cổ phiếu, tăng gần 9% từ đáy, vốn hóa thị trường ước tính khoảng 943 tỷ đồng.
Theo bizlive.vn
Tần số quét liệu đã trở thành thứ quan trọng với smartphone?
Khi chọn màn hình máy tính hoặc TV, người dùng thường để ý tới tần số quét để có trải nghiệm mượt mà nhất, nhưng trái ngược lại hoàn toàn, hiện giờ không nhiều người dùng quan tâm tới những chiếc điện thoại hay tablet có trang bị panel tần số quét cao hơn 60Hz.
Chúng ta thường chỉ để ý đến độ phân giải màn hình, mật độ điểm ảnh và kích thước màn hình mà hiếm khi để tâm tới tần số quét màn hình. Từ giờ trở đi, nhiều khả năng màn hình tần số quét cao sẽ trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh trên thị trường smartphone.
Về cơ bản, khái niệm tần số quét trên panel màn hình của smartphone và máy tính bảng cũng không khác gì nhiều so với panel màn hình máy tính và TV. 60, 120, 144, 240Hz, chúng đều là con số mô tả số lần mà màn hình quét mỗi giây. Dĩ nhiên con số càng cao thì càng sướng. Màn hình có tần số quét cao sẽ tạo ra những hình ảnh mượt mà hơn, và cũng đắt hơn. Đó chính là lý do không phải chiếc điện thoại nào cũng có màn hình 90 hay 120Hz, hay cũng không phải hãng sản xuất panel nào cũng muốn tăng sản lượng màn hình tần số quét cao. Cộng thêm với việc ứng dụng màn hình tần số quét cao trên smartphone hiện giờ gần như chưa có, ngoài việc chơi game với khung hình cao hơn, mượt hơn.
Một bộ phim ở tốc độ 24 hình trên giây, hoặc một đoạn clip 60 hình trên giây gần như không khác gì nhau khi chiếu trên màn hình có tần số quét 60Hz hay 120Hz (kỳ thực vấn đề này hơi phức tạp hơn việc mỗi giây có bao nhiêu khung hình, mà còn liên quan tới cả độ trễ giữa mỗi khung hình, vốn hiếm khi ổn định 33,3 giây đối với một clip 60 FPS, mà còn liên quan tới cả phần cứng xử lý video nữa).
Quay lại ứng dụng gần như duy nhất mà panel 120 hay 240Hz làm tốt nhất ở thời điểm hiện tại, đó là chơi game. Các bạn có thể xem clip dưới đây của Linus Tech Tip mô tả việc sử dụng màn hình 60Hz và 240Hz chơi game trên PC giúp khoảng thời gian từ lúc người dùng nhìn thấy đối phương xuất hiện trên màn hình đến khi phản xạ được cải thiện ra sao:
Nói đi cũng nên nói lại, đối với cả PC lẫn smartphone, panel màn hình tần số quét 120 hay 144Hz cũng không giải quyết được nhiều vấn đề nếu phần cứng xử lý game không giúp tốc độ khung hình vượt qua con số 60 FPS. Chính vì thế giờ nhiều bạn build máy tính chơi game đều để ý tới cả cấu hình máy lẫn màn hình tần số quét cao, thay vì chỉ chủ ý tới một trong hai. Tương tự như vậy, những hãng sản xuất smartphone cũng phải chắc chắn rằng họ nhồi nhét chip xử lý đủ khỏe để chơi Liên Quân hay PUBG Mobile ở tốc độ khung hình phù hợp với màn hình 120Hz.
Các nhà sản xuất thiết bị thường lấy những chi tiết kỹ thuật ra để khiến người tiêu dùng choáng ngợp, và đôi khi thậm chí dùng cả những khái niệm để khiến người khác lầm tưởng. Lấy ví dụ hai chiếc TV của LG và Samsung 120Hz có khả năng nâng tần số quét của phim và video theo cách rất khác nhau, và đôi khi kết quả là cùng một bộ phim nhưng trên hai màn hình chúng sẽ không hiển thị rõ ràng như nhau. Nhiều đạo diễn Hollywood cũng từng lên tiếng chê bai những công nghệ như TruMotion (LG), Motion Rate (Samsung) và MotionFlow của Sony vì chúng khiến hình ảnh của phim trở nên nhạt nhòa, không tạo ra những cảnh hành động ấn tượng như mục đích ban đầu của các nhà làm phim, vốn quay phim ở tốc độ 24 hình mỗi giây.
Quay trở lại với các thiết bị di động. Hiện giờ có những thiết bị như iPad Pro với màn hình 120Hz ProMotion, qua đó những nét vẽ Apple Pencil trở nên mượt mà (màn hình làm tươi càng nhanh mỗi giây, hình ảnh nét vẽ của các bạn trên màn hình hiện ra càng chân thực), Razer Phone 2 màn hình 120Hz chơi game cho mượt, nhưng ở thời điểm hiện tại không phải game Android nào cũng hỗ trợ tốc độ khung hình 120FPS.
Trong khi đó, iPhone XS có tốc độ phản hồi cảm ứng 120Hz, trong khi tần số quét của màn hình vẫn là 60Hz. Hiểu đơn giản, màn hình của chiếc điện thoại này nhận được tối đa 120 lệnh mà ngón tay nhập vào màn hình mỗi giây (dù con người cũng không làm được nhanh đến như thế). Apple chọn giải pháp hơi ngược so với các sản phẩm khác trên thị trường để khiến trải nghiệm sản phẩm ưng ý, đổi lại là màn hình 60Hz tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sử dụng, khiến pin trụ được lâu hơn mỗi ngày.
Còn OnePlus 7 Pro thì chọn panel 90Hz, khiến menu cũng như những cú vuốt mượt hơn gấp rưỡi (theo lý thuyết) so với những smartphone Android thông thường.
Rõ ràng các hãng sản xuất smartphone và tablet cũng đang nhòm ngó màn hình tần số quét cao như một lợi thế cạnh tranh mới bên cạnh camera, phần cứng hay pin.
Theo tinh tế
Đây là lý do Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc dẫn đầu về smartphone 5G trong tương lai Nhờ dân số đông và chiến lược phát triển mạng 5G từ sớm, Trung Quốc có nhiều cơ hội dẫn đầu thị trường smartphone 5G trong tương lai. Theo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, số lượng smartphone hỗ trợ mạng 5G sẽ đạt tới khoảng 800 triệu chiếc vào năm 2023, chiếm 51,4% trong tổng smartphone trên thị trường. Với lộ trình...