Điều xảy ra với những đứa trẻ có bố, mẹ nghiện điện thoại di động
Con cái là tài sản vô giá của bố mẹ, tuy nhiên không ít phụ huynh ngày nay lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc con chỉ vì… nghiện Smartphone mà không lường trước được sự nguy hiểm đối với con trẻ.
Trong cuộc sống ngày nay, thật khó để cho cả trẻ em và người lớn tranh xa tầm ảnh hưởng của chiếc điện thoại thông minh. Bên cạnh những tiện ích mà chúng đem lại, nhiều nghiên cứu có ghi nhận các trường hợp trẻ em “nghiện” thiết bị kỹ thuật số, từ đó gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực.
Thời gian ở trước màn hình nhiều là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề về thể chất như đau nhức khớp, thị lực giảm… Trẻ nghiện điện thoại còn có xu hướng tính cách hiếu chiến và thiếu kỹ năng xã hội.
Những tác hại từ điện thoại di động gây ra cho con
Ảnh hưởng tới sức khỏe và thị lực của bé
Từ năm 2011 tổ chức quốc tế WHO đã xác nhận điện thoại đi động có thể gây ung thư . Tuyên bố này được dựa trên sự nghiên cứu từ các nhóm khoa học đến từ các nước trên thế giới sau khi xem xét các bằng chứng và khẳng định điều này là hoàn toàn chính xác.
Đây có thể là điều khiến cho rất nhiều bậc cha mẹ quá bất ngờ, không chỉ vậy điện thoại di động còn đặc biệt gây nguy hiểm cho bộ não của trẻ nhỏ trong khi chúng phải hấp thụ bức xạ gấp rất nhiều lần so với trẻ nhỏ.
Tiến sĩ Devra Davis từng chỉ ra rằng bức xạ từ điện thoại sẽ làm thay đổi tuần hoàn não, tổn thương dây cột sống, ảnh hưởng khả năng học hỏi của trẻ. Theo đó, não bộ của trẻ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, vỏ hộp sọ cũng mỏng hơn nhiều. Vì thế, lượng bức xạ hấp thụ vào trẻ từ điện thoại di động khiến chúng dễ bị tổn hại hơn rất nhiều so với người lớn.
Không chỉ vậy, việc nghe điện thoại thường xuyên bên trẻ sơ sinh lại càng làm tăng lượng bức xạ và sạc điện thoại gần nơi trẻ nằm làm bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường, khiến trẻ quấy khóc rất nhiều, đồng thời cũng bị chậm lớn.
Và một hiện tượng đang vô cùng phổ biến hiện nay là bố mẹ thường chụp ảnh để chek in trên facebook, và nếu như điều này diễn ra thường xuyên sẽ gây hại rất lớn cho nhãn lực của con. Bởi mắt của trẻ rất yếu nên không thể chịu nổi cường độ ánh sáng mạnh, đặc biệt nếu quên tắt đèn flash thì còn gây ảnh hưởng cực nghiêm trọng có thể còn gây các bệnh về mắt cho bé
Các thiệt bị điện tử thông minh gây ảnh hưởng tới hành vi, tính cách của trẻ
Không thể phủ nhận rằng, hiện nay việc cha mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại khi bên con vào các mục đích công việc, trò chuyện, chơi game , lướt wed facebook là rất nhiều và điều này chính là mục đích gây nên sự dán đoạn tương tác giữa cha mẹ và con cái bởi công nghệ.
Và cũng không tránh khỏi cả việc cha mẹ lạm dụng cho con dùng điện thoại vào nhiều mục đích khác nhau.Điều này sẽ không chỉ gây ra tác hại ảnh hưởng tới thị lực của con mà còn làm ảnh hưởng tới tình cảm cha mẹ với các con và người thân trong gia đình. Trẻ sẽ sớm hình thành thói quen lạm dụng, ngày càng thu mình lánh xa mọi người. Lâu dần có thể mắc chứng ” nghiện ” dễ hình thành các thói quen xấu tính cách cũng thay đổi theo.
“Nếu các con tuổi teen của bạn thích chơi trò chơi trong nhà, một mình, đối lập với việc ra ngoài xem phim, gặp gỡ bạn bè hoặc bất cứ hoạt động nào giúp chúng xây dựng tình bạn, bạn có thể gặp vấn đề”,
Video đang HOT
Tuy nhiên, chuyên gia cũng khẳng định rằng nghiện thiết bị công nghệ số không dành riêng cho giới trẻ; nó ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong thực tế, cha mẹ nghiện điện thoại thông minh cũng có thể gây hại cho chính con mình.
Theo kết quả của một nghiên cứu, việc phụ huynh sử dụng điện thoại khi có sự hiện diện của con có thể khiến chúng cảm thấy như chúng đang bị bỏ rơi. Không chỉ vậy, chúng thậm chí còn có thể cảm thấy chúng đang phải cạnh tranh với thiết bị số này.
“Bất hạnh lớn nhất của đứa trẻ không phải sự thiếu hụt về vật chất mà đứa trẻ bất hạnh nhất là đưa trẻ không nhận được sự quan tâm của chính cha mẹ mình. Những đứa trẻ mất bố mẹ quá sớm đó đã là đáng thương rồi nhưng những đứa trẻ còn cha mẹ mà cha mẹ lại thờ ơ, không quan tâm thì đó mới là bất hạnh lớn nhất.”
“Những đứa trẻ có bố mẹ “nghiện” smartphone sẽ thiếu tự tin, ít niềm vui hơn các bạn, thậm chí có trẻ đã tự tử vì cảm giác cô độc”
Tiến sĩ Jenny Radesky, chuyên gia phát triển trẻ em thuộc Trung tâm Y tế Boston đã được truyền cảm hứng để tiến hành một cuộc nghiên cứu sau khi quan sát và nhận thấy rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều phớt lờ con của mình vì một thiết bị di động.
“Khi hoàn thành nghiên cứu của mình, Radesky kết luận rằng những đứa trẻ có cha, mẹ nghiện điện thoại nhiều khả năng đều trở thành người thèm khát sự quan tâm, chú ý”, Parent Herald chia sẻ kết quả nghiên cứu. “Và những đứa trẻ đó bị mắc kẹt trong cuộc sống sau này”.
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng điện thoại
Để vẫn đảm bảo công việc mà lại không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của con thì cha mẹ nên rèn luyện cho mình những thói quen này. Hãy bớt sử dụng các thiết bị điện thoại để dành thời gian cho con khi có thể.Và bố mẹ hãy nhớ chú ý rằng:
Đừng cho con tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị không dây khi còn nhỏ
Trong những tháng đầu đời nên hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại khi ở gần con, nếu cần hãy ra khỏi phòng nơi bé nằm mới sử dụng.
Tuyệt đối không được sạc pin điện thoại trong phòng con nằm
Hạn chế chụp ảnh con, nếu có trước khi chụp hãy kiểm tra và chắc chắn đã tắt đèn flash
Nên thay thế việc gọi điện thoại bằng cách nhắn tin nếu có thể, hạn chế việc nói chuyện điện thoại quá lâu khi ở gần bé
Ở những khu vực sóng yếu không nên nghe điện thoại, bởi sóng càng yếu thì điện thoại càng phải dùng nhiều năng lượng để truyền dẫn, từ đó sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Cảnh báo - Những sai lầm thường gặp trong dùng thuốc điều trị viêm xoang
Dùng thuốc tùy ý, không tuân thủ liệu trình điều trị là những sai lầm thường gặp trong việc dùng thuốc điều trị viêm xoang. Việc dùng thuốc chưa đúng vô hình chung khiến bệnh tiến triển nặng hơn, hoặc gây ra các tác hại vô cùng nguy hiểm mà nhiều người chưa lường trước được.
Để làm rõ những sai lầm này, từ đó tìm được giải pháp chữa bệnh hiệu quả, hãy cùng gặp gỡ và lắng nghe phân tích của Phó Giáo Sư. Tiến sỹ. Bác Sỹ Nguyễn Hoàng Sơn - chuyên gia đầu ngành Tai - Mũi - Họng- Chủ tịch Hội TMH Hà Nội và các tỉnh phía Bắc qua bài viết dưới đây:
Thưa PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn. Được biết đến là bệnh không nguy hiểm nên nhiều bệnh nhân viêm xoang thường chủ quan, ngại đi khám bài bản để biết tình trạng, mức độ bệnh hiện tại của mình. Đa số người bệnh thường tự đến nhà thuốc mô tả bệnh để mua thuốc, hoặc tự mua thuốc theo ý mình về uống, xịt.... Là chuyên gia đầu ngành Tai - Mũi - Họng, PGS.TS đánh giá như thế nào về thói quen này?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn chuyên gia đầu ngành Tai - Mũi - Họng - Chủ tịch Hội TMH Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn:
Đúng là hiện vẫn có rất nhiều người chủ quan khi cho rằng bệnh viêm mũi, viêm xoang là bệnh nhỏ, không đáng lo ngại. Rất nhiều người bệnh thắc mắc, tại sao tôi đã chữa đủ cách, đủ loại thuốc mà bệnh vẫn không khỏi. Nhưng lại không loại trừ chính những sai lầm mà mình đang gặp phải trong quá trình chữa trị bệnh viêm xoang như: khi nào cần dùng kháng sinh, khi nào nên lựa chọn nhóm thuốc Corticoid, dùng kéo dài thuốc xịt co mạch tại chỗ.... Điều này làm cho bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nặng hơn.
Trong khi đó, nguyên tắc để điều trị viêm xoang hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải dẫn lưu được dịch mủ trong các hốc xoang ra ngoài sau đó tái tạo, phục hồi lại chức năng của các lông chuyển tại niêm mạc xoang. Chứ không phải là hễ thấy bệnh là vội vàng mua thuốc theo kinh nghiệm của bản thân nhưng tiềm ẩn nguy cơ gặp các tác dụng phụ nguy hiểm.
Tôi có thế lấy một vài dẫn chứng điển hình như:
- Khi viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang mạn tính: nhiều bệnh nhân dùng kháng sinh một cách "vô tội vạ", dài ngày, liều cao ngay cả khi không có yếu tố nhiễm khuẫn, làm cho các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh kháng lại với kháng sinh. Trong khi đó tôi xin khẳng định điều trị viêm xoang mạn tính bằng kháng sinh không có nhiều ý nghĩa mà cần phải được dẫn lưu dịch mủ ra ngoài mới là yếu tố quan trọng.
- Khi bị nghẹt mũi, không ít bệnh nhân lại vội vàng dùng các nhóm thuốc xịt co mạch tại chỗ chứa xylometazolin để giảm nhanh triệu chứng "nghẹt" mà không biết rằng, nếu dùng kéo dài trên 7 ngày/đợt và lặp lại liên tục trong thời gian dài, mạch máu tại niêm mạc mũi xoang ngày một giãn, và dần mất chứng năng sinh lý tự nhiên, lâu dần có thể dẫn đến sung huyết hoặc thậm chí là bội nhiễm niêm mạc do lạm dụng thuốc ....
Vì vậy, theo nhận định của tôi thì việc tự ý dùng thuốc, mà đặc biệt là nhóm thuốc Tây như kháng sinh, chống viêm, kháng Histamin, Xịt co mạch tại chỗ.... Cần hết sức lưu ý theo sự chỉ dẫn của bác sỹ nếu không muốn bệnh trở nặng hoặc có diễn biến phức tạp hơn.
Nhóm thuốc Tây như kháng sinh, chống viêm, kháng Histamin, Xịt co mạch tại chỗ.... cần hết sức lưu ý theo sự chỉ dẫn của bác sỹ
Trong phân tích vừa rồi, PGS.TS có nhấn mạnh rằng: Kháng sinh, xịt co mạch tại chỗ... là những nhóm thuốc không phải giải pháp điêu trị đặc hiệu với viêm xoang mạn tính hoặc viêm xoang khi không có yếu tố nhiễm khuẩn. Vậy với nhóm thuốc kháng Histamin liệu có phải là "cứu cánh" để người bệnh viêm xoang nói chung và viêm xoang mạn tính nói riêng giúp điều trị triệt để các triệu chứng viêm xoang hay không?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn:
Histamin là một trong những chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Khi cơ thể bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra Histamin, gây ra những phản ứng dị ứng từ phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho... Với viêm xoang thì Histamin sẽ gây hắt hơi, số mũi...Khi đó, chúng ta phải sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị mà chủ yếu là điều trị các triệu chứng.
Như vậy: nhóm thuốc kháng Histamin chỉ có tác dụng với người bệnh viêm xoang có cơ địa dị ứng (dễ hắt hơi, sổ mũi khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo...). Với những trường hợp này, sau khi dùng thuốc, tình trạng hắt hơi sẽ giảm, dịch mũi sẽ khô ngay. Tuy nhiên, chỉ giúp điều trị triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn. Nếu lạm dụng dài ngày, nhóm thuốc Histamin sẽ còn gây ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp, ức chế hệ thần kinh trung ương, làm chậm chạp, lơ mơ....
Bác sỹ đánh giá như thế nào trước thực trạng nhiều bệnh nhân hiện đã và đang dùng đúng thuốc trị bệnh viêm xoang nhưng lại không tuân thủ đúng phác đồ điều trị?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn:
Người Việt thường ít quan tâm đến việc phải dùng đủ liệu trình thuốc cho một đợt điều trị .Ví dụ như với nhóm kháng sinh thường dùng 5-7 ngày hoặc theo chỉ định của bác sỹ thì người bệnh lại "để dành" thuốc vì 2 hoặc 3 ngày đã dứt thì tạm dừng không dùng hết liều. Với thuốc thảo dược trị viêm xoang, lẽ ra phải uống từ 2 - 3 tháng, thậm chí có những trường hợp phải đến 6 tháng để trị bệnh tận gốc, ngăn ngừa tái phát bệnh thì người bệnh lại vội vàng dừng thuốc khi mới uống được vài tuần, 1 tháng do không đủ kiên trì và nóng lòng muốn dứt nhanh triệu chứng...
Việc dùng theo liệu trình chỉ định, giúp duy trì ổn định lượng thuốc có trong huyết tương để đạt được nồng độ tối thiểu có tác dụng với bệnh lý viêm xoang. Ngược lại, nếu nồng độ thuốc trong máu dưới ngưỡng có tác dụng do sử dụng chưa đủ liều hoặc chưa đủ thời gian sẽ khiến bệnh không được điều trị triệt để, dễ tái phát trở lại.
Do đó, người bệnh phải đảm bảo đủ liều/lần/ngày và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị mới có thể điều trị viêm xoang dứt điểm, ổn định bệnh lâu dài. Nhất là đối với nhóm thuốc thảo dược cần kiên tâm điều trị lâu dài từ 2- 3 tháng để giúp đào thải dịch mủ ra ngoài triệt để và phục hồi lại chức năng dẫn lưu không khí bình thường của xoang mũi.
Tuy nhiên cần lưu ý, tránh lựa chọn các thực phẩm chức năng thay thế thuốc chữa bệnh, chưa có nghiên cứu lâm sàng, hoặc chưa có đánh giá của cơ quan y tế uy tín.
Vậy theo PGS.TS, đối với bệnh viêm mũi, xoang có nên dự phòng tái phát sau khi đã khỏi tại một thời điểm nhất định?
PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn:
Sử dụng thuốc hoặc các biện pháp dự phòng tái phát sau khi đã khỏi bệnh là điều kiện cần và đủ giúp người bệnh viêm xoang muốn duy trì sức khỏe xoang mũi của mình ổn định bền vững.
Tuy nhiên, dự phòng thế nào để đúng cách và hiệu quả không phải ai cũng biết. Do đó, người bệnh phải đặc biệt chú ý đến các điểm sau:
- Bảo vệ mũi xoang bằng khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường bất lợi.
- Thuốc dự phòng nên uống tại các thời điểm chuyển mùa, nên sử dụng thuốc thảo dược giúp ổn định bệnh, đảm bảo độ PH trong mũi xoang luôn đạt ở môi trường trung tính 7.5...). Môi trường này giúp cho niêm mạc xoang luôn ấm và ẩm, các lông chuyển hoạt động bình thường để cuộn bụi bẩn dịch nhày ra ngoài.
- Thường xuyên có ý thức vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Cảm ơn PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn đã dành thời gian chia sẻ. Chúc bác sỹ sức khỏe và nhiều thành công!
PV
Theo Dân trí
Bán rượu bia theo giờ, phạt được không? Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia đang được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến đã có một điểm mới đáng chú ý: đưa ra ba phương án về giờ cấm bán rượu bia. Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia của Bộ Y tế đưa ra giờ cấm bán rượu...