Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực
Chương trình chăm sóc tâm lý “ Giáng sinh yêu thương” đem đến không gian vui tươi, ấm áp, giúp các bé tạm quên đi mệt mỏi, tận hưởng niềm vui, tiếp thêm động lực vượt qua bệnh tật.
Vẫn phải ngồi trên xe lăn nhờ mẹ đẩy, chiều 20/12, c.ô b.é N.T.N.Y (10 tuổ.i, ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) háo hức được xuống đón Giáng sinh sớm cùng nhiều bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
N.Y không ngờ lần đầu tiên ra Hà Nội tưởng nhẹ nhàng, hoá ra lại phải ở viện dài ngày để điều trị căn bệnh viêm phổi, nhiễ.m trùn.g máu. Mẹ bé cho biết ban đầu, chị thấy con gái đi học về kêu đau nhức vai, chị chỉ nghĩ do con đùa nhau với bạn, vài ngày sẽ đỡ. Nhưng đến lúc bé Y. đi học đau đến nỗi không ngồi thẳng lưng vai được, chị liền đưa con đi khám.
Cơ sở y tế tuyến tỉnh chẩn đoán cháu bị viêm khớp vai, kê đơn thuố.c 5 ngày nhưng uống không đỡ. Sau lần tái khám, chị quyết định đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương.
“Lúc đi chỉ nghĩ khám đơn giản, mẹ con mỗi người mang một bộ quần áo. Ai ngờ, bác sĩ chỉ định con nhập viện cấp cứu ngay, trong đêm, bé được đẩy vào phòng mổ vì tình trạng nhiễ.m trùn.g máu, viêm phổi quá nặng, chậm một ngày tiên lượng còn xấu hơn”, mẹ bé Y. chia sẻ khi đưa con đến dự chương trình “Giáng sinh yêu thương” do bệnh viện tổ chức.
Ca mổ diễn ra thành công, c.ô b.é học sinh lớp 5 phải cắt một bên thuỳ phổi, lọc má.u, bác sĩ rút ra được rất nhiều dịch mủ. Phải ở phòng cách ly nhiều ngày, chiều 20/12, được hít hà khí trời tự nhiên, N.Y dù đang hâm hấp sốt, ánh mắt chưa hết vẻ mệt mỏi vì bệnh, nhưng vẫn háo hức vì không khí náo nhiệt từ chương trình.
Bé N.Y được mẹ đẩy xe đưa xuống tham dự chương trình. Ảnh: N.Lê
Giáng sinh đến gần, c.ô b.é chỉ mong nhanh khỏi bệnh để được trở về quê nhà, được đi học, để mẹ và gia đình không phải nghỉ việc đi chăm sóc bé dài ngày…
Đồng hương Hà Tĩnh với bé N.Y là bé P.Q.Đ (11 tuổ.i), đang điều trị bệnh u tiểu não tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé Đ. có triệu chứng đau đầu liên tục từ 2 tháng trước nhưng tại cơ sở y tế địa phương không tìm ra bệnh. Đ. được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện nhi, đặt ống dẫn lưu, rồi một tuần sau đó lại mổ u.
Tới đây, bé sẽ được chuyển viện để xạ trị. Giáng sinh, cậu bé có gương mặt sáng, khôi ngô chỉ mong sớm khỏi bệnh, để mẹ bớt nhọc nhằn…
Chương trình chăm sóc tâm lý nhằm đem đến không gian vui tươi, ấm áp, giúp các bé tạm quên đi mệt mỏi, tận hưởng niềm vui, tiếp thêm động lực vượt qua bệnh tật. Ảnh: BVCC
Ông Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trung bình mỗi ngày cơ sở đón tiếp khoảng 4.000-5.000 bệnh nhân đến khám, hầu hết các em đều mắc bệnh nặng ở các tỉnh, thành phố phía bắc. Bệnh viện thường xuyên có khoảng gần 2.000 bệnh nhi điều trị nội trú, có những bé nằm viện liên tục vài tháng, phải chịu sự đa.u đớ.n của bệnh tật.
“Giáng sinh yêu thương” là chương trình chăm sóc tâm lý thường niên do bệnh viện tổ chức, nhằm đem đến không gian vui tươi, ấm áp, giúp các bé tạm quên đi mệt mỏi, tận hưởng niềm vui, tiếp thêm động lực vượt qua bệnh tật. Chương trình cũng là “liều thuố.c tinh thần”, tiếp thêm sức mạnh để các bé và phụ huynh tin tưởng, yên tâm điều trị, sớm về đón Tết với gia đình.
Video đang HOT
Trong chương trình, bệnh viện dành nhiều quà tặng nhỏ mang tính động viên khích lệ. Với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, bệnh viện dành một phần quà riêng về vật chất, hỗ trợ viện phí, thuố.c, suất ăn cho các cháu…
2 tiểu hành tinh bay sượt qua Trái Đất vào dịp Noel có gây nguy hiểm?
2 tiểu hành tinh có kích thước khổng lồ, tương đương tòa nhà 10 tầng, sẽ bay sượt qua Trái Đất vào dịp Giáng sinh tới đây.
Liệu có khả năng nào 2 tiểu hành tinh này đâ.m vào Trái Đất hay không?
Hàng loạt thiên thể sẽ xuất hiện vào dịp Giáng sinh năm nay
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất của NASA, tiểu hành tinh có tên gọi 2024 XN1 sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày 24/12, với tốc độ 23.726km/h và ở khoảng cách 7,21 triệu ki-lô-mét. Mặc dù đây là một "cú bay sượt qua" theo tiêu chuẩn thiên văn học, các chuyên gia cho biết sẽ không có khả năng nào tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất.
"Nó bay sượt qua, nhưng ở khoảng cách rất xa, khoảng 18 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Với quỹ đạo có thể dự đoán được, nó sẽ không đến đủ gần để đâ.m vào hành tinh của chúng ta", Jess Lee, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich, Anh, cho biết.
Tiểu hành tinh 2024 XN1 mới chỉ được phát hiện vào ngày 12/12 vừa qua, khi hệ thống phòng thủ hành tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhận thấy sự xuất hiện của nó.
2 tiểu hành tinh có kích thước tương đương tòa nhà 10 tầng sẽ bay sượt qua Trái Đất vào dịp Giáng sinh (Ảnh minh họa: Getty).
Sau khi tính toán quỹ đạo di chuyển của nó, các cơ quan hàng không vũ trụ dự đoán lần tiếp cận gần tiếp theo với Trái Đất sẽ diễn ra vào lúc 2h56 sáng 24/12 theo giờ GMT (9h56 sáng theo giờ Việt Nam).
Sau đó, tiểu hành tinh này sẽ di chuyển ra xa và không quay trở lại cho đến tháng 1/2032. Ở lần này, 2024 XN1 sẽ đến gần hơn, đạt khoảng cách 4,7 triệu ki-lô-mét từ Trái Đất.
ESA dự đoán 2024 XN1 sẽ là tiểu hành tinh có những lần tiếp cận thường xuyên với Trái Đất, nhưng không đưa tiểu hành tinh này vào "danh sách rủi ro" vì nó sẽ không tiến quá gần đến hành tinh của chúng ta.
Tiểu hành tinh 2024 XN1 có đường kính ước tính từ 29 đến 70m, kích thước tương đương một tòa nhà 10 tầng. Các nhà khoa học cho biết nếu tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất, nó sẽ tác động một lực tương đương vụ nổ của 12 triệu tấn TNT, san phẳng một diện tích rộng 2.000km2.
"Nếu bạn muốn so sánh mức độ thiệt hại khi tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất, hãy so sánh với sự kiện Tunguska tại Nga vào năm 1908, khi một tiểu hành tinh phát nổ trên không trung vùng Siberia làm đổ 80 triệu cây trong diện tích hơn 2.000km2. Vụ nổ này tương đương với sức công phá của 20 đến 30 triệu tấn TNT", bà Jess Lee cho biết thêm.
2024 XN1 không phải là tảng đá vũ trụ duy nhất "ghé thăm" Trái Đất trong dịp Giáng sinh.
Một tiểu hành tinh khác có tên gọi 2021 BA2, cũng với đường kính ước tính từ 30 đến 70m, sẽ bay sượt qua Trái Đất vào 21h19 ngày 24/12 theo giờ GMT (4h19 rạng sáng 25/12 theo giờ Việt Nam).
Tiểu hành tinh này thậm chí còn tiến gần Trái Đất hơn, ở khoảng cách 2,76 triệu ki-lô-mét, tương đương với 8 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, do vậy nó sẽ không gây ra bất kỳ mối đ.e dọ.a nào cho nhân loại.
Ngoài ra, vào ngày 23/12, thiên thạch có tên 2013 YB có khả năng sẽ đâ.m xuống địa cầu. Nhưng với đường kính dưới 3m, thiên thạch này rất có thể sẽ cháy hết trong bầu khí quyển và không tạo ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Các thiên thạch có kích thước nhỏ thường bị đốt cháy trên bầu khí quyển Trái Đất trước khi chạm đến mặt đất, tạo nên hiện tượng sao băng (Ảnh: CCNT).
Tiểu hành tinh thực sự lớn tiếp theo sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày 5/1/2025, đó là một tiểu hành tinh có đường kính lên đến 400m. Tiểu hành tinh khổng lồ này sẽ di chuyển với tốc độ 79.920km/h và đến gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 3,68 triệu ki-lô-mét.
Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất?
Với khoa học kỹ thuật hiện nay, con người vẫn chưa thể làm đổi hướng hoặc phá hủy một tiểu hành tinh nếu nó tiến thẳng đến Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn có các biện pháp để giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu xảy ra va chạm, đó là dự đoán tọa độ tiểu hành tinh sẽ rơi xuống Trái Đất để sơ tán con người và di dời cơ sở hạ tầng quan trọng.
Các nhà khoa học tại NASA đã lập nên "Bảng rủi ro Sentry", là hệ thống giám sát những đối tượng và vật thể ngoài không gian có khả năng tác động đến Trái Đất trong vòng 100 năm tới.
Các nhà khoa học kỳ vọng có thể sử dụng tàu vũ trụ để bắ.n hạ hoặc làm chuyển hướng các tiểu hành tinh có khả năng đâ.m vào Trái Đất (Ảnh minh họa: NASA).
Việc tìm hiểu về quỹ đạo, kích thước, hình dáng, khối lượng, tốc độ di chuyển, quỹ đạo quay... của các tiểu hành tinh có thể giúp chuyên gia có thể tính toán được khả năng va chạm với Trái Đất cũng như dự đoán mức độ thiệt hại.
NASA, ESA và Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cũng đang thử nghiệm phóng các con tàu vũ trụ không người lái vào các thiên thạch để kiểm tra xem cách thức này có thể làm đổi hướng di chuyển của chúng hay không.
Vụ va chạm có thể làm thay đổi tốc độ di chuyển của một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh, khiến nó thay đổi quỹ đạo và di chuyển ra xa Trái Đất. Tuy nhiên, đến nay thử nghiệm này vẫn chưa thu được kết quả.
Thiên thạch và tiểu hành tinh khác nhau như thế nào?
Thiên thạch và tiểu hành tinh là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế chúng có nhiều điểm khác biệt.
Tiểu hành tinh là những tảng kim loại hoặc đá không gian, quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo riêng. Chúng có đủ khối lượng để trọng lực tự nhiên của chúng tạo ra hình dạng gần như hình cầu, nhưng không có bầu khí quyển. Tiểu hành tinh lớn nhất hiện nay con người biết đến là Ceres, với đường kính lên đến 940km.
Tiểu hành tinh (Asteroid) có kích thước lớn hơn nhiều so với thiên thạch (Meteoroid) (Ảnh minh họa: Pinterest).
Trong khi đó, về cơ bản thiên thạch chỉ là những mảnh vụn từ các thiên thể khác, chẳng hạn như mảnh vỡ từ các tiểu hành tinh, sao chổi, hoặc các vật thể trong không gian. Thiên thạch có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh, chỉ từ vài milimet đến vài chục mét. Chúng thường không có quỹ đạo riêng do chịu lực hấp dẫn của các thiên thể khác khiến chúng dễ bị thay đổi hướng di chuyển.
Khi một thiên thạch đi vào khí quyển Trái Đất, ma sát với không khí khiến nó bốc cháy, tạo thành một vệt sáng trên bầu trời, chính là sao băng. Nếu thiên thạch đủ lớn để không cháy hết trong khí quyển và rơi xuống bề mặt Trái Đất có thể gây ra va chạm và dẫn đến thiệt hại ở dưới mặt đất.
Thiệt hại do thiên thạch gây ra khi va chạm với Trái Đất sẽ nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh do sự khác biệt về kích thước.
Xe lao vào chợ Giáng sinh Đức, hàng chục người thương vong Ít nhất 2 người thiệ.t mạn.g và hơn 60 người bị thương sau khi một ô tô bất ngờ lao vào đám đông tại một chợ Giáng sinh ở Đức. Lực lượng cứu hộ đưa nạ.n nhâ.n khỏi hiện trường vụ tấ.n côn.g vào chợ Giáng sinh ở Magdeburg ngày 20/12 (Ảnh: AFP). Truyền thông địa phương cho biết, vụ tấ.n côn.g xảy...