Điều trị viêm xoang mũi dị ứng bằng đông y hiệu quả
Viêm xoang mũi dị ứng là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay. Hãy cùng tham khảo cách điều trị viêm xoang mũi dị ứng bằng đông y hiệu quả dưới đây.
Nhều bài thuốc từ Đông y điều trị viêm xoang mũi dị ứng hiệu quả
Viêm xoang mũi dị ứng nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, bệnh rất dễ có xu hướng chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Tuy không gây tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng viêm xoang rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm xoang, trong đó, xử lý viêm xoang bằng phương pháp Đông y được nhiều người sử dụng.
Thuốc Đông y trị viêm xoang cấp tính
Triệu chứng: Người bệnh bị viêm xoang cấp tính thường có các biểu hiện như ngạt mũi, chảy nước mũi, dịch nhầy có màu vàng hoặc có mủ. Đồng thời, có cảm giác đau phần xoang trán, viêm hố mũi, toàn thân sợ lạnh, đau đầu.
Phép chữa: Với trường hợp này, bài thuốc được áp dụng nhằm vào mục đích thanh phế, tiết nhiệt giải độc.
Bài thuốc:
Chuẩn bị: 16g ngân hoa, 12g mạch môn, 12g hoàng cầm, 16g hạ khô thảo, 40g thạch cao, 16g ké đầu ngựa, 12g tân di, 8g chi tử, 12g hoàng cầm. Nếu bệnh nhân sợ lạnh, có triệu chứng nhức đầu, sốt thì bỏ hoàng cầm, mạch môn, sau đó cho thêm 12g ngưu bàng tử, 12g bạc hà.
Cách thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc lên với nước để uống. Mỗi ngày dùng một thang, thực hiện thường xuyên để mang đến tác dụng tốt.
Video đang HOT
Bên cạnh việc áp dụng bài thuốc uống, chữa bệnh viêm xoang bằng châm cứu cũng sẽ giúp cho việc điều trị mang đến tác dụng tốt hơn. Các huyệt được tác động bao gồm: Khúc trì, Hợp cốc , Nội đình, Thái dương ,Thiên ứng, Thừa khấp, Đầu duy, Ấn đường , Quyền liêu.
Chữa viêm xoang mạn tính bằng Đông y
Triệu chứng: Đây là tình trạng bệnh kéo dài, người bệnh có cảm giác đau xoang hàm trán, chảy dịch mũi có mủ, mùi hôi, suy giảm khứu giác, thường xuyên bị nhức đầu.
Phép chữa trị: Bài thuốc Đông y chữa viêm xoang mạn tính có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận táo.
Bài thuốc:
Chuẩn bị: 12g sinh địa, 16g ngân hoa, 20g hà thủ ô, 12g hoàng cầm, 12g mạch môn, 16g ké đầu ngựa, 12g huyền sâm, 12g đan bì, 8g tân di.
Cách tiến hành: Tương tự như bài thuốc trên, các vị thuốc đem cho vào ấm rồi sắc lên với nước. Sau đó, chắt lượng thuốc thu được để uống. Ngày dùng 1 thang, kiên trì sử dụng để chúng mang đến tác dụng tốt.
Bài thuốc đông y trị viêm xoang dị ứng
Viêm xoang dị ứng thường do phong hàn kết hợp với phế khí hư và vệ khí hư mà thành. Do đó, phép chữa trị được áp dụng thường nhằm bổ khí cổ biếu, khu phong tán hàn.
Bài thuốc:
Chuẩn bị các vị thuốc: 8g quế chi, 10g tang bì, 16g xuyên khung, 8g bán hạ chế, 16g đảng sâm, 12g bạch thược, 6g phòng phong, 16g hoàng kỳ, 6g ma hoàng, 4g sinh khương, 16g ké đầu ngựa, 12g bạch truật, 20g hà thủ ô, 6g táo, 4g ngũ vị, 6g tế tân, 12g bạch chỉ, 4g cam thảo, sâm giới.
Cách tiến hành: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc lên cùng với khoảng 750ml nước. Đun sôi kỹ cho đến khi thấy lượng nước trong ấm còn lại khoảng 250ml thì tắt bếp.
Chia lượng thuốc thu được thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Áp dụng thường xuyên để mang đến tác dụng như mong muốn.
3 dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến vào mùa xuân, ước tính trên thế giới có 400 triệu người mắc bệnh này.
PGS An khám cho bệnh nhân viêm mũi xoang.
Chị Nguyễn Thị Nga, 37 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội bị viêm mũi dị ứng, chị tâm sự vào mùa xuân như hiện nay thì tình trạng nặng hơn rất nhiều, ngày nào chị cũng chảy nước mũi, hắt hơi nhiều lần.
Trong điều kiện dịch bệnh nay, mỗi lần ngạt mũi, hắt hơi cũng khiến người xung quanh lo ngại.
Chị Nga bị viêm mũi dị ứng 4,5 năm nay và đã điều trị nhưng không thể dứt điểm. Thời tiết mùa xuân ẩm ướt càng khiến bệnh nặng hơn, buổi sáng chị thường hắt hơi nhiều, chảy nước mũi kèm theo ngạt mũi.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện An Việt, viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến.
Mũi là bộ phận quan trọng, là cửa ngõ đầu tiên của đường thở, giúp cho không khí đi vào phổi một cách dễ dàng. Mũi có cấu tạo gồm tháp mũi và hốc mũi.
Viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi. Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng như dị ứng phấn hoa, dị ứng với lông và da của động vật có khả năng kích ứng các phản ứng dị ứng và gây viêm mũi dị ứng quanh năm cho người bệnh.
Ngoài ra, PGS An cho biết, nấm có thể phát triển ở những nơi ẩm ướt và gây ra các triệu chứng dị ứng, vì vậy, nhiều người sống ở môi trường ẩm ướt, khả năng thông gió kém có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng quanh năm.
Những người bị viêm mũi dị ứng cần điều trị triệt để bệnh. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển sẽ tạo thành các ổ viêm, dẫn tới bệnh viêm xoang nhiễm trùng hoặc viêm xoang do tắc các lỗ thông xoang.
Khi bị ngạt mũi vì viêm mũi dị ứng, người bệnh không thể thở qua đường mũi nên phải thở bằng miệng. Do đó, các bụi bẩn, vi khuẩn, khí lạnh....từ không khí sẽ đi thẳng vào cổ họng. Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm họng - thanh quản.
3 triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng:
Ngứa mũi : người bệnh thường day mũi để đỡ ngứa
Hắt xì hơi cả tràng dài: có người hắt hơi váng hết cả đầu vẫn chưa hết
Chảy mũi trong: Nước mũi chảy ròng ròng, có người ướt cả khăn tay khi có cơn dị ứng.
Triệu chứng đi kèm nữa là ngạt mũi do cuốn mũi phình to nên bệnh nhân không thể thở bằng mũi.
Tránh tiếp xúc với dị nguyên ví dụ như dị ứng phấn hoa khi đầu mùa xuân nở hoa là dị ứng diễn ra rất nhiều.
Người mắc bệnh có thể mua thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng dị ứng, uống hết liệu trình sẽ giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Cam thảo - có nên sử dụng hàng ngày? Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được? Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong ông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác...