Điều trị viêm lộ tuyến không đúng cách: ” Tiền mất tật mang”
BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh – Phó trưởng khoa Khám chuyên sâu B1, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, nhiều chị em bị viêm lộ tuyến tử cung nhưng lựa chọn phương pháp điều trị không đúng nên đã để lại những hậu quả nặng nề.
BS. Thanh chia sẻ, tại khoa khám sản chuyên sâu B1 của BV Phụ sản Hà Nội bác sĩ tiếp nhận khám cho một bệnh nhân ở ngoại thành Hà Nội. Bệnh nhân này đến khám vì sau điều trị lộ tuyến tử cung nhưng âm đạo vẫn rỉ máu liên tục.
Qua thăm khám, Bs Thanh nhận thấy trong âm đạo bệnh nhân có một vật lạ, khi lấy ra thì đó là một miếng gạc. Đáng nói là trong quá trình khám cổ tử cung bác sĩ thấy có hiện tượng viêm loét, bốc mùi.
Qua khai thác tìm hiểu bệnh nhân cho biết do bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nên đã đi đốt điện tại một phòng khám. Sau đốt bệnh nhân thấy chảy dịch, đã được bác sĩ tại phòng khám khuyên đặt gạc vào trong âm đạo 1 tuần/ lần, hết tuần lại đến phòng khám đặt miếng gạc khác.
Khám bệnh cho bệnh nhân tại BV Phụ sản Hà Nội
Tuy nhiên, đã qua 2 tháng bệnh nhân vẫn thấy âm đạo rỉ máu và tình trạng bệnh không đỡ nên quyết định đến Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thăm khám.
Video đang HOT
Theo Bs. Thanh, lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng tổn thương lành tính ở cổ tử cung do các tế bào tuyến nằm trong cổ tử cung phát triển, xâm lấn mặt ngoài cổ tử cung.
Bệnh nhân viêm lộ tuyến thường có biểu hiện tăng tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, có nhiều khí hư, khí hư có mùi,… dễ dẫn đến viêm nhiễm (gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung). Lộ tuyến tử cung nếu không được điều trị sẽ nặng lên và ngày càng lan rộng ra mặt ngoài cổ tử cung.
Vì thế, chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa để khám. Mặt khác, khi bị lộ tuyến cổ tử cung chị em cũng cần phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
Chị em nên lựa chọn các bệnh viện và cơ sở y tế có uy tín để thăm khám và điều trị tránh tình trạng ” tiền mất, tật mang” như bệnh nhân nói trên.
Đảm bảo sức khỏe 'mẹ bầu' trong mùa nắng nóng
Mang thai vào mùa hè, ngoài những lợi ích thì cũng chứa đầy yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Các bác sĩ sản khoa chia sẻ:
Dù mang thai vào thời điểm nào, "mẹ bầu" cũng cần để ý đến từng động thái nhỏ nhất của cơ thể. Trong số đó, các yếu tố về thời tiết ảnh hưởng khá nhiều, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực và oi bức.
Bác sĩ tư vấn sức khỏe cho "mẹ bầu".
ThS. BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết: Thời tiết nắng nóng cao điểm và kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của phụ nữ mang bầu. Khi các thai phụ bị mất nước, sốc nhiệt, nhiễm khuẩn, viêm da, viêm đường hô hấp... dễ gây ảnh hưởng đến bào thai.
"Khi thời tiết quá nóng, nhiệt độ tăng cao đột ngột khiến sản phụ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, tử cung co bóp nhiều hơn và có khả năng gây ra những mối nguy hại. Đơn cử như thai phụ phơi nắng, hoặc làm việc trực tiếp dưới cái nằng gay gắt thì thân nhiệt của thai phụ sẽ mất nước, sốc nhiệt dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Thai phụ sẽ bị ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn đồng thời thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mất tim thai. Sốc nhiệt dẫn đến sức đề kháng giảm, cơ thể sẽ nhiễm một số loại vi rút: cúm, thủy đậu, rubella gây ra dị tật cho thai nhi", BS Thanh nói.
Để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy đến với các bà mẹ mang thai trong mùa hè, các bác sĩ Bệnh viện Hồng Ngọc tư vấn: Trong những ngày thời tiết nóng bức thì mẹ bầu cần tránh những thực phẩm sử dụng nhiều dầu, mỡ, da động vật hay nước cốt dừa,...
Hạn chế ở mức thấp nhất những thực phẩm có khả năng gia tăng hoạt động chuyển hóa hay làm tăng hoạt động của các tuyến dưới da như các loại bánh kẹo, nước giải khát, các loại bột tinh chế như bột mì, bột nếp,... Một lưu ý nữa đó là bà bầu nên giảm tối đa việc ăn cay cũng như sử dụng các loại gia vị có đặc tính cay nóng như tỏi, ớt, riềng,..
Đối với phụ nữ mang thai việc uống nhiều nước là vô cùng cần thiết, trung bình mỗi ngày cần nạp vào cơ thể khoảng 2,5 lít nước và cần uống nhiều lần trong ngày mà không cần đợi đến khi thấy khát. Tuy nhiên vào mùa hè với tiết trời nóng bức thì các mẹ bầu thường thích uống nước lạnh để giải khát nhưng điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nước lạnh có thể khiến các mạch máu bị co đột ngột và dễ dẫn đến các triệu chứng như bị cảm hay viêm họng - các bác sĩ khuyên.
BS Thanh (BV Phụ sản Hà Nội) cũng lưu ý: Với bà bầu, cần tránh mất nước trong mùa hè. Khi mất nước thai phụ sẽ mệt mỏi, không muốn ăn. Đặc biệt trong thời gian mang thai thân nhiệt của thai phụ sẽ cao hơn mức bình thường vì vậy lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn.
Nếu thai phụ không bổ sung đủ số lượng nước cần thiết và mồ hôi bị tiết ra nhiều sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến thai phụ vô cùng mệt mỏi, kiệt sức, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt...
Vì vậy phụ nữ mang thai lưu ý bổ sung nước. Khi uống nước phải uống từng ngụm nhỏ liên tục thì mới hấp thu được nước, nếu các bà bầu uống thẳng 1 cốc nước 100 - 200ml cơ thể không hấp thu được, khi đó cơ thể sẽ đào thải rất nhiều qua đường tiểu tiện, khi tiểu tiện nhiều khiến cho cơ thể mất đi nhiều khoáng chất càng làm cho cơ thể mệt hơn.
Bên cạnh đó là đề phòng cảm nắng. Vì cảm nắng cũng sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Thai phụ sẽ có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nặng sẽ đột quỵ, ngất xỉu... gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy thai phụ không nên đi, đứng dưới trời nắng quá lâu nhất là vào những buổi trưa nắng, nhiệt độ tăng cao. Tránh ra đường vào thời điểm từ 10h đến 16h lúc này tia UV đạt đỉnh gây nguy hại cho sức khỏe thai phụ.
Khi ra đường các bà bầu nên mặc quần áo dài, dễ thấm hút mồ hôi, đội mũ rộng vành. Khi đi đường xa thai phụ lưu ý mang thêm nhiều nước uống. Khi có dấu hiệu bất thường thai phụ cần tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Lưu ý không vào phòng máy lạnh ngay sau khi vừa từ ngoài trời nắng nóng về để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ bị cảm nắng hoặc nặng hơn là đột quỵ.
Hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thực phẩm này có chứa một lượng phèn chua nhất định có tác dụng không tốt đến thai nhi đồng thời làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể gây nên những bệnh lý không tốt cho thai phụ. Thai phụ nên ăn những món ăn thanh mát có khả năng giải nhiệt, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước và uống oresol bù điện giải khi cần.
Khi thai phụ nhận thấy những dấu hiệu bất thường như cơ thể mệt mỏi quá sức, xuất hiện cơn gò tử cung hoặc đau bụng, buồn nôn, ra máu... thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Nước rau má vừa ngon vừa mát nhưng uống theo 4 cách này thì coi chừng "rước họa vào thân" Nhiều người vẫn thường dùng nước rau má như một thức uống giải nhiệt mùa hè mà không biết loại nước này nếu uống sai cách sẽ gây họa khôn lường đối với sức khỏe. Rau má thường được nhìn thấy ở những khu vực như bờ đầm, bờ ruộng ở làng quê. Không chỉ dễ trồng, loại rau này còn chứa nhiều...