Điều trị và ngăn ngừa trẻ bị muỗi đốt
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh do muỗi gây ra chiếm hơn 400.000 ca tử vong mỗi năm, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi.
Muỗi là nguồn cơn gây ra các bệnh như sốt xuất huyết, chikungunya, sốt rét, Zika…Trong thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát, việc bảo vệ trẻ nhỏ tránh bị muỗi đốt là hết sức quan trọng.
Trong thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát, việc bảo vệ trẻ nhỏ tránh bị muỗi đốt là hết sức quan trọng
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, có tốc độ lây lan nhanh chóng và gây tử vong cho trẻ nhỏ. Đây là bệnh nguy hiểm do virus Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Trẻ em là đối tượng dễ bị sốt xuất huyết nhất bởi sức đề kháng còn yếu. Vì thế, điều quan trọng trước tiên giúp trẻ phòng tránh căn bệnh này là không để bị muỗi đốt.
Muỗi đốt có thể gây ra các triệu chứng không đáng lo ngại như đỏ da, ngứa, sưng và khó chịu sau vài giờ, tuy nhiên trong một số trường hợp các triệu chứng kéo dài hơn một tuần. Các triệu chứng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức sau khi bị muỗi đốt là buồn nôn, chóng mặt, nôn, sốt, vấn đề hô hấp…
Ngăn muỗi đốt ở trẻ em
Những khu vực như vũng nước, ao, đầm lầy, bãi rác, các bụi cỏ rậm rạp thường là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại côn trùng, trong đó có muỗi. Vì thế, cha mẹ cần tránh cho trẻ chơi ở những khu vực này.
Luôn mắc màn khi ngủ
Mỗi trưa, tối trước khi cho con đi ngủ, cần mắc màn cho bé. Việc mắc màn sẽ giúp muỗi không đốt được vào da trẻ khi ngủ.
Mặc quần áo dài tay
Sử dụng áo phông dài tay và quần dài cho trẻ nếu đi đến những nơi không thể tránh khỏi muỗi đốt. Tay áo dài sẽ bảo vệ trẻ khỏi những vết đốt trực tiếp.
Mặc quần áo sáng màu
Muỗi bị thu hút bởi các màu đen, xanh và đỏ. Để ngăn ngừa muỗi cắn, hãy mặc cho trẻ quần áo sáng màu, vải dày và có độ rộng vì chúng bảo vệ da bé tốt hơn so với quần áo bó sát.
Video đang HOT
Sử dụng thuốc xịt chống côn trùng
Thoa thuốc chống côn trùng lên vùng da bị lộ để tránh muỗi đốt. DEET là hóa chất được sử dụng nhiều nhất trong các loại thuốc xịt vì nó rất hiệu quả trong việc ngăn côn trùng cắn. Một số loại thuốc chống côn trùng có thể được xịt lên quần áo để tránh muỗi.
Tránh cho bé ra ngoài trong thời điểm muỗi hoạt động mạnh
Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn vì đó là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Đồng thời, bố mẹ cũng hạn chế mở cửa vào khoảng thời gian này để giảm thiểu được sự di chuyển của muỗi từ bên ngoài vào trong phòng.
Giữ nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ môi trường sinh sôi của muỗi
Hãy loại bỏ môi trường phát triển của muỗi bằng cách dọn dẹp nhà cửa, phun thuốc diệt muỗi trong và xung quanh nhà. Đặc biệt chú ý dọn sạch sẽ ở những nơi muỗi dễ trú ngụ như vườn, thùng rác, các góc nhà, góc tủ…
Tránh cho bé sử dụng các sản phẩm có mùi thơm
Muỗi thường bị thu hút bởi mùi thơm có trong nhiều sản phẩm như xà phòng, sữa tắm, kem dưỡng da. Vì thế khi cho trẻ sử dụng các sản phẩm này, bố mẹ đọc kỹ các thành phần trên nhãn mác để đảm bảo chúng không có mùi thơm hoặc chỉ có mùi thơm nhẹ nhàng.
Các biện pháp trị muỗi đốt ở trẻ em
Chườm đá: Nước đá làm giảm viêm, ngứa, đỏ và khó chịu do muỗi đốt. Bọc đá viên trong một miếng vải sạch và tránh sử dụng trực tiếp lên da.
Sử dụng kem kháng histamine: Cơ thể giải phóng histamine hóa học gây ngứa khi bị muỗi đốt. Do đó, sử dụng kem hoặc thuốc kháng histamine để ngăn ngừa viêm, ngứa.
Thoa gel lô hội: Đặc tính chống viêm của nha đam làm giảm viêm do muỗi đốt và cũng mang lại tác dụng làm dịu da, từ đó giảm ngứa.
Mật ong: Mật ong được sử dụng trong điều trị muỗi đốt vì nó làm giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sữa mẹ: Với bé sơ sinh có da đặc biệt nhạy cảm thì khi bé bị muỗi đốt, bạn có thế vắt sữa mẹ bôi lên, da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.
Kem đánh răng (có chứa menthol): Chất methol trong kem đánh răng sẽ tạm thời làm tê vết ngứa và làm khô vết muỗi đốt, bé sẽ nhanh chóng thấy dễ chịu hơn.
Dấm: Pha loãng một lượng dấm với nước xoa lên vết muỗi đốt, rồi lấy miếng bông gạc đắp lên, vết muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.
Hành và tỏi: Khi bé bị muỗi đốt, bố mẹ hãy cắt đôi nhánh tỏi xoa lên chỗ ngứa vài lần trong ngày. Nếu phát hiện sớm và xoa lên ngay thì da bé sẽ không bị phồng đỏ do dị ứng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các lát hành tây để xoa lên vết đốt có tác dụng tương tự như tỏi.
Cẩn trọng khi sử dụng kem chống muỗi cho trẻ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chống muỗi dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số loại hóa chất tổng hợp có trong kem chống muỗi có khả năng tác động lên hệ hô hấp và ảnh hưởng đến làn da của bé, đặc biệt là những bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu dùng thuốc xịt chống muỗi cho trẻ, bố mẹ chỉ xịt thuốc ở chân, cánh tay trẻ, tuyệt đối tránh xa vùng mặt và cổ vì thuốc xịt có thể bay hơi, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
Theo anninhthudo
Chỉ vì một vết muỗi cắn, cô gái 20 tuổi phải nằm viện chăm sóc đặc biệt tới 11 tháng
Mùa hè tới cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản hoành hành nên bạn cần chủ động phòng tránh bệnh ở xung quanh môi trường sống của mình.
Vào mùa hè, những cơn nắng nóng gay gắt, kèm theo mưa bất chợt sẽ tạo điều kiện cho muỗi sản sinh nhiều hơn. Chính vì vậy, việc đề phòng các bệnh dịch do muỗi đốt trong mùa hè là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những người không biết cách phòng tránh bệnh nên lây truyền dịch vào cơ thể. Điển hình như trường hợp một cô gái người Trung Quốc sau đây đã mắc bệnh viêm não Nhật Bản sau khi bị muỗi đốt.
Ảnh minh họa
Cô gái này tên Vương Diễn Linh (20 tuổi), đã trở về nhà trong kỳ nghỉ hè vào tháng 7/2018. Đến đầu tháng 8, Diễn Linh bị sốt cao và tình trạng này kéo dài nhiều ngày dù cô đã uống thuốc sau đó. Vì vậy, cô quyết định đi khám ở một trung tâm y tế trong thị trấn nhưng bác sĩ khuyên cô nên tới bệnh viện lớn để kiểm tra.
Tại bệnh viện, Diễn Linh được chẩn đoán bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, viêm não do virus. Cuối cùng, khi có kết quả, bác sĩ thông báo Diễn Linh đã mắc bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi dịch đốt ở quê nhà. Sau đó, Diễn Linh phải nhập viện và ở phòng chăm sóc đặc biệt điều trị đến nay đã được 11 tháng.
Viêm não Nhật Bản là căn bệnh như thế nào?
Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virus viêm não B gây ra. Bệnh thường phát triển chủ yếu trong mùa hạ sang thu, từ khoảng tháng 7 đến tháng 9. Phương tiên truyền bệnh là muỗi và nguồn lây nhiễm là từ động vật như lợn, chim, bò... tại các vùng quê.
Đa phần bệnh này thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em, nhưng không loại trừ khả năng người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Sau khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên tới 39 - 40 độ C, kèm theo hiện tượng nhức đầu, tinh thần mệt mỏi, uể oải. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng của hệ thần kinh dần trở nên rõ rệt, đặc trưng là bị cứng cổ, nôn và rối loạn ý thức, co giật, thậm chí còn hôn mê, suy hô hấp, suy giảm hoạt động thể chất...
Để phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Khi đi ngủ cần mắc màn, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
- Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ, đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:
Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi.
Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Source (Nguồn): Sohu, Bộ Y tế
Theo Helino
Ký sinh trùng gây sốt rét có khả năng kháng thuốc đang phát tán khắp Đông Nam Á Các loại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét có khả năng kháng thuốc đang phát tán khắp Đông Nam Á dẫn đến tỷ lệ nhờn thuốc cao "ở mức báo động" đối với những loại thuốc chống sốt rét phổ biến hiện nay. Thái Lan, Việt Nam và Campuchia có 80% các loại ký sinh trùng sốt rét phổ biến nhất đang...