Điều trị ung thư toàn diện ngay tại ‘tỉnh lẻ’
Thay vì phải lên tuyến cuối, bệnh nhân ung thư tại Bắc Ninh và các tỉnh lân cận đã có thể được tiếp cận điều trị đa mô thức ngay tại bệnh viện tỉnh nhà.
Bệnh nhân Nguyễn Khắc Toản, hồ hởi khi gặp lại bác sĩ Nguyễn Thanh Hải – ẢNH: LIÊN CHÂU
“Giữ chân” người bệnh bằng chất lượng
Bác sĩ CK2 Nguyễn Thiện Hòa, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm ung bướu, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bắc Ninh cho biết, điều trị ung thư (UT) là điều trị đa mô thức. Với điều kiện nhân lực, trang thiết bị trung tâm đã làm chủ các kỹ thuật cơ bản nhất, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ. “Điều chúng tôi rất vui là người dân cũng đã có ý thức tốt hơn về sức khỏe của mình. Một số loại UT người dân đã biết để đến khám phát hiện ở giai đoạn sớm như: UT vú, cổ tử cung, đại tràng…”, bác sĩ Hòa nhận xét.
Trước đây khoa Ung bướu của BVĐK tỉnh Bắc Ninh mỗi tháng chỉ điều trị khoảng 60 – 70 bệnh nhân nhưng từ khi Trung tâm Ung bướu được thành lập, tại đây thường xuyên có khoảng 250 bệnh nhân điều trị. Bệnh nhân UT được tiếp cận điều trị toàn diện: phát hiện sớm, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ.
“Quan điểm của chúng tôi: sức khỏe của người bệnh là trên hết, không giữ bệnh nhân nếu ca bệnh quá khả năng chuyên môn. Bởi vì chỉ có thể giữ được BN bằng tay nghề và sự hài lòng trong chăm sóc. Nếu 5 năm trước số BN phải chuyển tuyến chiếm đa số với vài ngàn bệnh nhân mỗi năm thì bây giờ đa số bệnh nhân được điều trị ngay tại Trung tâm Ung bướu”, BS Hòa chia sẻ.
Hài lòng về chuyên môn và chăm sóc
Bệnh nhân UT được điều trị, chăm sóc tại Trung tâm ung bướu BVĐK tỉnh Bắc Ninh
Video đang HOT
Gặp lại bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa Ngoại – Xạ trị của Trung tâm ung bướu (BVĐK tỉnh Bắc Ninh) sau hơn 4 năm được bác sĩ Hải phẫu thuật điều trị ung thư đại tràng, ông Nguyễn Khắc Toản (ở phường Phong Khê, T.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) hồ hởi: “Sau điều trị sức khỏe tôi ổn định cho đến nay. Hằng ngay tôi đạp xe 3 – 5 cây số đi làm bình thường”. Ông kể: “Lần này tôi bị tắc ruột, vào viện lại vẫn được bác sĩ Hải phẫu thuật, hôm nay khỏi, được ra viện. Tôi rất yên tâm tin tưởng bác sĩ”.
Đang điều trị tại tại khoa Ngoại – Xạ trị của Trung tâm Ung bướu, BN Trần Ngọc Hoàn (34 tuổi, quê ở Hưng Yên) đã bình phục sau 5 ngày được phẫu thuật u gan. “Trước mổ tôi cũng đã đi khám ở BV tại Hà Nội, được phát hiện có khối u to bằng quả trứng vịt. U nằm ở đầu tụy – cuống gan khó mổ nên rất lo lắng. Khi đến BVĐK Bắc Ninh, được bác sĩ Hải tư vấn cặn kẽ, tôi và gia đình thấy tin tưởng và quyết định điều trị tại đây”, bệnh nhân Hoàn mộc mạc bày tỏ.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải cho biết trường hợp của bệnh nhân Hoàn là ca mổ khó, bởi khối u nằm sát với các mạch máu lớn ở gan có nguy cơ gây xuất huyết, mất nhiều trong mổ có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh”.
Trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân Hoàn, bác sĩ Hải đã hội chẩn xin ý kiến các chuyên gia BV K T.Ư; trao đổi kỹ với các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh của BVĐK Bắc Ninh để có quyết định điều trị tốt nhất. Và ca mổ đã thành công. Trước đây những ca bệnh khó như trường hợp bệnh nhân Hoàn chắc chắn phải chuyển lên BV K T.Ư là tuyến điều trị cuối cùng về ung bướu nhưng hiện tại các bác sĩ tại BVĐK Bắc Ninh đang từng bước thực hiện các phẫu thuật khó điều trị cho bệnh nhân UT ngay tại BV tỉnh nhà.
“Khi ốm đau được chữa trị gần nhà, thầy thuốc chăm sóc chu đáo, chế độ bảo hiểm hưởng đầy đủ thì tâm lý cũng thoải mái hơn nhiều”, bác Nguyễn Văn Viễn (75 tuổi), điều trị tại khoa Ngoại – Xạ trị, Trung tâm ung bướu (BV Đa khoa tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ.
Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị, chúng tôi tổ chức khám sàng lọc, truyền thông giúp người dân có kiến thức đến cơ sở y tế khám phát hiện sớm UT khi có nghi ngờ. Gần đây nhiều trường hợp UT đã đến sớm. Bệnh nhân UT cổ tử cung trước đây thường đến BV khi ở giai đoạn 2B hoặc 3 hiện nay nhiều trường hợp được phát hiện sớm hơn. Hoặc bệnh nhân bị UT vú, UT tuyến giáp gần đây đã đến khám khi khối u còn rất nhỏ.
Bác sĩ CK2 Nguyễn Thiện Hòa
Theo thanhnien
Cơn bão ung thư và đáp trả của các nhà khoa học Việt
Ở Việt Nam, số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010, và dự kiến vượt qua 190.000 ca vào 2020. Trung bình chi phí điều trị ung thư ở Việt Nam là 176 triệu đồng/năm dù đã được bảo hiểm chi trả một phần. Điều đó cho thấy sức tàn phá ghê gớm của ung thư không chỉ về mặt sức khỏe mà còn nghiêm trọng về mặt kinh tế gia đình.
Trước thách thức vô cùng lớn đó, buộc các nhà khoa học phải vào cuộc quyết liệt với mục tiêu nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời phòng ngừa và giảm tỉ lệ mắc bệnh. Với quyết tâm chế tạo sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân ung thư thương hiệu Việt từ nguồn thảo dược trong nước, TS Hà Phương Thư đã quyết định về nước sau nhiều năm nghiên cứu tại tại viện Công nghệ Tokyo Nhật Bản và Trung tâm Năng lượng nguyên tử CEA của Pháp.
"Làm khoa học là phải hướng đến cộng đồng"
Đến Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, không khó để tìm gặp TS Hà Phương Thư, Viện Khoa học vật liệu. Ở đây chị được gọi với cái tên trìu mến "Thư nano", một phần vì chị đang giữ chức Trưởng phòng Nano Y sinh, phần vì suốt quãng thời gian làm công tác nghiên cứu, chị đều dành để nghiên cứu về công nghệ nano.
Tiến sĩ Hà Phương Thư
Chị bảo: "Tôi quyết định về Việt Nam vì thấy công nghệ nano ở nước ta còn khá mới mẻ, với nguồn dược liệu phong phú, mà chỉ dùng dưới dạng thô thì không thể phát huy hết công dụng. Hơn nữa, người Việt Nam bây giờ ung thư nhiều quá".
Nói rồi, chị ngồi xuống kể cho tôi nghe về những câu chuyện của người thân, bạn bè, những người đã, đang sống chung với bản án tử hình ung thư với đôi mắt đau đáu, đôi bàn tay đan chặt. "Tôi có một người bạn thân là nhà báo, đang độ tuổi đẹp nhất, sự nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, rồi bỗng nhiên nhận tin dữ ung thư vú di căn xương.
Tôi đã thấy không biết bao nhiêu giọt nước mắt, những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần của bạn, thậm chí của cả gia đình trên con đường giành giật lại sự sống từ tay tử thần đầy gian truân. Thế rồi tôi luôn tự hỏi mình phải làm gì từ công nghệ nano, làm gì để xoa dịu bớt nỗi đau mà bạn tôi, và hàng ngàn bệnh nhân ung thư khác đang phải chịu đựng?"
Những câu hỏi đó luôn thôi thúc nữ tiến sỹ trẻ tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều công trình khoa học xuất sắc, hướng tới cộng đồng, trong đó phải kể đến đề án "Nghiên cứu quy trình chế tạo và đánh giá hiệu quả của hệ dẫn thuốc hướng đích cấu trúc nano lên tế bào ung thư" được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín hàng đầu thế giới.
Đề án này xuất phát từ ý tưởng mới là sử dụng các vật liệu kích thước nano làm phương tiện mang, tạo thành phức hệ Nano đa chức năng, kết hợp nhiều hoạt chất nhằm hiệp đồng tác dụng, tăng hiệu quả tác động đối với tế bào ung thư, tập trung vào vị trí khối u, tránh tác động đến tế bào lành.
TS Hà Phương Thư cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công phức hệ nano FGC
Tự hào ứng dụng thực tiễn
Với mong muốn ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, sau nhiều năm nghiên cứu, TS Hà Phương Thư, cùng Viện Khoa học vật liệu đã ký kết chuyển giao nguồn nguyên liệu Phức hệ Nano FGC cho công ty Dược mỹ Phẩm CVI trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP. Hà Nội tại Techmart Hà Nội 2016.
Ngày 11/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học "Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế tạo phức hệ Nano FGC dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu" với hệ dẫn gồm 3 chất Curcumin, Fucoidan, Notoginseng ở kích thước nano.
Theo TS. Hà Phương Thư, lâu nay việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất thường không mang lại hiệu quả vì Curcumin khó tan, hấp thu kém và hàm lượng Notoginseng trong tam thất thấp. Do đó, "Tôi tự hào khi những thành quả của mình đã bước đầu được ứng dụng vào thực tiễn thành TPBVSK CumarGold Kare. Điểm đột phá của Phức hệ Nano FGC là sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, cây cỏ Việt Nam: tam thất, nghệ vàng và rong biển, giúp cải thiện độ tan, bảo vệ hoạt chất khỏi những rào cản sinh học, tăng sinh khả dụng, tập trung hoạt chất tại vùng khối u thông qua hai cơ chế hướng đích: thụ động và chủ động".
Tính đến nay đã gần 2 năm sản phẩm TPBVSK CumarGold Kare đến tay người bệnh, hàng ngàn bệnh nhân đã tin tưởng sử dụng và cho phản hồi tích cực.
Tiếp nối những thành công đã đạt được, chúng ta hoàn toàn có niềm tin vào các nhà khoa học việt để tiếp tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Độc giả có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài miễn cước 18001796, hotline 091,500,1796 hoặc truy cập website cumargoldkare.vn để được tư vấn miễn phí về bệnh ung thư.
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Theo Dân trí
5 vấn đề xung quanh liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đang "thịnh hành" Chi phí một chu kỳ dùng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư khoảng 60 - 120 triệu đồng. Bệnh nhân sẽ phải truyền thuốc trong 1 ngày với thời gian khoảng 3 tuần/chu kỳ và truyền liên tục 3 chu kỳ, nghỉ một thời gian lại điều trị tiếp. Liệu pháp miễn dịch hiện được coi là thành tựu nổi...