Điều trị ung thư gan bằng phương pháp can thiệp nội mạch cho cụ ông U90
Bị ung thư gan giai đoạn B và không thể mổ, một cụ ông 89 tuổi vừa được Bệnh viện FV điều trị bằng phương pháp nút mạch TACE.
Lần đầu thực hiện thủ thuật, kích thước khối u đã bị tiêu biến hơn 90%.
Khám sức khỏe, bàng hoàng khi phát hiện khối u gan 3cm
Trong lần đưa vợ đi khám bệnh tại bệnh viện, ông T.N.T (89 tuổi) tiện thể tầm soát sức khỏe, ông bàng hoàng khi kết quả cho thấy ông có khối u ác tính ở gan, kích thước khoảng 3cm.
Trường hợp của ông T được đưa ra bàn luận tại Hội đồng Ung bướu đa chuyên khoa (Tumor Board) định kỳ của Bệnh viện FV, đây là cuộc hội chẩn hàng tuần để thảo luận các ca ung thư có sự góp mặt của các chuyên gia ung bướu, nội khoa, phẫu thuật, chẩn đoán hình ảnh và can thiệp mạch máu, để có thể đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Sau đánh giá và phân tích tình trạng bệnh của ông T, nhận thấy khối u của ông T không phù hợp với phẫu thuật, Hội đồng Ung Bướu đa chuyên khoa đề nghị điều trị u gan của ông T bằng kỹ thuật nút mạch hóa chất động mạch gan (TACE). Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu dành cho các trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan không có chỉ định phẫu thuật.
Thủ thuật bơm hóa chất tắc nút mạch gan TACE.
Bác sĩ Huỳnh Hữu Danh – bác sĩ can thiệp hình ảnh của Bệnh viện FV, đồng thời là bác sĩ chính trong ê-kíp thực hiện thủ thuật TACE cho ông T cho biết: “Quy trình thực hiện kỹ thuật nút mạch gan TACE cho ông T. khá phức tạp vì ông có suy thận, nên khi làm cần phải điều chỉnh thuốc cản quang và thuốc hóa trị vừa đủ để có thể thực hiện thủ thuật, mà vẫn phải đảm bảo vấn đề suy thận không bị nặng hơn”.
Video đang HOT
Hơn 90% khối u tiêu biến sau 1 tháng thực hiện thủ thuật TACE
Thủ thuật TACE được thực hiện bởi ê-kíp can thiệp hình ảnh của bệnh viện FV. Thông qua một vết tiêm nhỏ ở động mạch đùi phải của bệnh nhân, bác sĩ can thiệp đưa ống thông vào hệ thống động mạch của bệnh nhân, sau đó bơm thuốc cản quang để tạo bản đồ mạch máu của bệnh nhân nhờ vào máy DSA. Nhờ có được bản đồ mạch máu, bác sĩ can thiệp đưa ống thông và vi ống thông tới vị trí nhánh mạch đang cấp máu cho khối u gan, bơm vào hỗn hợp hóa chất điều trị ung thư và vật liệu gây tắc mạch để ngăn nguồn cấp máu nuôi khối u.
TACE là thủ thuật can thiệp tối thiểu, không phẫu thuật, không gây mê, chỉ cần gây tê tại chỗ, nhờ vậy bệnh nhân hồi phục nhanh sau thủ thuật TACE.
Là thủ thuật can thiệp tối thiểu nên bệnh nhân không có cảm giác đau đớn trong quá trình can thiệp.
Bác sĩ Danh cùng ê-kíp DSA đang thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân (Ảnh: FV).
Bác sĩ Danh cho biết, sức khỏe của bệnh nhân ổn định sau thủ thuật. Sau khi tắc mạch, ông T. hồi phục nhanh, không biến chứng, không bị biến chuyển thành suy thận cấp, là thành công lớn của cả ê-kíp.
“Để thực hiện thủ thuật thành công đó là nhờ sự phối hợp ăn ý và chuyên nghiệp của ê-kíp bệnh viện FV, từ các bác sĩ ung bướu, bác sĩ ngoại tổng quát, bác sĩ tiêu hóa, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và ê-kip Cathlab. Tôi cảm thấy may mắn khi được làm việc cùng ê-kip chuyên nghiệp”, bác sĩ Danh cho biết thêm.
Một tháng sau khi thực hiện thủ thuật, ông T được chụp MRI lại kiểm tra. Kết quả MRI được các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận định khối u đã tiêu hủy hơn 90%.
“Bệnh nhân sẽ phải thực hiện ít nhất 1 lần TACE nữa để kiểm soát khối u và tránh tái phát”, bác sĩ Danh đánh giá.
Đón nhận kết quả tái khám, ông T. và các thành viên gia đình vui mừng vì bệnh tình đã được kiểm soát tốt hơn kỳ vọng.
“Tôi thấy chất lượng Bệnh viện FV rất tốt, từ đội ngũ y bác sĩ cho tới những y tá, kĩ thuật viên, họ rất nhiệt tình, giỏi chuyên môn. Tôi gửi gắm niềm tin vào các bác sĩ của FV, đặc biệt là bác sĩ Danh, một bác sĩ trẻ tài năng”, ông T. cảm kích nói.
Bệnh nhân tái khám với bác sĩ Danh sau 1 tháng kể từ lần nút mạch gan TACE thứ nhất (Ảnh: FV).
Đây là một trong nhiều trường hợp khẳng định FV có nhiều phương án điều trị khác nhau, mang tính cá nhân hóa cho từng bệnh nhân trong điều trị bệnh lý nói chung và với các bệnh về ung thư nói riêng.
Ung thư gan là ung thư đứng đầu tại Việt Nam, trong đó 90% số ca ung thư gan là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2022, Việt Nam ghi nhận 180.480 ca mắc ung thư mới với 120.184 trường hợp tử vong, chiếm 66,7%.
“Ung thư gan không có triệu chứng rõ ràng nên thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đi tầm soát. Bệnh nhân ung thư gan ở châu Á thường xuất hiện trên những người bị xơ gan, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, do đó nhóm này cần đi tầm soát định kỳ hằng năm để phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Trường hợp không tầm soát phát hiện bệnh sớm, khối u phát triển có triệu chứng đau vùng gan hoặc vùng hạ sườn phải, khi đó việc điều trị sẽ phức tạp hơn”, bác sĩ Phạm Đình Khương – khoa Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện FV khuyến cáo.
Để biết thêm thông tin về phương pháp nút mạch TACE điều trị ung thư gan, bạn đọc có thể liên hệ khoa Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp Bệnh viện FV qua số: (028) 54 11 33 33 – máy nhánh 1201, 2222.
Chơi trò chơi với bạn, bé trai 13 tuổi bất ngờ nhập viện cấp cứu
Mới đây, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhi bị gãy tay khi chơi vật tay với bạn.
Đáng nói là cậu bé này mắc bệnh tạo xương bất toàn, còn được gọi là 'xương thủy tinh'.
Ảnh minh họa
Theo đó, bệnh nhi C.T (13 tuổi, đến từ Suối Cát - Cam Lâm) nhập viện với chẩn đoán gãy 1/3 dưới xương cánh tay. Theo lời kể, một ngày trước khi nhập viện, C.T đã tham gia vào một cuộc vật tay với bạn cùng lớp. Trong lúc cố gắng kháng cự, cậu bé nghe thấy tiếng "rắc" và cánh tay bị biến dạng.
Theo các bác sĩ, khi vật tay, xương cánh tay phải chịu một lực xoắn vặn lớn do đối thủ đẩy cánh tay ra sau. Điều này tạo ra lực căng trên xương cánh tay và các cấu trúc xung quanh, đặc biệt nguy hiểm khi lực này vượt quá ngưỡng chịu đựng của xương.
Vùng giữa xương cánh tay thường là nơi dễ bị gãy nhất vì không được hỗ trợ bởi các khớp vai hoặc khớp khuỷu. Ngoài ra, các cơ xung quanh cánh tay, đặc biệt là cơ tam đầu, phải chịu lực kéo mạnh trong quá trình vật tay. Nếu các cơ này bị kéo căng quá mức hoặc đột ngột, áp lực lên xương sẽ tăng lên, dẫn đến gãy xương.
Trường hợp của C.T càng trở nên phức tạp hơn do cậu bé mắc bệnh tạo xương bất toàn (xương thủy tinh). Bệnh nhi trước đó đã mổ nhiều lần gãy xương đùi 2 bên do căn bệnh này. Đây là một bệnh lý di truyền hiếm gặp, có tỷ lệ khoảng 1/20.000 người, không phân biệt khu vực địa lý, chủng tộc hay giới tính.
Bệnh tạo xương bất toàn, hay còn gọi là Osteogenesis imperfecta (OI), là kết quả của đột biến gen chỉ huy sản xuất collagen type I. Hậu quả là số lượng hoặc chất lượng xương bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến xương dễ biến dạng và gãy, thậm chí khi không có chấn thương hoặc chỉ với những tác động nhẹ như ho, hắt hơi, vỗ vai.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bao gồm: gãy xương tự phát và biến dạng xương, tình trạng lùn, bất thường của răng, giảm thính lực, củng mạc mắt có màu xanh.
Để giảm thiểu nguy cơ gãy xương và tái gãy ở trẻ mắc bệnh tạo xương bất toàn, BSCK2 Phạm Đình Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình-Bỏng khuyến cáo: phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách sinh hoạt an toàn, tránh các hoạt động mạnh, va đập và những môn thể thao vận động nhiều. Phụ huynh cần nắm rõ các dấu hiệu để có thể đưa trẻ đi điều trị kịp thời. Tạo môi trường sống phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ mắc bệnh xương thủy tinh. Đảm bảo trẻ được theo dõi sức khỏe xương thường xuyên. Giúp trẻ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, khuyến khích tham gia các hoạt động phù hợp để phát triển kỹ năng xã hội, tăng sự tự tin và tái hòa nhập cộng đồng.
Một bệnh ung thư đang gia tăng ở phụ nữ trẻ Một thống kê mới đây cho thấy trong 9 năm (từ 2012 đến 2021), tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ Mỹ tăng đều đặn 1%/năm. Trong khi tỷ lệ tử vong vì ung thư vú giảm mạnh, tỷ lệ mắc mới lại tăng đều mỗi năm với độ tuổi chẩn đoán bệnh ngày một trẻ hơn. Ảnh: Freepik. Một báo...