Bệnh teo não ở người già có chữa được không?
Teo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt, sống phụ thuộc vào người khác. Không những vậy, sức khỏe của người bệnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do căn bệnh này gây ra.
Teo não là sự mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất các kết nối giữa tế bào thần kinh trong bộ não, tế bào não chế.t đi không thể phục hồi, não bộ giảm dần kích thước (teo não). Khi não bị teo thì sự nhận biết và khả năng truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị sai lệch. Do đó sẽ gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động trầm trọng và dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn.
Những biến chứng của bệnh teo não
Ở bệnh nhân teo não là tình trạng mất các tế bào thần kinh trong não hoặc mất số lượng kết nối giữa các tế bào thần kinh ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân như mất tính độc lập, trầm cảm hoặc chán nản. Thậm chí trong những trường hợp nặng, teo não còn làm mất khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh.
Bên cạnh đó, tuổ.i thọ của bệnh nhân teo não có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng co rút não. Những người bị teo não do mắc bệnh Alzheimer sống trung bình từ 4 đến 8 năm sau khi được chẩn đoán.
Các phương pháp chữa teo não
Hiện nay, vẫn chưa có các phương pháp điều trị dứt điểm bệnh teo não, vì các tế bào não mất đi thì không thể khôi phục lại được. Do đó, các lựa chọn điều trị cho bệnh teo não chỉ đang là phương pháp điều trị triệu chứng, biến chứng của bệnh và sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra.
Bệnh teo não ở người cao tuổ.i thường chủ yếu bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B12 nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, nhất là các trường hợp teo não do thiếu hụt vitamin B12.
Ngoài ra, nên tìm các giải pháp kích thích nhận thức (tâm lý trị liệu), cho người bệnh tham gia các hoạt động văn hóa (đọc sách, báo, xem vô tuyến…), các hoạt động thể dục thể thao, giúp người bệnh dần dần nhớ lại, để làm giảm tốc độ phát triển của bệnh.
Khi bệnh phát triển thì người bệnh cũng dần xuất hiện các triệu chứng của teo não và dần dần họ sẽ mất khả năng chăm sóc bản thân. Chính vì thế, việc chăm sóc cho bệnh nhân bị teo não cần phải chú ý rất nhiều.
Teo não có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng sinh hoạt.
Trường hợp bệnh nhân bị teo não mà ảnh hưởng đến khả năng vận động khi đầu óc vẫn rất minh mẫn, tỉnh táo thì cần được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo, bảo đảm lưu thông hô hấp (đỡ bệnh nhân ngồi dậy, vỗ lưng, hút và lau sạch đờm dãi nếu có; phòng chống loét điểm tỳ (nhất là ở các vùng kheo, lưng xương cùng, 2 bên hông, xoa bóp hàng ngày).
Trường hợp bệnh nhân bị teo não ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thì cần kích thích trí não của bệnh nhân bằng cách tăng cường nói chuyện với người bệnh, cho người bệnh xem hình ảnh gia đình, đi tới những nơi nhiều kỷ niệm…
Ngoài ra, đi dạo trong công viên, tập thể dục, chơi với thú cưng, tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh… là những liệu pháp xoa dịu thần kinh hiệu quả và giúp lấy lại sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm trí một cách nhanh chóng.
Để phòng chống viêm đường tiết niệu thì nên cho người bệnh bị teo não uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, kết hợp uống thêm nước ép trái cây (nước cam chanh tươi, nước ép dưa hấu…) và nhắc nhở đi tiểu vài giờ một lần (không để người bệnh nhịn tiểu nhiều giờ liền), phải vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh sau khi đi tiểu, đi đại tiện.
Video đang HOT
Cách phòng ngừa bệnh teo não ở người già
Teo não ở người già rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể chủ động phòng bệnh khi còn khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể làm chậm quá trình teo não. Để phòng ngừa cần có chế độ ăn hợp lý kết hợp với chế độ sinh hoạt, vận động lành mạnh.
Chế độ ăn uống: Bổ sung các loại vitamin E, C… trong các loại trái cây và rau xanh, nhất là vitamin B12. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Omega-3 để duy trì kích thước và tăng cường hoạt động của não bộ. Hạn chế ăn đồ hộp và các loại thức ăn nhanh, đồ uống có ga. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuố.c l.á và sử dụng các chất kích thích.
Chế độ sinh hoạt, vận động: Tập thể dục thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, yoga… sẽ giúp cho não bộ được hoạt động, giảm nguy cơ mắc bệnh. Luôn duy trì thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, làm cho não được thư giãn, nghỉ ngơi. Tránh căng thẳng, lo âu để hạn chế rối loạn chức năng, suy giảm trí nhớ. Tập thể dục cho não dưới một số hình thức như học tập, đọc sách, nghe nhạc, chơi cờ…
Việc phòng ngừa bệnh teo não tuổ.i già rất quan trọng. Nếu như phòng ngừa từ sớm thì sẽ làm chậm quá trình teo não, từ đó làm giảm các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Vì thế, cần phải có chế độ ăn uống điều độ, sinh hoạt khoa học ngay từ khi còn trẻ để não bộ luôn khỏe mạnh. Thăm khám sức khỏe thường xuyên nhằm phát hiện ra dấu hiệu bất thường để có các giải pháp can thiệp phù hợp.
Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bị đau đầu
Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổ.i. Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp.
Trong đó, việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng một số chất bổ sung vitamin và khoáng chất có hiệu quả cao trong việc giảm đau đầu. Bao gồm:
1. Vitamin và khoáng chất giúp giảm đau đầu
1.1. Vitamin B2
Vitamin B2 (riboflavin) tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất. Vitamin B2 có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa liên quan đến sự phát triển của chứng đau nửa đầu. Căng thẳng oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến phản ứng viêm.
Việc sử dụng vitamin B2 có thể làm giảm cơn đau nửa đầu và giảm số lần đau đầu gặp phải trong một tháng.
Có thể tìm thấy vitamin B2 trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm các sản phẩm từ sữa, hạnh nhân và ngũ cốc tăng cường.
Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổ.i.
1.2.Magie
Magiê giúp ngăn ngừa việc kích hoạt quá mức các thụ thể tế bào não và giảm tín hiệu gây viêm liên quan đến sự phát triển của chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu trên hơn 10.000 người trưởng thành cho thấy, những phụ nữ có chế độ ăn uống chứa nhiều magie nhất có nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu thấp hơn so với những người có lượng magie ăn vào thấp nhất.
Magiê có nhiều trong thực phẩm như: Hải sản, thịt, các loại rau xanh lá đậm, đậu, vừng, lạc, các loại hạt...
1.3. Vitamin D
Vitamin D có thể đóng một vai trò trong việc chống lại chứng viêm trong não. Ngoài ra, vitamin D giúp cải thiện sự hấp thụ magiê và giảm sản xuất các chất tăng lên trong các cơn đau nửa đầu.
Uống bổ sung vitamin D còn ngăn ngừa và điều trị các cơn đau nửa đầu, đặc biệt ở những người bị thiếu vitamin D.
Có thể nhận vitamin D từ việc hấp thụ ánh nắng mặt trời và từ thực phẩm. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm: Cá hồi, các trích, các mòi, lòng đỏ trứng, nấm, sữa, gan bò, sữa chua...
1.4. Coenzym Q10
Coenzym Q10 (CoQ10) là một chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa liên quan đến chứng đau nửa đầu.
Coenzym Q10 cũng giúp giảm mức độ enzyme tăng lên trong các cơn đau nửa đầu và dẫn đến viêm dây thần kinh.
Coenzym Q10 thường có ở các loại cá như: Cá hồi, cá mòi, các trích, mỡ động vật...
1.5. Melatonin
Melatonin là một loại hormone được tuyến tùng trong não tiết ra vào ban đêm. Thực phẩm bổ sung này được sử dụng để thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn. Melatonin cũng có tác dụng giảm viêm và tăng cường chức năng của các chất hóa học trong não ngăn chặn tín hiệu đau.
Melatonin thường được coi là an toàn, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để đán.h giá tác dụng phụ và hiệu quả có thể xảy ra, cũng như xác định liều lượng tốt nhất để giảm chứng đau nửa đầu. Nên trao đổi với bác sĩ trước khi muốn dùng melatonin để giảm đau đầu.
Có thể nhận được melatonin từ một số thực phẩm như: Anh đào, quả óc chó, chuối, cà chua, yến mạch...
1.6. Omega - 3
Axit béo omega - 3, bao gồm axit alpha-linolenic (ALA), axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), rất cần thiết cho cơ thể và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Omega - 3 có thể làm giảm nồng độ cytokine, là những protein có vai trò gây viêm và đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn có chứa những chất béo này giúp giảm chứng đau nửa đầu. Những chất béo này cũng tạo ra các hợp chất làm giảm đau và có tác dụng bảo vệ chống lại stress oxy hóa.
Có thể bổ sung omega - 3 từ cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh, quả óc chó...
Việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả.
2. Dùng sao cho an toàn?
Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Tuy nhiên, để dùng các chấy bổ sung an toàn và hiệu quả, cần lưu ý:
- Không tự ý dùng chất bổ sung khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào để trị đau đầu.
- Các chất bổ sung có thể gây tác dụng phụ nếu dùng quá nhiều, đồng thời tương tác với các loại thuố.c khác. Do đó cần tuân thủ hướng dẫn, chỉ định về liều lượng, thời gian dùng các chất bổ sung để sử dụng cho an toàn...
- Một số chất bổ sung không phù hợp với phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang dùng thuố.c điều trị bệnh.
- Trong thời gian dùng các chất bổ sung, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, có thể thực hiện một số mẹo sau để ngăn ngừa các cơn đau đầu:
- Cắt giảm rượu và caffeine, không bỏ bữa.
- Uống đủ nước: Nên uống 2 - 2,5 lít nước/ngày.
- Giảm căng thẳng, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mạnh.
- Theo dõi lượng thức ăn và đồ uống để tránh các tác nhân gây ra đau đầu.
6 tác dụng đáng ngạc nhiên của dầu óc chó đối với sức khỏe Óc chó được biết là một trong những loại hạt lành mạnh và tốt cho sức khỏe nhất giờ giàu omega-3, selen, protein, chất xơ,... Dầu óc chó được chiết xuất từ hạt óc chó thông qua quá trình ép tinh chế hoặc ép lạnh. Dầu óc chó được chiết xuất từ quả óc chó, có mùi nhẹ nhàng, vị bùi,... rất được...