Điều trị ung thư gan bằng cách nhắm vào… tế bào khỏe mạnh
Nhóm tác giả đã sử dụng thuốc trúng đích để nhắm vào các tế bào hình sao, từ đó chặn đứng tác nhân xúc tác sự phát triển của ung thư gan,
“Senotherapy” là liệu pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc phân tử nhỏ để nhắm và các tế bào già cỗi, đã không còn khả năng phân chia để làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Senotherapy được phát triển bởi các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y dược, Đại học Pennsylvania, dẫn đầu bởi TS Celeste Simon – Chuyên gia về Sinh học phát triển. Kết quả nghiên cứu mới đây đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Cell Biology.
“Đây là một phương pháp điều trị khác biệt với những gì chúng ta từng làm trước đây với ung thư gan ở người. Thay vì tế bào ung thư, thứ mà chúng tôi nhắm đến lại là các tế bào khác trong khối u. Trong các thử nghiệm trên động vật mà cả nhóm đã thực hiện, Senotherapy đã cho thấy khả năng đáng kinh ngạc trong việc làm chậm sự phát triển của ung thư, ngay cả với các trường hợp đã ở giai đoạn muộn của bệnh” – TS Simon cho biết.
Video đang HOT
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự thiếu hụt của enzyme FPB1 trong các tế bào gan người sẽ đẩy nhanh đáng kể sự phát triển của khối u. Các bệnh nhân ung thư gan giai đoạn 1 sẽ bắt đầu xuất hiện sự sụt giảm FBP1 và hiện tượng này sẽ ngày càng tăng tiến trong các giai đoạn sau của bệnh.
Việc FBP1 bị mất dần đi trong các tế bào gan đã hoạt hóa tế bào hình sao, loại tế bào chiếm đến 10% khối lượng lá gan, đồng thời là tác nhân gây nên hiện tượng xơ hóa có khả năng thúc đẩy sự phát triển của khối u. Thông qua những tiến bộ trong lĩnh vực y học chống lão hóa (senolytics), nhóm tác tác giả có thể sử dụng thuốc trúng đích để nhắm vào các tế bào hình sao này, từ đó chặn đứng tác nhân xúc tác sự phát triển của ung thư gan.
“Ung thư gan là một căn bệnh đáng sợ, không chỉ bởi bệnh diễn tiến nhanh, mà còn vì chúng ta đang có quá ít các phương pháp điều trị. Khi mà tỉ lệ người béo phì hoặc nhiễm virus viêm gan ngày càng tăng cao, chắc hẳn ung thư gan vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức lớn đối với nhân loại. Chính vì vậy, chúng tôi rất kì vọng vào nghiên cứu này, bởi nó giúp mở ra một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho căn bệnh quái ác này. Bên cạnh đó, chúng tôi biết rằng, những bệnh nhân bị ung thư thận cũng ghi nhận hiện tượng mất FBP1. Vì vậy, phương pháp mà chúng tôi đang nghiên cứu rất có thể cũng sẽ được sử dụng cho loại ung thư này.
Hầu hết những người mắc ung thư gan đều bị bệnh gan mạn tính, gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện gây xơ gan là viêm gan B, viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…
Tại Việt Nam, sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 2, hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vươn lên vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới. Hiện nay, đa số bệnh nhân ung thư gan đến khám khi đã muộn, thời gian sống trung bình không quá 1 năm. 60% đến viện khi đã ở giai đoạn trung gian và tiến triển, tỷ lệ được phát hiện sớm rất thấp. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện mắc viêm gan B, C, xơ gan cần đến viện điều trị không nên tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian sẽ vô tình làm bệnh nặng hơn và không còn khả năng điều trị.
Phương pháp phân tử mới giúp bất hoạt "lá chắn" của ung thư gan
Ở giai đoạn muộn, ung thư gan có thể kháng với gần như tất cả các liệu pháp hóa trị. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho căn bệnh này.
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến thứ tư trên thế giới. Điều đáng chú ý là số ca mắc căn bệnh nan y này đã tăng gấp 3 lần so với năm 1980. Ở giai đoạn đoạn muộn, ung thư gan trở nên rất nguy hiểm và có thể kháng với gần như tất cả các liệu pháp hóa trị thường được sử dụng. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm các phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho ung thư gan.
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một liệu pháp phân tử để nhắm vào các protein có vai trò trong quá trình chết theo lập trình của tế bào ung thư gan, từ đó hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
TS Dominique Leboeuf, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: "Những gì chúng tôi đang làm chỉ đơn giản là tắt đi cơ chế giúp ngăn tế bào ung thư tự chết, một khi cơ chế bảo vệ này không còn, các tế bào ung thư sẽ dễ dàng bị tiêu diệt hơn".
Cũng theo phân tích của chuyên gia này, siARN (ARN can thiệp): Loại ARN có khả năng ức chế biểu hiện gen chính là mấu chốt của phương pháp. Theo đó, siARN mà nhóm tác giả sử dụng có thể tiếp cận với tất cả các loại tế bào gan nhưng nhạy nhất với tế bào ung thư, bởi những tế bào này có tốc độ nhân đôi nhanh vượt trội. Do đó, tế bào ung thư gan trở thành mục tiêu chính của siARN, trong khi các tế bào khỏe mạnh chịu rất ít tác động.
Các thí nghiệm đang tiến hành trên động vật đã cho thấy việc kết hợp giữa liệu pháp sử dụng siARN và các loại thuốc hóa trị, đã giúp điều trị hiệu quả ung thư gan giai đoạn muộn. "Không chỉ có ung thư gan, chúng tôi kì vọng rằng, phương pháp kết hợp này có thể áp dụng cho nhiều loại bệnh khó điều trị khác, bởi biểu hiện gen mà chúng tôi đang nhắm đến cũng xuất hiện ở tất cả các loại tế bào. Do đó, việc cần làm chỉ là thiết kế lại siARN và thay đổi loại thuốc kết hợp" - TS Dominique nhấn mạnh.
Minh Nhật
Thuốc điều trị ung thư gan giá 1,2 triệu/ viên có tác dụng không? Mặc dù chỉ định rộng rãi này, độ an toàn và hiệu quả của sorafenib ở bệnh nhân. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy sự cải thiện về thời gian sống còn là 10,7 tháng khi dùng sorafenib so với 7,9 tháng đối với giả dược. Thuốc này có giá khoảng 1.2 triệu/viên, ngày uống 1 viên. Ảnh minh họa: Internet Tôi...