Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phục hồi chức năng
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong số những vấn đề bệnh lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ xuất hiện ở những người trung và cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Hậu quả nặng nề
Hướng dẫn người bệnh luyện tập tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh: Thành Cường
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình (đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng);
Ngoài ra còn có thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên hội chứng thần kinh vai tay, hoặc bệnh nhân có thể đau vai gáy, cứng gáy, teo cơ cánh tay, liệt tay, đau đầu…; Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực cũng thường xảy ra và trên lâm sàng có chèn ép đám rễ thần kinh liên sườn, cạnh sống gây nên hội chứng đau thần kinh liên sườn, bệnh nhân có thể khó thở, đau tức ngực…
Hỗ trợ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang điều trị, phục hồi chức năng tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thành Cường
Thoát vị đĩa đệm thường để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm như chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. Khi rễ thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân khó vận động các chi.
Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ.
Khi bị chèn ép, các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động.
Hiện có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Bệnh xảy ra ở khoảng 30% dân số, hay gặp ở lứa tuổi lao động từ 20 – 55 tuổi.
Thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thanh Hiền
Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân khắp nơi trong tỉnh đã tìm đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để khám, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở Hưng Tân (Hưng Nguyên) năm nay 50 tuổi, tới điều trị tại bệnh viện trong tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ dẫn đến khó khăn trong vận động. Ban đầu do chủ quan thấy cơ thể đau, cứng các cơ, ông không đi khám ngay mà vẫn chịu đựng cơn đau, đi làm việc bình thường. Sau thời gian, các cơn đau ngày càng dày hơn dẫn đến tê buốt các chi, khó khăn trong vận động.
“Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, bệnh đã đỡ hơn rất nhiều. Hiện những cơn đau của ông đã giảm, đi lại vận động dễ dàng hơn”.
Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam ở Hưng Tân (Hưng Nguyên)
Video đang HOT
Còn bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh) năm nay 43 tuổi, hiện là công nhân của một doanh nghiệp. Anh nhập viện trong tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng.
Ban đầu chỉ là những cơn đau nhỏ, sau đó cơn đau diễn ra liên tục ảnh hưởng lớn đến công việc của anh.
Bệnh nhân Ngô Đức Mạnh (phường Hưng Phúc, TP. Vinh)
Để điều trị cho anh Mạnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã có phác đồ cụ thể kết hợp giữa đông và tây y, như điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa… xoa bóp, nắn chỉnh cột sống…
Phương pháp điều trị
Đọc phim chẩn đoán phương pháp điều trị cho bệnh nhân gãy xương tại Bệnh viện PHCN Nghệ An. Ảnh tư liệu Thanh Hiền
Thạc sỹ Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết: Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, để điều trị hiệu quả cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh viện đã đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân theo nguyên tắc phối hợp điều trị thuốc, phục hồi chức năng.
Tùy tình trạng của người bệnh để bệnh viện xác định điều trị thời gian nhanh hay lâu. Hiện có khoảng 90 – 95% tổng số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống được điều trị bảo tồn bằng nội khoa kết hợp với các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
Thạc sỹ Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
Cụ thể như:
Giai đoạn cấp nằm nghỉ ngơi tại chỗ, trên đệm cứng, bất động ở tư thế nằm không mang tải. Điều trị vật lý trị liệu bằng nhiệt hồng ngoại, paraffin, siêu âm điều trị, sóng ngắn, điện phân, điện xung, giao thoa… Bài tập nhẹ nhàng thụ động, chủ động, có trở kháng và co cơ đẳng trường. Sau giai đoạn cấp, bệnh nhân đỡ đau có thể điều trị thêm kéo giãn cột sống thắt lưng, ngực, kéo giãn cột sống cổ bằng máy kéo giãn cột sống để gia tăng lỗ liên đốt, giảm chèn ép rễ thần kinh.
Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An còn kết hợp điều trị bằng y học cổ truyền như sử dụng các dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên hoàn tán. Tùy theo từng thể loại bệnh chẩn đoán theo YHCT để có các “pháp điều trị” theo đối pháp lập phương khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh còn được xoa bóp, nắn chỉnh cột sống bằng cách dùng các thủ thuật “phát, day, ấn, bóp, bấm, đẩy” tác động vào vùng lưng, cột sống, theo đường đi của dây thần kinh tương ứng với các vùng bị bệnh; hoặc sử dụng châm cứu (điện châm hoặc Laser châm) tùy theo từng vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống và vùng dây thần kinh bị chèn ép để chỉ định các huyệt châm cứu cho phù hợp.
Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện PHCN tập vận động. Ảnh tư liệu Đức Anh
Để hiệu quả hơn trong điều trị, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Đơn vị chống đau có sự hỗ trợ của Giáo sư Nguyễn Văn Chương – Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103, chuyên viên Thần kinh học Viện Quân Y, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam, Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội. Được biết, ngoài các phương pháp điều trị trên, hiện nay Giáo sư Nguyễn Văn Chương đã áp dụng phương pháp điều trị tiêm ngoài màng cứng và phóng bế trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh viện PHCN Nghệ An: Tiên phong thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng đột quỵ và Đơn vị chống đau. Ảnh tư liệu Lâm Tùng
Giáo sư Nguyễn Văn Chương cho biết: Chỉ định tiêm ngoài màng cứng áp dụng trên những người mắc bệnh ở giai đoạn 3 (giai đoạn người bệnh bị đau rễ thần kinh thời kỳ kích thích). Phương pháp này đòi hỏi bác sỹ phải có kỹ thuật chuyên khoa và sự cảm nhận tinh túy của bàn tay; khi đưa kim và điều chỉnh kim vào đúng khung ngoài màng cứng. Kỹ thuật tuy đơn giản, nhưng đòi hỏi phải thật thận trọng, không nóng vội mà đưa kim quá mạnh vào khoang dưới nhện.
Trong thời gian tiêm màng cứng, người bệnh còn được điều trị kết hợp kéo dãn cột sống thắt lưng trên giường chuyên dụng có tác dụng “duỗi cột sống” làm rộng khoang gian dốt, khớp. Kết quả sau điều trị cho thấy, gần 100% bệnh nhân vận động, ưỡn, đứng lên, cúi xuống… gần bình thường, 87,5% hết co cứng cơ ở rãnh cột sống, 85% hết lệch vẹo cột sống, đường cong sinh lý được tái lập… Người bệnh chỉ phải nằm viện 15 – 20 ngày.
Giáo sư Nguyễn Văn Chương – Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học, Bệnh viện 103
Theo Báo Nghệ An
Đang tập yoga hăng say, người phụ nữ bất ngờ bị đột quỵ vì thực hiện động tác này
Người phụ nữ tiết lộ cô bị đột quỵ sau khi cảm thấy mạch máu lớn ở cổ bị xé rách trong lúc tập luyện một bài tập yoga.
Hăng say tập yoga, người phụ nữ bị đột quỵ suýt chết
Vài giờ trước khi bị chấn thương, Rebecca Leigh, 40 tuổi, đến từ Gambrills, Maryland, đã quay đoạn hướng dẫn tập 1 động tác yoga cho 26.000 người hâm mộ trên mạng xã hội của cô.
Khi tai nạn ập đến trong lúc tập, đôi mắt của cô trở nên mờ đi, chân tay bủn rủn, yếu ớt, đau đầu dữ dội. Ban đầu cô nghĩ là do bị thoát vị đĩa đệm - căn bệnh mà cô từng được chẩn đoán ở độ tuổi đôi mươi. 2 ngày sau khi gặp bác sĩ, cô bị sốc khi phát hiện mình đã bị đột quỵ và có khả năng đột tử trong tích tắc.
Bác sĩ tin rằng người phụ nữ này đã bị bóc tách động mạch cảnh ở cổ khi thực hiện động tác động tác "hollowback" handstand - một động tác yoga biến thể của việc trồng cây chuối bằng tay.
Bác sĩ tin rằng người cô bị bóc tách động mạch cảnh ở cổ khi thực hiện động tác động tác "hollowback" handstand - một động tác yoga biến thể của việc trồng cây chuối bằng tay. Tư thế này đòi hỏi bạn phải mở rộng cổ, thả hông ra sau và uốn cong cột sống dưới của bạn trong khi trụ vững bằng 2 bàn tay.
Leigh phải ở 5 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt về thần kinh để các bác sĩ nghiên cứu tại sao một người ăn uống lành mạnh, không hút thuốc ở tuổi 40 lại có thể bị đột quỵ. Sau tất cả các công đoạn xét nghiệm máu, siêu âm, MRI và chụp CT, các bác sĩ phát hiện cô bị rách động mạch cảnh phải, một trong bốn động mạch cung cấp máu cho não khi thực hiện động tác "hollowback" handstand.
Leigh phải ở 5 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt về thần kinh để các bác sĩ nghiên cứu trường hợp.
Cũng tại thời điểm đó, Leigh không thể nói quá một vài phút do tổn thương thần kinh, đau đầu hàng ngày và mất trí nhớ nghiêm trọng. May mắn thay, chỉ một tháng sau trải nghiệm kinh hoàng, cô đã có thể trở lại trên tấm thảm của mình và vẫn tập yoga mỗi ngày 1 giờ. Cô chỉ đơn giản ngồi trên tấm thảm của mình trong tư thế kiết già và lắng nghe hơi thở, tập những tư thế an toàn nhất.
Lúc đầu, Leigh cảm thấy giận dữ và không tin rằng thứ gì đó lành mạnh như yoga có thể gây ra đột quỵ.
Cẩn trọng đột quỵ khi tập luyện
Bóc tách động mạch Acarotid (CAD) xảy ra khi máu rò rỉ thành vết rách trên thành mạch máu. Khi các lớp của thành động mạch tách ra sẽ ngăn oxy đến não và là nguyên nhân chính gây đột quỵ, chủ yếu ở những người dưới 50 tuổi.
Theo Webmd, có hai loại đột quỵ mà mọi người cần hết sức cẩn trọng:
Một là, đột quỵ thiếu máu cục bộ - chiếm 80% đột quỵ - xảy ra khi có tắc nghẽn trong mạch máu ngăn không cho máu đến một phần của não.
Hai là, cơn đột quỵ xuất huyết, xảy ra khi một mạch máu vỡ ra, làm ngập một phần não với quá nhiều máu trong khi những khu vực khác lại không được cấp đủ. Nó có thể là kết quả của AVM, hoặc dị dạng động mạch (một cụm mạch máu bất thường), trong não.
Vận động quá nhiều cũng cần cẩn trọng nguy cơ đột quỵ.
30% người mắc bệnh xuất huyết não chết trước khi đến bệnh viện. 25% chết trong vòng 24 giờ và 40% người sống sót chết trong vòng một tuần. Tuổi tác, huyết áp cao, hút thuốc, béo phì, lối sống ít vận động, tiểu đường, rung tâm nhĩ, tiền sử gia đình và tiền sử đột quỵ hoặc TIA đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
Triệu chứng khi bị đột quỵ bao gồm:
- Đột ngột tê hoặc yếu mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
- Bỗng nhiên bối rối, khó nói.
- Đột ngột bị mờ mắt ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột gặp khó khăn khi đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng.
- Đau đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, 3 trong 4 người bị đột quỵ sẽ bị khuyết tật suốt đời, bao gồm khó đi lại, giao tiếp, ăn uống và hoàn thành các công việc hàng ngày hoặc công việc. Khi tập luyện mà xuất hiện những dấu hiệu này cần dừng lại ngay và cầu cứu người bên cạnh, hoặc gọi điện cấp cứu.
Cả hai loại đột quỵ đều có khả năng gây tử vong và bệnh nhân cần phẫu thuật hoặc một loại thuốc gọi là tPA (chất kích hoạt plasminogen mô) được sử dụng trong vòng 3 giờ để cứu sống bệnh nhân đột quỵ.
Nguồn: Dailymail, Webmd, Cedars-Sinal Hospital
Người phụ nữ bị xé rách động mạch cổ khi cố tập Yoga Động mạch bị xé rách trong khi tập Yoga, người phụ nữ phải nhập viện trong đau đớn. Reb Rebecca Leigh, 40 tuổi, đến từ Maryland, Mỹ là một cô gái đam mê bộ môn Yoga. Vào tháng 10 năm 2017, sau nhiều nỗ lực tập luyện, Leigh đã thực hiện được một tư thế rất khó trong Yoga. Tuy nhiên ngay sau...