Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp tiêm huyến tương giàu tiểu cầu
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, tần suất tăng dần theo độ tuổi, gây đau đớn kéo dài, làm giảm và mất khả năng vận động ở người cao tuổi.
Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô được coi là giải pháp tiên tiến giảm đau nhanh chóng và điều trị hiệu quả nhất bệnh lý này.
Thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa 2 đầu xương có kèm theo phản ứng viêm và giảm sút lượng dịch nhày bôi trơn, do đó gây đau và cứng khớp. Bệnh thường gặp ở người có độ tuổi từ 40 – trên 60 tuổi. Một số bệnh thoái hóa khớp điển hình ở các vị trí như khớp háng, khớp đầu gối, khớp bàn ngón chân, tay, cột sống cổ, cột sống thắt lưng… Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp như tuổi cao, viêm khớp, chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, béo phì, vận động gắng sức, chế độ ăn uống thiếu khoa học…
Thoái hóa khớp gây cứng, đau khớp kéo dài, làm sưng tấy, biến dạng khớp, giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị sớm, dứt điểm sẽ dẫn đến teo cơ, tràn dịch khớp tái diễn, mất khả năng vận động, tàn phế và thậm chí phải ngồi xe lăn.
Hiện nay, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma therapy – PRP) đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và một số bệnh viện tuyến Trung ương được coi là giải pháp an toàn, tối ưu cho những người bệnh thoái hóa khớp giai đoạn đầu. Đặc biệt, hiệu quả với những bệnh nhân không hiệu quả với các phương pháp nghỉ ngơi, gặp nhiều tác dụng phụ do dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.
3 năm nay, bà Hoàng Thị Vịnh (77 tuổi, trú tại 97 phố Hoàng Cầu) luôn phải chịu những cơn đau nhức âm ỉ, tưởng chừng có lúc không đi lại được do căn bệnh thoái hóa khớp gối.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 mũi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP tại Bệnh viện Hữu Nghị, bà Vịnh đã cảm thấy hiệu quả rõ rệt: “Tôi bị thoái hóa khớp gối vài năm nay, luôn cảm thấy đau nhức, tê buốt, đặc biệt đau nhiều về đêm hoặc những ngày thời tiết thay đổi. Có những lúc đi lên cầu thang phải bám vịn hoặc nhờ người giúp đỡ, vô cùng bất tiện.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và được các bác sĩ bệnh viện Hữu Nghị tư vấn về liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tôi đã quyết định điều trị. Sau 2 mũi tiêm, tôi cảm thấy các khớp không còn buồn bực, đau nhức, đêm ngủ sâu hơn, đi lại nhẹ nhàng, dễ dàng hơn trước” – bà Hoàng Thị Vịnh chia sẻ.
Phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu hoạt động theo cơ chế điều hòa tự thân, tận dụng khả năng chữa lành tự nhiên của máu đối với tổn thương gân, dây chằng, cơ, xương. Tiểu cầu trong PRP chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và 1 số cytokine có tác dụng chống viêm, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương nói chung và lành sụn khớp nói riêng kích thích 1 số yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo sụn khớp hiệu quả. Do vậy, liệu pháp vừa có tác dụng giảm đau, chống viêm lại vừa tác động tốt tới sinh tổng hợp sụn khớp.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Phương Thảo – Phó Trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Các mũi tiêm có chứa huyết tương với nồng độ tiểu cầu cao hơn nhiều (gấp 2,5 đến 10 lần) nồng độ so với trong máu bình thường sẽ ức chế, làm chậm quá trình viêm trong thoái hóa khớp; kích thích sự hình thành sụn mới; tăng sản xuất dịch nhờn có nhiệm vụ bôi trơn tự nhiên trong khớp, làm giảm ma sát các khớp; chứa các Protein thay đổi thụ thể tiếp nhận cảm giác đau của bệnh nhân và giảm đau khớp tự nhiên, cải thiện tầm vận động.
Đặc biệt, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) được lấy từ một mẫu máu của chính bệnh nhân nên rất an toàn, không có nguy cơ bị lây truyền, dị ứng cũng như phản ứng đào thải của cơ thể. Vì vậy, so với các phương pháp điều trị truyền thống như sử dụng thuốc, tiêm dịch khớp nhân tạo thì PRP có nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn, chấm dứt cơn đau nhanh, quá trình điều trị nhẹ nhàng và chi phí hợp lý”.
Tại Bệnh viện Hữu Nghị, sau khi khám và có chỉ định tiêm PRP, người bệnh sẽ được lấy máu và chuyển tách chiết PRP. Phần giàu tiểu cầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiêm vào bao hoạt dịch khớp dưới hướng dẫn của máy siêu âm hiện đại có đầu dò phẳng, tần số cao, độ phân giải HD cho hình ảnh rõ nét, định vị chính xác vị trí gây thoái hóa khớp.
Do đó, kỹ thuật này đòi hỏi phải được thực hiện tại bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản về tiêm khớp và các bệnh lý cơ xương khớp để đảm bảo chỉ định và tiêm chính xác PRP một cách chính xác, hiệu quả.
Video đang HOT
Sau tiêm, người bệnh có thể về nhà ngay và tái khám sau 3 – 4 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ thoái hóa khớp và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 – 3 lần.
Triển khai từ đầu năm 2017 tại Bệnh viện Hữu Nghị, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu đã mở ra hướng điều trị mới, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người bệnh đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi.
Theo kinhtedothi
Hình ảnh xúc động tại Lào: Con trai út cõng cha già 77 tuổi bị liệt vượt hàng chục cây số đến nhờ bác sĩ Việt chữa trị
Nhìn cảnh người con trai quỳ gối ôm cha già đi hết bàn này đến bàn khác chờ khám bệnh khiến các bác sĩ chứng kiến không khỏi xúc động.
Đó là trường hợp của anh Sah (35 tuổi), con út của ông Quoan (77 tuổi). Nhiều năm nay, ông Quoan bị bệnh xương khớp nhưng không có tiền chữa trị. Cách đây hơn 10 năm vì thoái hóa khớp nặng, hai chân ông cụ bị liệt.
Hàng chục phụ nữ Lào xếp hàng dài chờ thăm khám.
Nhà có tổng cộng 12 người con nhưng ai cũng nghèo và lớn tuổi, chuyện ăn uống, sinh hoạt của ông cụ được người con út lo liệu.
Anh Sah tháo dây xe tải đưa cha đi khám.
Nghe tin có đoàn bác sĩ từ thiện Việt Nam đến huyện, từ sớm anh Sah đã cõng cha lên xe tải đi chung với bà con đến chờ.
Hình ảnh người con ôm cha già đi cầu cứu bác sĩ gây xúc động.
"Nhà tôi cách chỗ khám hơn 20 cây số. Sáng giờ khi thăm khám, bác sĩ cho biết cha tôi còn bị bệnh phổi nặng vì hút thuốc nhiều.
Cha được kê toa và khuyến cáo không được hút thuốc nữa. Bệnh cha tôi phải điều trị lâu dài. Sắp tới tôi lại tiếp tục cõng ông đi khám" - anh Sah nói khi vẫn quỳ gối dưới đất để chờ cõng cha lên vai sau khi được phát quà.
Ông Quoan bị thoái hóa khớp đã lâu.
Hai chân ông không còn đi được.
Đây không phải là hình ảnh xúc động duy nhất tại buổi khám bệnh từ thiện của đoàn bác sĩ Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM) tại nước bạn Lào.
Chồng bà Piết bị tiểu đường nặng, phải nhờ người đẩy đến nơi khám bệnh. Phát hiện điều này, các nhân viên y tế đã ra tận xe bò để kiểm tra tình trạng cho bệnh nhân.
Chồng bà Piết suy kiệt sức khỏe vì tiểu đường.
Tuy nhiên vì bệnh tình đã nặng, bệnh nhân được khuyên chuyển lên tuyến trên để điều trị gấp. Sau khi nghe bác sĩ giải thích, người vợ hiện đang có một khối bướu rất lớn trên cổ tỏ ra hoang mang, lo lắng.
Trong khi đó bà cũng bị bướu cổ.
Tương tự là trường hợp của cụ ông Intha Chanxong (77 tuổi) bị tiểu đường, lao phổi, suy nhược, được con trai chở đến trên chiếc xe như xe máy cày.
Ông biết bệnh từ lâu nhưng không có tiền để nằm viện, đến nay đã biến chứng nặng, không còn đi đứng được. Các bác sĩ cũng phải có mặt trực tiếp trên xe để khám và phát thuốc cho bệnh nhân.
Điều kiện y tế của người dân huyện Thà Tèng còn nhiều thiếu thốn.
Chính vì thế, họ rất trông đợi vào đoàn bác sĩ khám bệnh từ thiện.
Đại diện Bệnh viện Quận 2 cho biết, kết thúc buổi khám đoàn đã phát hiện nhiều người dân mắc các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, cơ xương khớp, bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh lý ngoài da.
Nụ cười của người mẹ trẻ khi con vừa khám xong.
Đặc biệt, do người dân chưa được kiểm soát và quản lý tốt các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp nên người già mắc COPD, hen khá nhiều.
Cùng xem những hình ảnh xúc động trong đợt thăm khám bệnh của đoàn bác sĩ Việt Nam tại Lào:
Bà Piết được bác sĩ Bệnh viện ở TP. HCM trao quà.
Một bệnh nhân được đo điện tim.
Sau khi khám xong, anh Sah lại cõng cha ra ngoài.
Anh đặt người cha lên xe tải.
Người dân vẫy tay chào và mong đoàn bác sĩ Việt sớm quay lại.
Theo afamily
5 bệnh lý xương khớp người già hay mắc Gãy xương, thoái hóa khớp, tổn thương khớp vai, các bệnh lý về cột sống hay các khối u xương là những bệnh lý người già hay mắc. Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, cho biết rất nhiều người già đang bị những cơn đau xương khớp mạn tính dày vò. Hầu...